Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây sinh địa - Cứu tinh ho lâu ngày, táo bón, sốt cao

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây sinh địa được biết đến là dược liệu quý trong dân gian với công dụng bổ huyết, bổ thận. Ngoài ra nó còn là cứu tinh cho trường hợp ho lâu ngày không khỏi, táo bón, sốt cao, an thai…. Để hiểu rõ hơn về các công dụng này cũng như bài thuốc chữa từ loại dược liệu này thì đừng bỏ qua những thông tin có trong bài viết sau. 

cây sinh địaSinh địa cây thuốc bổ huyết nổi tiếng trong đông y 

Thông tin cơ bản về cây sinh địa 

Tên thường gọi: sinh địa
Tên gọi khác trong dân gian: nguyên sinh địa, địa hoàng, sinh địa hoàng 

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa

Đặc điểm 

Là thực vật thân thảo với chiều dài trung bình của cây từ 40 - 50cm. Thân cây có các đốt ngắn, trên mỗi đốt có 1 lá. Dược liệu này không có cành, các đốt ở thân sẽ phát triển cùng với thời kỳ ra hoa của cây. Bên ngoài thân được phủ bởi lớp lông mịn, ngoài ra để nhận biết cây có thể dựa vào một số đặc điểm khác như:

  • Rễ cây gồm 4 loại rễ, chúng phát triển theo từng thời kỳ phát triển của cây từ cây non cho tới trường thành: rễ tơ, rễ hom, rễ bất định và cuối cùng là rễ củ - đây cũng là bộ phận được thu hoạch và sử dụng làm thuốc trong đông y. 
  • Củ sinh địa với đường kính từ 0,5 - 3,4 cm, củ dài 15 - 20cm. Vỏ ngoài màu hồng và thịt củ bên trong hơi vàng nhạt. 
  • Lá mọc xung quanh các đốt thân, đầu lá tròn, phần viền mép lá có răng cưa, mặt trên có lớp lông mịn. 
  • Hoa hình chuông 5 cánh mọc theo từng chùm. Màu màu tím nhạt có pha lẫn màu hơi vàng, mùa hoa thường vào tháng 3 - tháng 4 hàng năm. 

hình ảnh cây sinh địaHình ảnh cây sinh địa trong thực tế 

Phân bố 

Sinh địa bắt nguồn từ Trung Quốc ở những địa phương có khí hậu ôn đới ẩm. Cây cũng phân bố ở Triều Tiên, Việt Nam và Nhật bản nhưng với quy mô nhỏ hơn. n

Tại nước ta, cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc…..Thông thường ở các tỉnh miền núi thời tiết lạnh hơn nên dược liệu thường được trồng vào tháng 3 hoặc tháng 4 và cho thu hoạch vào tháng 8, tháng 9. Còn với các vùng trung du sẽ trồng 2 vụ/1 năm: 

  • Vụ 1 vào tháng 1 hoặc tháng 2 rồi thu hoạch vào tháng 7 hoặc tháng 8. 
  • Vụ 2 trồng vào tháng 7 - 8 rồi thu hoạch vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. 

Thu hái và chế biến 

Phần củ rễ là bộ phận được sử dụng quen thuộc trong đông y. Người ta sẽ chọn những củ dược liệu to, mập, vỏ vàng đều hơi mềm và có nhiều nhựa. 

Sau khi dược liệu được thu hoạch về để kiểm tra người ta sẽ nhúng củ xuống nước nếu thấy củ nổi trên mặt nước là củ thiên hoàng, 1 nửa nổi nửa chìm là củ nhân hoàng còn củ chìm hoàn toàn dưới mặt nước là củ địa hoàng. 

Để chế biến cây địa hoàng theo dân gian sẽ cần trải qua 3 giai đoạn: 

  • Sấy lần đầu tiên: củ thu hái về, chưa rửa, chia riêng củ to, củ nhỏ. Rồi cho xếp củ vào lò sấy từ 6 - 7 ngày khi cho tới khi thấy củ mềm. 
  • Ủ củ: tiếp theo củ lấy từ lò sấy ra cần phơi ở nơi khô thoáng, nhiều gió khoảng 1 tuần sau đó cho vào bao bố ủ tiếp từ 2 - 3 ngày. 
  • Sấy lần 2: cuối cùng khi đã ủ người ta sẽ đem củ đi sấy lần 2 cho đến khi vỏ củ khô khoảng 80% là có thể sử dụng. 

Lưu ý: Nên bảo quản củ ở những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh gây ẩm mốc làm hỏng dược liệu. 

cây sinh địa hoàngSinh địa được phân bố nhiều ở tỉnh đồng bằng và miền núi phía bắc

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu trong củ địa hoàng có chứa các hoạt chất quan trọng như mnite C6H8 (OH)6, glucozơ, rehmanin cùng với đó là hàm lượng nhỏ hoạt chất caroten.

>> Bị táo bón nên ăn gì để đi vệ sinh? 15+ thực phẩm cần nhớ

Công dụng của cây sinh địa hoàng 

Trong y học cổ truyền 

Theo đông y, sinh địa có vị ngọt, tính hàn mang đến nhiều công dụng như: 

  • Thông huyết, bổ thận, bổ máu, chữa hư lao 
  • Chữa sốt cao kéo dài, cơ thể mất nước 
  • Chữa rối loạn thực vật do ho lao gây nên 
  • Chữa mụn nhọt ngoài da, viêm họng 
  • Cải thiện chứng táo bón 

Trong đó sắc lấy nước uống, làm thành viên hoàn, đắp thuốc ngoài da là cách sử dụng phổ biến ở dược liệu này. Tuy nhiên tùy vào từng thể bệnh sẽ có liều lượng dùng khác nhau nhưng 1 ngày không dùng quá 8 - 16g thuốc 

Trong y học hiện đại 

Với các thành phần hóa học vừa nêu trên sinh địa được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại với công dụng:

  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cầm máu 
  • Giảm chỉ số đường huyết, khẳng định này đã được chứng minh khi tiêm nước sắc trực tiếp từ dược liệu này lên con thỏ. 
  • Với lượng hàm lượng nhỏ sẽ làm giãn mạch máu còn với hàm lượng lớn sẽ giúp giãn mạch máu. 
  • Bảo vệ gan, lợi tiểu, chống nấm 

Bộ phận làm thuốc của củ sinh địaCủ sinh địa bộ phận làm thuốc phổ biến 

Các bài thuốc kinh nghiệm 

Bài thuốc bổ máu, bổ thận

Chuẩn bị: 

  • 2 bát củ sinh địa đã cắt thành những lát mỏng 
  • 1 nửa bát gạo tẻ 
  • 2 bát sữa + 1 bát mật ong 

Đem nguyên liệu vừa chuẩn bị đi nấu thật nhừ cho đến khi chín nhừ mới cho sữa và mật ong vào nấu sôi lại, có thể tắt bếp và ăn. 

Bài thuốc chữa viêm họng, khô họng, sốt nóng 

Chuẩn bị: 

  • 12g sinh địa 
  • Mạch môn, huyền sâm mỗi vị 10g 
  • 8g cam thảo 

Dược liệu thái thành từng lát mỏng, đem phơi khô rồi sắc với 200ml. Thuốc đun trên lửa vừa cho tới khi cạn còn 50ml có thể tắt bếp và sử dụng. Uống khi thuốc còn ấm để đạt hiệu quả cao nhất, duy trì uống trong khoảng từ 3 - 5 ngày sẽ thấy hiệu quả. 

Bài thuốc chữa đau đầu, chóng mặt, ù tai, di tinh, mộng tinh, kinh nguyệt không đều 

Chuẩn bị:

  • 320g sinh địa hoàng 
  • Sơn thù du, hoài sơn mỗi vị 160g 
  • Bạch phục linh, đơn bì, trạch tả mỗi vị 120g 

Cách thực hiện: 

  • Sinh địa giã cho tới khi mềm, vị thuốc còn lại sấy khô rồi tán thành bột mịn. 
  • Trộn đều dược liệu với nhau sau đó thêm mật ong rồi viên thành từng viên hoàn với kích cỡ nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần từ 8 - 12g thuốc (tương đương với 20 - 30 hạt). 

Bài thuốc điều kinh, bổ huyết 

Chuẩn bị: 

  • 16g sinh địa 
  • Bạch thược, đương quy mỗi vị 10g 
  • 5g xuyên khung 

Sắc thuốc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang để tình trạng bệnh sớm được cải thiện. 

bài thuốc của củ sinh địaSinh địa mang đến nhiều công dụng chữa tuyệt vời

Bài thuốc dành cho người bị tiểu đường 

Chuẩn bị: 

  • Sinh địa, sơn dược mỗi vị 40g 
  • Hoàng kỳ, sơn thù mỗi vị 20g 
  • 12g tụy heo 

Sắc thuốc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. 

Bài thuốc cải thiện tình trạng đau lưng, mỏi gối 

Bài thuốc 1 

Chuẩn bị: 

  • 20g sinh địa 
  • 16g sơn dược 
  • Sơn thù, thỏ ty tử, câu kỷ tử, ngưu tất, cao ban long mỗi loại 12g 

Dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều với mật ong rồi viên thành từng viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống không quá 12g. 

Bài thuốc 2 

Chuẩn bị: 

  • Sinh địa, quy bản mỗi vị 20g 
  • Tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 12g 

Tán toàn bộ dược liệu thành bột mịn rồi trộn đều với tủy sống của heo, sau đó vo thành viên vừa uống. Uống thuốc 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 12g và uống thuốc với nước muối pha loãng hoặc nước gừng khi đói sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể 

  • Chuẩn bị: sinh địa, mạch môn, sa sâm, ngọc trúc mỗi vị 12g 
  • Sắc lọc lấy nước thuốc sau đó pha thêm 12g đường phèn vào nước. Uống hết thuốc trong ngày, mỗi này 1 thang để cơ thể sớm khỏe mạnh. 

Lưu ý khi sử dụng dược liệu 

Sử dụng cây đại hoàng an toàn người bệnh nên chú ý:

  • Không dùng đại hoàng với người bị đầy bụng, viêm đại tràng, ăn uống khó tiêu, đi ngoài phân lỏng. 
  • Cẩn trọng khi dùng dược liệu với người bị sôi bụng, trướng bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy…. 
  • Tuyệt đối không kết hợp sinh địa với lai phục tử để tránh gặp tương tác không mong muốn.  
  • Nếu thấy cơ thể có biểu hiện dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc nên dừng uống ngay. 

Có thể thấy cây sinh địa là vị thuốc dân gian mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên hiệu quả của cây chỉ đến khi dùng đúng cách và đúng liều lượng.  Do đó trong bất cứ trường hợp nếu muốn dùng sinh địa để chữa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn đồng thời hạn chế tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/07/04

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.