Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thảo Quả là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Thảo quả từ lâu đã được biết đến là loại gia vị trong nhiều món ăn, nhưng ít ai biết rằng nó còn là dược liệu với hàng loạt công dụng chữa bệnh khác nhau như ngừa ung thư, chống viêm, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngừa bệnh huyết áp….. Và để hiểu rõ hơn về thảo quả có tác dụng gì và hiệu quả ra sao hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

I. Đặc điểm về cây thảo quả

  • Tên thường gọi: thảo quả
  • Tên gọi khác: tò ho, đò to, may mac hâu, mac hâu.
  • Tên khoa học: Amomum tsaoko Crevost et Lem
  • Bộ (ordo): Zingiberales
  • Chi (genus): Lanxangia
  • Giới (regnum): Plantae
  • Họ (familia): Zingiberaceae
  • Loài (species): L. tsao-ko
  • Phân họ (subfamilia): Alpinioideae

- Là cây mọc lâu năm với chiều cao trung bình từ 2 - 2,5m. Rễ to, màu hồng mọc ngang có cắt khúc, đường kính rễ từ 2,5 - 4cm.

- Lá nhẵn, hình bầu dục có màu xanh đậm dài khoảng 40 - 70cm.

Đặc điểm về cây thảo quảHình ảnh cây thảo quả

- Quả màu xanh xếp liền cạnh nhau khi còn tươi. Thảo quả khô có màu nâu hoặc xám nâu, trên bề mặt vỏ quả có gân và các rãnh dọc không lông. Bên trong quả có 3 hàng hạt mọc thành cụm màu nâu đỏ. 

- Hoa màu đỏ nhạt, mọc theo cụm từ gốc đến thân.

Thuộc loại cây ưa ẩm ướt đặc biệt là với nhiệt độ cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Chính vì thế chúng tập trung nhiều ở một số tình thành của Trung Quốc như Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, tại Việt Nam nó mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Quả thảo quả sau khi được thu hái người ta thường phơi hoặc sấy khô hoặc đập bỏ vỏ ngoài rồi lấy phần nhân bên trong quả. Trong đó cách dùng thảo quả phổ biến nhất phải kể tới: 

  • Thảo quả nướng: sau khi lấy về chúng sẽ được đem đi nướng cho tới khi thấy mùi thơm sẽ được lấy ra, bóc vỏ bên ngoài để thu về phần nhân bên trong. 
  • Thảo quả sao: quả được rang nóng khi chuyển sang màu vàng sẽ được đem ra bóc vỏ ngoài rồi giã nhỏ. 
  • Thảo quả sao cát: rang nóng quả với cát, tiếp tục rang phần nhân quả cho đến khi chuyển sang màu vàng hơi đen là có thể tắt bếp. Khi này bạn chỉ cần lọc bỏ cát là có thể sử dụng. 
  • Thảo quả chích gừng: chuẩn bị 2kg gừng tươi giã nát, vắt lấy nước cốt. Trộn thảo quả với nước gừng, cuối cùng sao trên lửa vừa cho đến khi thấy thảo dược có mùi thơm. 

Ngoài việc sử dụng làm dược liệu nó còn là gia vị đặc biệt trong nhiều món ăn. Cả hạt và vỏ quả đều được dùng trong món ăn mặn, ngọt, các món thịt và trong đồ uống của người Ấn Độ.

II. Tác dụng của thảo quả

Trong đông y, thảo quả được biết đến là thảo dược có vị cay, hương thơm nồng, tính ấm mang đến hiệu quả trong việc chữa bệnh liên quan đến đường hô hấp, giảm bớt cảm giác đau rát cổ họng, tiêu đờm….Bên cạnh đó, nó cũng được dùng để chữa nôn mửa, bệnh về đường tiêu hóa, đau bụng - chướng bụng. 

Không chỉ mang đến tác dụng trong đông y, với tây y nó cũng mang lại một vài lợi ích tốt cho sức khỏe, cụ thể: 

2.1 Giảm huyết áp

Là dược liệu tốt cho bệnh nhân mắc huyết áp cao. Khẳng định này được chứng minh bằng cách mỗi ngày cung cấp 3g bột thảo quả cho người được chẩn đoán mắc huyết áp cao. Sử dụng sau 12 tuần, huyết áp đã cải thiện đáng kể. Kết quả của nghiên cứu này có thể liên quan đến hàm lượng chất chống oxy hóa có chứa trong loại dược liệu này bởi trong thực tế chất chống oxy hóa có thể làm giảm huyết áp. 

Ngoài ra, thảo quả có tác dụng làm giảm huyết áp cũng một phần do tác dụng lợi tiểu của nó. Sử dụng dược liệu này thường xuyên có thể giúp thúc đẩy hoạt động tiểu tiện từ đó nhanh chóng loại đi nước tích tụ trong cơ thể. 

2.2 Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính

Khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với chất lạ sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu là trường hợp viêm cấp tính người bệnh không cần quá lo lắng bởi nó là phản ứng cần thiết có lợi cho cơ thể, tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài bệnh viêm sẽ chuyển sang thể mãn tính. Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thành phần của thảo quả sẽ giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trên đồng thời bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Tác dụng của thảo quảLà dược liệu giúp cơ thể chống lại tác nhân gây viêm nhiễm

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác trên chuột khi ăn bột thảo quả hoặc sử dụng dịch chiết xuất trực tiếp từ thảo dược này cho thấy hiệu quả ức chế ít nhất 4 loại hợp chất gây viêm khác nhau và giảm nhanh tình trạng viêm gan.

2.3 Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa

Từ lâu thảo quả đã được sử dụng nhiều nhằm mục đích giảm bớt vấn đề có liên quan đến hệ tiêu hóa đặc biệt là triệu chứng buồn nôn, nôn mửa…. Bên cạnh đó nó còn mang đến khả năng chữa lành vết loét dạ dày, khẳng định này đã được chứng minh trên chuột bằng cách cho chuột uống nước ấm có chứa dịch chiết từ thảo quả, lá sembung, nghệ trước khi cho chúng tiếp xúc với aspirin liều cao. Kết quả cho thấy chuột ít có biểu hiện loét dạ dày hơn khi sử dụng aspirin. 

Nghiên cứu tương tự khác cũng cho thấy chuột khi dùng dịch chiết từ thảo quả sẽ giúp giảm 50% kích thước vết loét trong dạ dày. Hơn nữa, chỉ cần dùng mỗi ngày 12,5 mg dịch chiết từ dược liệu này cũng mang đến hiệu quả hơn các sản phẩm thuốc chống loét thông thường. 

Ngoài ra, theo nghiên cứu trong ống nghiệm loại thảo dược này có khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori - đây là vi khuẩn có liên quan trực tiếp đến viêm loét dạ dày ở người. 

2.4 Có chứa hoạt chất chống ung thư

Có thể bạn chưa biết thảo quả vừa là gia vị ăn hàng ngày lại vừa là dược liệu ngăn ngừa tế bào ung thư hiệu quả. Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy bột từ loại quả này có thể góp phần làm tăng hoạt động enzym giúp chống bệnh ung thư. Bên cạnh đó chúng còn thúc đẩy chức năng của tế bào tiêu diệt tự nhiên natural killer cells nhằm tấn công các tế bào gây bệnh khác. 

2.5 Ngừa sâu răng và ngừa hôi miệng 

Từ lâu phương pháp dùng thảo quả để chữa sâu răng và hôi miệng đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Với khả năng chống lại vi khuẩn có trong khoang miệng do đó bạn có thể khiến hơi thở thêm thơm mát bằng cách ăn vỏ thảo quả sau mỗi bữa ăn. 

2.6 Chữa nhiễm trùng, kháng khuẩn 

Sản phẩm chiết xuất từ thảo quả có thể chống lại các vi khuẩn gây hại như E. coli, Candida, Staphylococcus - đây cũng là 3 vi khuẩn hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Tuy những những khẳng định này mới chỉ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chưa có có chứng minh thực tế trên người. 

Thảo quả có tác dụng gìKháng vi khuẩn hiệu quả đặc biệt là nhóm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm 

2.7 Hạ đường huyết 

Sử dụng bột thảo quả có thể giúp ổn định đường huyết, hạ đường huyết hiệu quả. Nghiên cứu được chứng minh trên chuột khi cho chuột ăn nhiều chất béo, nhiều carb sẽ tăng đường huyết nhanh hơn so với những con chuột ăn ở chế độ ăn bình thường. 

Ngoài những công dụng trên, thảo quả còn mang đến một vài công dụng khác như: 

  • Bảo vệ chức năng gan bằng cơ chế hạ men gan, triglycerid và cholesterol. Nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh về gan nhất là gan nhiễm mỡ. 
  • Cải thiện tâm trạng, giảm bớt căng thẳng, lo lắng nhờ vào nồng độ của các hoạt chất chống oxy hóa trong máu.

>> Xem thêm:

III. Bài thuốc kinh nghiệm từ thảo quả 

3.1 Chữa đờm lỏng hoặc bệnh sốt rét 

 - Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: 
    • 12g thảo quả
    • Thanh bì, hậu phác, trần bì, hạt cau, cam thảo mỗi vị 4g 

Sắc toàn bộ nguyên liệu trên với nước lọc pha lẫn chút rượu trắng lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang. 

 - Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: 
    • 8g thảo quả 
    • Sinh khương + phụ tử chế mỗi thứ 12g 
    • 3 quả đại táo 

Sắc thuốc uống mỗi ngày, uống khi thuốc còn ấm, sắc mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc phù hợp với người bị sốt rét, hàn tỳ tiêu chảy hoặc người không ăn uống được nhiều. 

 - Bài thuốc 3 

  • Chuẩn bị: 
    • Thảo quả, phụ tử mỗi loại 10g 
    • 12g đại táo 
    • 7 miếng sinh hương 

Sắc thuốc cùng 600ml đun trên lửa vừa cho tới khi thuốc cạn còn 200ml có thể tắt bếp, đợi nguội bớt rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Bài thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị sốt rét có đờm đặc.

3.2 Chữa đau bụng, tiêu chảy đi ngoài 

  • Chuẩn bị:
    • Thảo quả, kha tử mỗi vị thuốc 10g 
    • 7 quả táo đen 
    • 7 miếng gừng sống 

Sắc thuốc lấy nước uống trong ngày. 

Bài thuốc kinh nghiệm từ thảo quảThảo quả được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như tinh dầu, bột, thảo quả khô….

3.3 Chữa đầy hơi, chướng bụng 

  • Chuẩn bị: 
    • Thảo quả nướng chín, thanh bì, thần khúc, cao lương khương mỗi loại 6g 
    • Sinh khương, đại táo, hậu phác, hoắc hương mỗi thứ 10g 
    • Cam thảo, đinh hương: 4g 

Sắc tất cả vị thuốc trên với 500ml nước. Nên uống khi thuốc còn ấm để đạt công dụng tốt nhất. 

3.4 Chữa đau dạ dày 

  • Chuẩn bị: 
    • 6g thảo quả 
    • Sinh khương, hoắc hương, hậu pháp, đại táo mỗi loại 12g 
    • Thanh bì, bán hạ khúc, thần khúc mỗi loại 8g 
    • Đinh hương, cam thảo mỗi thứ 4g 

Sắc dược liệu trên lấy nước thuốc uống mỗi ngày. 

3.5 Chữa chứng hàn thấp tích vào trong 

  • Chuẩn bị:
    • 6g thảo quả 
    • Hoắc hương, hậu phác, đại táo, sinh khương mỗi loại 12g 
    • Thần khúc, bán hạ khúc, thanh bì mỗi loại 8g 
    • 6g cao lương khương 
    • Cam thảo, đinh hương mỗi loại 4g 

Sắc thuốc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang để bệnh sớm cải thiện. 

3.6 Chữa đau bụng, tỳ hư tả tiết 

  • Chuẩn bị: 
    • Thảo quả, cam thảo chích, sa nhân mỗi loại 6g 
    • Đại táo, sinh khương, thần khúc, mạch nha mỗi loại 8g 

Sắc dược liệu trên lấy nước uống hết trong ngày, sau thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

IV. Lưu ý khi sử dụng thảo quả 

Sử dụng thảo quả chỉ mang đến hiệu quả khi dùng đúng liều lượng và đúng đối tượng, chính vì thế bạn cần lưu ý nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú không nên dùng nhiều dược liệu này bởi nó có thể gây một vài tác dụng phụ như tức ngực, khó thở, đau bụng. 
  • Cẩn trọng với bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi mật 
  • Trường hợp người bệnh thiếu máu hoặc cơ thể gầy yếu không nên dùng. 

Nhìn chung có thể thấy thảo quả vừa là gia vị ăn uống lại vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo an toàn cũng như tránh rủi ro không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng loại dược liệu này người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia để được tư vấn về liều lượng cũng như cách sử dụng đúng cách.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/03/22

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.