Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây Thầu dầu: Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Từ xa xưa, Cây thầu dầu với tác dụng chữa xương khớp, trĩ, táo bón, nhuận tràng... đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc quý và lưu truyền cho tới ngày nay. Bên cạnh đó, loài cây này còn được ứng dụng trong công nghiệp kỹ nghệ như ép hạt lấy dầu. Tuy nhiên chúng có chứa độc tố nên cần phải loại bỏ trước khi dùng. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết rõ hơn về công dụng, liều lượng cũng như đối tượng dùng dược liệu này.

I. Tìm hiểu chung về cây Thầu dầu

Thầu dầu hay còn gọi là dầu ve, đu đủ tía, tỳ ma, có tên khoa học là Ricinus Communis, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây có vẻ ngoài độc đáo và để lại nhiều giá trị sử dụng cùng những nguy cơ tiềm ẩn.

1.1 Đặc điểm hình thái

Thầu dầu thuộc loại cây bụi, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 3 – 4 m, đôi khi có thể phát triển lên 10m. Thân yếu, trơn nhẵn, có màu đỏ tía hoặc xanh lọc. Cành cây đều có dạng hình trụ với đường kính 2 - 5cm. Nhưng các cành non lại có màu phấn trắng. Thân bên trong rỗng và có nhiều cành nhỏ chìa ra xung quanh, trên mỗi cành có lá to mọc xen kẽ nhau.

Lá mọc so le, xẻ sâu hình chân vịt, có 7 - 11 thùy kéo dài tạo thành hình ngọn giáo, mép lá răng cưa, 2 mặt lá nhẵn và có cuống dài. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc ngọn cây, chia thành hoa cái mọc trên và hoa đực mọc ở dưới. Đặc biệt những cụm hoa được bao bọc bởi nhiều lá bắc. Phần đài hoa đực gồm có 3 - 5 răng cưa, phân nhánh và có nhiều nhị. Hoa cái thì có lá đài rụng sớm, vòi nhụy đỏ thẫm và bầu 3 với nhiều gai mềm. Hoa nở vào khoảng tháng 3 - 6. 

Cây thầu dầuHình ảnh dược liệu thầu dầu

Quả thầu dầu màu tím, giống như quả trứng nhỏ, cà có nhiều gai mềm xung quanh. Hạt thầu dầu hình bầu dục dẹt, dạng hạt 3, bề mặt nhẵn bóng và có những vẫn xám hoặc nâu đen. 

1.2 Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng làm thuốc là phần hạt, rễ và lá của cây. Hạt được gọi là tỳ ma tử.

1.3 Phân bố thu hái và chế biến

Cây thầu dầu có nguồn gốc từ châu phi, ngoài ra còn tìm thấy ở Himalaya và Ấn Độ. Hiện nay, cây đã được trồng rộng rãi ở các nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, cây xuất hiện từ lâu đời, trước cây trồng phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Lô và sông Đuống. Thời gian gần đây phạm phi phân bố đang thu dần lại.

Cây ưa sáng, thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao và khí hậu khô. Các giống trồng ở Trung Á có khả năng chịu được khí hậu khô nóng hoặc nhiệt độ thấp, chịu ngập úng trong 3 ngày.

Thầu dầu có giá trị kinh tế rất cao. Thông thường, người ta sử dụng hạt để ép lấy dầu béo, lá để nuôi tằm hoặc làm phân xanh và thân cây là củi. Ngoài ra phần rễ và lá là những vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

1.4 Thành phần hóa học

Bên trong hạt thầu dầu có tới 40 - 50% là chất béo, 25% albuminoid, đường, xenluloza, axit malic, ricin, ricinin, và axit undecylenic. Tuy nhiên Ricin là một protein rất độc, nó chiếm 3 - 5% trong hạt. Hoạt chất ricinin còn có ở lá non (1,3%) và lá úa (2,5%). Ngoài ra còn có một số hoạt chất quan trọng khác như axit amin, axit tactric, axit corydalic,...

>> Xem thêm: Mách bạn 5+ kem bôi trĩ của nhật giảm ngứa ngáy, khó chịu

II. Cây thầu dầu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo Y học cổ truyền, mỗi một bộ phận của dược liệu đều có hiệu quả riêng biệt. Hạt có bị ngọt cay, tính bình, có độc và đem đến tác dụng bạt động, tiêu thũng. Chất ricin là protein độc, nhưng khi ép dầu, nó lại biến mất nó nằm trong khô dầu. Dầu ép là một chất lỏng dính, mùi hơi khó chịu nhưng có tác dụng nhuận tràng và xổ. Phần lá có vị ngọt, cay, tính bình và ít độc hơn, chúng đem tới tác dụng ngăn ngứa và tiêu thũng. Rễ vị nhạt, hơi cay, tính bình và có tác dụng khư phong hoạt huyết và giảm đau.

Theo Y học hiện đại, dầu thầu dầu được dùng trong trường hợp táo bón ở trẻ em và người bệnh vừa mới mổ xong. Hạt chứa lượng lớn dầu béo, axit malic, albuminosid, nitrogen nên sẽ dùng để chữa táo bón, sa tử cung, trĩ, đẻ khó, liệt dây thần kinh mặt, viêm mủ da, viêm hạch lao và dằm đâm vào thịt. Lá để chữa trị viêm mủ da, mẩn ngứa, eczema, viêm tuyến vú, u nhọt và giết bọ gậy. Rễ chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, động kinh, uốn ván,...

Cây thầu dầu có tác dụng gìThầu dầu có tác dụng hỗ trợ giảm đau xương khớp

Tác dụng của cây thầu dầu chữa xương khớp đều nhờ vào hoạt chất Ricin. Do ricin có thể gây độc nên không được dùng đường uống mà chỉ dùng để đắp hoặc xoa bóp xương khớp. Khi bôi tinh dầu này ngoài da, sẽ đem lại hiệu quả giảm đau nhức xương khớp và viêm sưng. 

III. Bài thuốc từ cây thầu dầu phổ biến

Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ xa xưa, được dân gian lưu truyền lại tới ngày nay:

- Bài thuốc hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Chuẩn bị rễ thầu dầu 30g, lõi thông 20g và dây đau xương 20g. Đem dược liệu đi rửa sạch rồi để ráo, xong đó cắt nhỏ. Tất cả đem sắc với 1 lít nước, đun sôi cho tới khi còn một nửa. Chia nước sắc thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa trĩ

Đem lá thầu dầu tía đi rửa sạch, đun sôi với nước đến khi đặc lại thì để nguội, và sử dụng để rửa hậu môn. Ngoài ra, có thể kết hợp với lá vông để dùng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng lá vông với lá thầu dầu theo tỷ lệ 1 : 1, giã nát, lấy miếng vải sạch bọc lại và đem đắp lên hậu môn trong 5 phút. Thực hiện ngày 1 lần, sau 1 tuần sẽ thấy rõ hiệu quả.

- Bài thuốc chữa đẻ khó

Dùng khoảng 14 hạt thầu dầu, giã nát và đắp vào lòng bàn chân. Khi sinh xong hay nhau bong ra thì bỏ thuốc lập tức và rửa sạch lại.

IV. Lưu ý khi sử dụng dược liệu cây thầu dầu

Ngoài tự nhiên hiện đang có rất nhiều loại thầu dầu khác nhau, nhưng chỉ có cây thầu dầu tía là sử dụng làm thuốc. Cả lá và hạt đều chứa độc tố, đặc biệt khi sử dụng trên 10 hạt có thể gây chết. Cho nên, đây có thể là lý do trong các bài thuốc đông y không sử dụng hạt để làm thuốc uống mà chỉ đắp ngoài. Để tránh ngộ độc, người bệnh nên biết cách xử lý và chỉ dùng tối đa 20g hạt trong ngày.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về công dụng, liều dùng và cũng như các bài thuốc từ cây thầu dầu. Dược liệu tuy mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng chứa độc tố nguy hiểm. Do đó, khi muốn sử dụng, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước, tránh gây ra tác dụng không mong muốn.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/06/19

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.