Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây Thòng Bong và tác dụng trị bệnh đường tiết niệu ít người biết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Mạnh Chiến

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Từ lâu, cây thòng bong đã được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền để chữa trị nhiều bệnh khác nhau như sỏi thận, sỏi mật, viêm đường tiết niệu, cảm cúm, ho,..Không chỉ vậy, loài cây này còn được sử dụng để làm cảnh hay tạo mảng xanh mát cho sân vườn, nhà cửa nhờ vẻ đẹp hoang sơ và mộc mạc. Để giúp người đọc nắm rõ chi tiết hơn về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng dược liệu, Dược Thái Minh đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

cây thòng bongTìm hiểu chi tiết về cây bòng bong

Tìm hiểu chung

Thòng Bong có tên khoa học là Lygodium flexuosum (L.) Sw, thuộc họ Lygodiaceae. Cây được gọi với nhiều tên khác nhau như bòng bong, dương vong và thạch vĩ. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc này còn có tên là hải kim sa, bởi các bào tử trên cây xuất hiện nhiều như biển và sắc màu lóng lánh như cát vàng - kim sa. 

Đặc điểm hình thái

Cây Thòng bong thuộc dạng cây dây leo, mọc hoang ở trong bụi rậm hoặc bờ rào, thân rễ bò và xanh tốt suốt năm. Cuống chính dày hơn 2mm, lá dài khoảng 15 - 30cm sẻ thành nhiều nhánh như lông chim. Lá mọc cách thành từng đốm trên cuống chính. Lá xẻ lông chim 2 - 3 lần, lá chét hình tam giác, trục lá ngoằn ngoèo, phủ một lớp lông tơ mỏng. Trong đó lá chét sinh sản giống với lá thường nhưng ngắn hơn. Mỗi mép lá chét con chứa nhiều túi bào tử, là những hạt phấn nhỏ màu vàng nhạt kim sao hoặc nâu vàng, sờ nhẵn và có cảm giác mát tay, tựa như cát biển.

tác dụng của cây thòng bongHình ảnh thực tế của lá giống như 1 con sâu

Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Bộ phận sử dụng làm thuốc là cả dây mang lá, bào tử khô được gọi là hải kim sa. Cây chứa các hoạt chất cần thiết như D-p-coumaril ariocrassol, driocrassol, kaemprefol, tectoquinon, stigma - sterol.

Phân bố thu hái và chế biến

Cây bòng bong quấn chằng chịt trên các bụi cây nhỏ từ đồi núi với đồng bằng. Cây ưa sáng và trung sinh, nên thường xuất hiện ở những vùng đất ẩm, dưới tán cây to và nơi ít có ánh sáng mặt trời. Cây phân bố ở khắp nơi, mọc tự nhiên thành từng đám trong các trảng cây bụi ven rừng rậm, có khi mọc ở cả đầm lầy nước ngọt theo mùa. Ngoài ra người ta còn tìm thấy cây ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Để làm thuốc, họ thường thu hái toàn bộ cây, từ phần rễ cho tới dây leo và cả lá. Cây thu hoạch quanh năm, bào chế rất đơn giản:

  • Sau khi hái về sẽ đem đi rửa sạch để loại bỏ bùn đất bám trên cây
  • Dùng trực tiếp dưới dạng tươi hoặc phơi sấy cho đến khi khô hoàn toàn. Sau đó bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.

Bên cạnh đó, trong đông y, nếu muốn bào chế vị thuốc hải kim sa thì sẽ làm các bước sau:

  • Vào tiết lập thu, khi bào tử chín, hãy thu hoạch dây leo vào buổi sáng sớm, thời điểm sương chưa khô
  • Sau đó đem đi phơi khô, nơi không có gió
  • Dùng tay chà xát hoặc vò lá cây để các bào tử rơi rụng xuống, tiếp đến sàng lọc bỏ đi phần thân dây, ta thu được hải kim sa.

hình ảnh cây thòng bongHình ảnh vị thuốc hải kim sa

>> Xem ngay: Thạch vĩ - Cây thuốc với những công dụng bất ngờ

Tác dụng của cây thòng bong đối với sức khỏe

Theo Đông y, hải kim sa là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh là bàng quang và tiểu trường. Đem đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm, tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường. Dược liệu chủ trị sỏi mật, sỏi đường tiểu, viêm thận, mụn nhọt sang lở, bỏng da và thủy thũng.

Vậy cây thòng bòng chữa bệnh gì? Từ xưa, trong đông y đã sử dụng dược liệu này để điều trị các bệnh lý sau:

  • Chữa phù nề, phù thũng và viêm thận
  • Chữa sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi thận và sỏi niệu đạo
  • Chữa chứng tả thấp nhiệt gây viêm đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang
  • Chữa chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện ra mủ
  • Phù hợp cho người bị mụn nhọt, bị bỏng da hoặc chảy máu do tai nạn.

Tại Trung Quốc, họ thường dùng cây để trị lỵ, đái ra cát sạn, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,...

cây thòng bong có tác dụng gìBòng bong có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả

Liều dùng

Sau khi tìm hiểu công dụng của cây thòng bong, cùng Dược Thái Minh đến với liều dùng. Dược liệu chủ yếu dùng ở dạng sắc, liều từ 12 - 24g khô/ngày. Ngoài ra còn có thể giã nát lá cây để đắp lên vị trí cần điều trị. Khi muốn làm thuốc lợi tiểu, cần phối hợp với râu ngô và rễ cỏ tranh. Còn khi muồn dùng để chữa vết thương ở phần mềm thì phối hợp với lá mỏ quạ. 

Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

  • Bài thuốc chữa bỏng do nước sôi hoặc lửa

Dùng 20 - 30g thòng bong và 1 thìa cà phê vừng. Đầu tiên, sao vàng thòng bong đến khi xuất hiện mùi thơm thì tắt bếp, đem dược liệu tán thành bột mịn rồi trộn cùng dầu vùng. Vệ sinh sạch sẽ vùng bị bỏng rồi thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên, chỉ bôi tập trung vào vùng bị tổn thương. Để nguyên khoảng 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.

  • Bài thuốc trị mụn nhọt

Dùng một lượng lá và dây tươi vừa đủ. Ngâm dược liệu vào nước muối loãng để diệt sạch vi khuẩn, sau đó rửa lại và để cho ráo. Mang cối ra giã nhuyễn rồi lấy phần bã đắp lên vùng da bị mụn nhọt khoảng 20 - 30 phút. Duy trì 2 lần/ngày cho tới khi mụn khỏi hoàn toàn. Ngoài ra bài thuốc này còn dùng cho người bị sưng do ong đốt, nhằm giúp giảm sưng viêm và đau.

  • Bài thuốc giúp làm lành vết thương trên da

Lấy 1 lượng như nhau lá bòng bong, lá trầu không và lá mỏ quạ. Đem lá trầu không đi rửa sạch rồi nấu với nước, đợi nước nguội để sát khuẩn vết thương. Tiếp theo là dùng lá mỏ quả giã nát, rồi đắp lên vết thương, dùng gạc băng kín lại, thay thuốc ngày 2 lần. Sau 3 ngày, vết thương sẽ cải thiện. Tới ngày thứ 4, dùng lá bòng bong và mỏ quả giã nát cùng nhau và đắp lên vết thương. Duy trì sau 1 tuần thì vết thương sẽ lên da non và lành lại.

  • Bài thuốc chữa chứng tiểu rát, tiểu khó do nóng trong

Dùng 25 - 35g mỗi vị bòng bong, mạch môn, hoạt thạch và cam thảo khô. Đem tất cả dược liệu vào sắc cùng 500ml nước. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 250ml thì chắt phần nước vào bình giữ nhiệt, ngày uống 2 lần, duy trì 3 - 5 ngày.

  • Bài thuốc lợi tiểu

Rửa sạch 90g dược liệu, rồi cho vào ấm hãm 15 phút cùng nước sôi, hãm giống như hãm trà. Sau đó chắt lấy phần nước, thêm vào chút mật ong cùng đường đen cho dễ uống. Làm như vậy mỗi ngày 2 lần sẽ cải thiện được triệu chứng tiểu rắt, tiểu ít.

Những lưu ý khi sử dụng cây bòng bong

Mặc dù dược liệu này mang đến nhiều công dụng đa dạng và có tính ứng dụng cao, nhưng người bệnh vẫn phải lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Khi sử dụng thảo dược tươi cần ngâm rửa kỹ càng bằng nước muối pha loãng để làm sạch bụi đất, chất bẩn và hóa chất
  • Khi đắp thuốc lá lên, cần phải vệ sinh sạch trước khi băng đó, nhằm tránh nhiễm trùng
  • Nên chọn mua dược liệu khô ở các địa chỉ uy tín, đã sấy khô hoàn toàn, có màu vàng đều, không bị nấm mốc, sâu nhọt
  • Người thận dương hư và tỳ vị hư hàn không nên sử dụng.

Cây thòng bong là một món quà quý giá từ thiên nhiên mang đến cho con người nhiều lợi ích. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ trước khi dùng. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay với người thân và bạn bè của mình nhé.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/04

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.