Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

10 cây thuốc nam chữa bệnh phù chân an toàn - hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Phù chân là triệu chứng dễ gặp và đôi khi nó là biểu hiện của một bệnh lý nào đó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp hỗ trợ cải thiện là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn đọc một số loại cây thuốc nam chữa bệnh phù chân hiệu quả thường dùng trong dân gian.

I. Phù chân theo quan niệm của Đông y

Theo quan niệm trong Đông y, tình trạng phù chân xảy ra khi cơ thể bị ngoại tà xâm nhập, gọi là dương thuỷ. Ngoài ra, bệnh còn có thể khởi phát từ âm thuỷ, tức là đến từ các yếu tố nội tại. Các nguyên nhân gây bệnh đều làm cho lượng lớn nước tích trong cơ thể và chúng không được đào thải ra bên ngoài.

Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các bài thuốc khác nhau. Theo đó, nếu phù chân do yếu tố bên trong cơ thể sẽ tập trung lợi tiểu. Còn trường hợp phù chân do dương thuỷ sẽ tập trung phát hãn.

II. 10 cây thuốc nam chữa bệnh phù chân

2.1 Cây quýt (dùng vỏ quýt)

Cây quýt là cái tên đầu tiên nằm trong danh sách các cây thuốc nam chữa phù chân hiệu quả. Trong Đông y, vỏ quýt (trần bì) có vị đắng, tính ấm, có tác dụng khai khiếu, tiêu đờm, trị đầy bụng, ho, nôn mửa, trừ thấp và lợi tiểu. Đối với bệnh phù chân, khi sử dụng trần bì sẽ giúp thông kinh lạc, lợi tiểu, từ đó giúp giảm triệu chứng phù chân do thận hư.

cây thuốc nam chữa bệnh phù chânCây quýt giúp giảm triệu chứng phù chân do thận hư

- Cách dùng:

  • Lấy vài miếng trần bì hãm với nước sôi.
  • Ngâm trong khoảng 10 - 15 phút và uống khi còn ấm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng trần bị để sắc thuốc theo cách sau:

  • Chuẩn bị trừ linh, tục đoạn, xa tiền, trần bì, quế chi, phá cổ chỉ, thiên niên kiện mỗi vị 10g; ngải diệp khô, hoài sơn mỗi vị 16g; biển đậu, cẩu tích mỗi vị 12g. Sắc với nước thành thuốc uống, chia thành 3 lần uống trong ngày.

2.2 Cây ngũ gia bì (dùng phần rễ)

Ngũ gia bì có tên khoa học là Schefflera heptaphylla (L.) Frodin, thuộc họ Araliaceae, là một trong những loại cây thuốc nam trị phù nề được chúng tôi nhắc đến tiếp theo. Cây ngũ gia bì lấy phần rễ làm thành dược liệu giúp thanh lọc cơ thể, giảm nhiệt, giảm sưng, chống viêm, đặc biệt hữu ích trong việc điều trị phù chân.

- Cách dùng:

  • Lấy phần rễ của cây gia bì cắt thành từng đoạn ngắn, phơi khô, sao vàng. Sau đó, cho vào ấm và sắc cùng với nước uống hàng ngày.

Ngoài ra, ngũ gia bì còn là dược liệu có trong bài thuốc chữa phù thũng do tỳ hư như sau:

  • Chuẩn bị ngũ gia bì, thục địa sao khô, bạch truật mỗi vị 12g; hoa hồi, khương bì mỗi vị 6g, quế chi, đỗ trọng mỗi vị 10g; xa tiền thảo, hương nhu trắng, lá tre mỗi vị 16g. Sắc thành thuốc uống, mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần uống.

2.3 Cay cau (dùng phần vỏ quả cau)

Vỏ quả cau hay còn gọi là đại phúc bì, là một vị thuốc nam thường được dùng trong điều trị bệnh, trong đó có bệnh phù chân.

Đại phúc bì có vị ngọt hơi the, tính ấm, được quy vào kinh tỳ vị, đại trường, tiểu trường, có tác dụng khắc phục tình trạng phù chân trong trường hợp tỳ hư. Khi sử dụng đại phúc bì trong điều trị phù chân sẽ giúp giảm áp lực khí trong cơ thể, làm giảm cảm giác chướng bệnh (một triệu chứng thường gặp, đi kèm với phù chân), làm dịu vùng bụng,  thúc đẩy việc lưu thông dịch trong cơ thể và giảm sưng do tích nước.

- Cách dùng: 

  • Lấy 4,5 - 9g vỏ quả cau sắc thành thuốc uống. Có thể kết hợp chung với các vị thuốc khác để gia tăng hiệu quả.

2.4 Cây mã đề (dùng phần lá)

Mã đề có tên khoa học là Plantago major L., thuộc họ Plantaginaceae, là loại cây thuốc chữa bệnh phù chân được sử dụng phổ biến nhờ vào các đặc tính giải độc, thanh nhiệt và giảm sưng.

thuốc nam chữa phù chânMã đề có tính hàn, vị ngọt giúp hỗ trợ tiêu phù, giảm sưng rất tốt

Trong Đông y, mã đề có tính hàn, vị ngọt, giúp thanh nhiệt và giảm độc tố trong cơ thể rất tốt. Đồng thời hỗ trợ lợi tiểu, tiêu phù, giảm sưng, phù nề, đặc biệt là ở vị trí chân.

- Cách dùng:

  • Chuẩn bị mã đề thảo, hương nhu, đinh lăng, râu ngô, ngũ gia bì mỗi vị 16g; khiếm thực, khởi tử mỗi vị 12g. Đun sôi thành thuốc uống trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng riêng lá cây này khi còn tươi (hoặc phơi khô) để hãm trà uống hàng ngày.

2.5 Cây kim ngân ( dùng hoa và lá) 

Kim ngân hoa, với tên khoa học là Lonicera japonica Thunb., từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Loại cây này được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh phù chân nhờ vào khả năng thanh nhiệt, giải độc và giảm sưng phù hiệu quả.

Cây có tính mát, chủ trị các chứng nóng lạnh, phù thũng, giải độc và giảm viêm nhiễm. Sử dụng dược liệu này lâu giúp nhẹ người, tăng thọ, trị tả lỵ nhiệt, lở ngứa…

- Cách dùng: 

  • Kim ngân hoa có thể được sử dụng dưới dạng sắc uống, pha trà, ngậm hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

2.6 Cây bạc hà (dùng lá bạc hà)

Bạc hà, hay còn gọi là húng lủi, có tên khoa học là Mentha arvensis Lin., thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Đây là loại cây thân thảo lâu năm, được sử dụng rộng rãi trong cả Đông y và y học hiện đại nhờ những đặc tính dược lý quý giá. 

Bạc hà không chỉ mang lại hương vị thơm mát cho các món ăn mà còn là "vị cứu tinh" cho những ai đang gặp phải vấn đề phù chân.

cây thuốc nam trị phù nềBạc hà - vị cứu tinh cho người tình trạng sưng phù

- Cách dùng: 

  • Đập nhuyễn lá bạc hà rồi đắp lên vùng chân bị phù khoảng 10 - 15 phút. Lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước bạc hà và dùng ngâm chân để giảm tình trạng sưng phù.

2.7 Cây ngô (dùng phần râu ngô)

Râu ngô từ lâu đã được xem như một vị thuốc quý trong Đông y, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nổi bật nhất là công dụng làm mát cơ thể, tiêu phù, lợi tiểu, giúp hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh phù thũng hiệu quả.

- Cách dùng:

  • Dùng râu ngô tươi hoặc khô đem đun lấy nước uống hàng ngày hoặc sắc chung với các vị thuốc khác để chữa phù do tỳ hư bằng cách: Chuẩn bị râu ngô, hương nhu, mã đề thảo mỗi vị 20g; quế, quế chi, thiên niên kiện, chích thảo, trần bì mỗi vị 10g; ngũ gia bì 16g; phá cố chỉ 6g; cẩu tích 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống trong ngày.

2.8 Cây cỏ tranh (dùng phần thân rễ)

Theo Đông y, thân và rễ của cây cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, cầm máu, giải nhiệt, mát huyết. Khi nấu chung với mía lại có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, trừ thấp, giải độc rất tốt. Nếu đem sao vàng sẽ giúp thông tiểu, bài tiết mồ hôi và giải độc.

cây thuốc chữa bệnh phù chânCỏ tranh thông tiểu, hỗ trợ bài tiết mồ hôi

- Cách dùng:

  • Lấy rễ cỏ tranh khô sắc thành nước uống, thêm một chút đường mía và uống hàng ngày.

Ngoài ra, cỏ tranh còn được xem là vị thuốc trong điều trị chứng thuỷ thũng như sau: Chuẩn bị 40g rễ tranh, 30g dĩ nhân, 20g rau mã đề sắc uống.

>>Xem thêm: 5+ lá cây chữa zona thần kinh với hiệu quả bất ngờ, xem ngay!

2.9 Cây bí đao (dùng phần vỏ quả)

Bí đao, còn được biết đến với các tên gọi khác như đông qua, bí đá, bí xanh, bí phấn, là một loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày và cũng là một vị thuốc quý trong Đông y. Theo đó, bí đao có vị ngọt, tính mát, vào phế, đại tràng, tiểu tràng và bàng quang, với tác dụng lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc. Dược liệu này thường được áp dụng cho các trường hợp cổ trướng phù nề, tiểu dắt buốt, tiêu chảy mất nước, mụn nhọt, ngộ độc rượu, say nắng, hen suyễn.

- Cách dùng:

  • Dùng 125g vỏ bí đao, 125g đậu đỏ, 63g nhân ý dĩ, 63g râu ngô. Sắc uống hàng ngày trị chứng phù thũng.

2.10 Cây rau mùi (lấy phần hạt)

Hạt rau mùi có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ, hạt rau mùi mang lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm sưng, giảm đau và cải thiện lưu thông máu cho đôi chân.

cây thuốc nam chữa bệnh phù chânHạt rau mùi có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng và đau chân

- Cách dùng:

  • Cho 3 muỗng cà phê hạt rau mùi cùng với 1 cốc nước vào ấm và đun sôi. Để lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp cạn còn ½ thì tắt bếp. Để nguội rồi lọc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Trên đây là một số loại cây thuốc nam chữa bệnh phù chân thường được áp dụng và cho hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ. Việc sử dụng các loại thuốc cần được tuân thủ theo đúng hướng dẫn, vì vậy trước khi sử dụng,  cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe bạn nhé!

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/06/25

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.