Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

TOP 9 cây thuốc nam trị ho tại nhà hiệu quả, ít người biết!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Lại Văn Việt

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Công nghiệp dược

Các cây thuốc nam trị ho được nhiều người tin dùng vì độ an toàn, lành tính, dễ kiếm và dễ sử dụng tại nhà. Nếu bạn và gia đình đang khổ sở “chiến đấu” với những cơn ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi,... hãy tham khảo ngay bài viết sau!

cây thuốc nam trị ho

Khám phá các cây và bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi

Những cây thuốc nam trị ho tại nhà

Dưới đây là một số gợi ý về thuốc nam trị ho dễ kiếm và có khả năng giảm ho nhanh chóng:

Cải cúc (Tần Ô) - Cây thuốc trị ho có đờm

Theo Đông Y, rau cải cúc có vị hơi đắng, tính mát, được sử dụng để trị ho, long đờm, cảm cúm, đau nhức,... Ngoài ra, hoa cải cúc còn có tác dụng làm dịu cổ họng, rất thích hợp để chữa viêm họng ở trẻ nhỏ.

Cách chữa ho có đờm bằng cải cúc

Chuẩn bị 50g cải cúc, 2 thìa đường phèn hoặc mật ong. Rửa sạch và cắt nhỏ cải cúc. Cho cải cúc vào chén với đường phèn/mật ong rồi đem chưng cách thủy 20 phút, ăn 2 lần/ngày. 

Ngoài ra, rau cải cúc có thể nấu canh, làm salad ăn hàng ngày hoặc giã lấy nước uống cũng rất tốt.

cây thuốc trị ho

Chữa ho có đờm bằng cải cúc

Lưu ý: Người có cơ địa hàn lạnh nên thận trọng khi sử dụng rau cải cúc chữa ho tại nhà.

Cây húng chanh 

Từ lâu, húng chanh đã được biết đến là dược liệu chữa ho khan hiệu quả. Đặc biệt, cây húng chanh còn nằm trong danh sách 70 cây thuốc nam quan trọng trong y học theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Cách dùng cây húng chanh trị ho khan:

Chuẩn bị 20g lá húng chanh tươi, 1 củ gừng nhỏ, 2 thìa mật ong. Rửa sạch lá húng chanh và gừng, sau đó đun sôi 2 nguyên liệu với 500ml nước. Khi sôi, hãy hạ lửa họ và hầm thêm 10 phút để các nguyên liệu tiết ra tinh chất. Tiếp đó, thêm 2 thìa một ong vào nước cốt, khuấy đều, uống khi còn ấm, ngày 2 - 3 lần sau ăn.

cây thuốc nam trị ho khan

Bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng

Chú ý: Nên sử dụng húng chanh tươi và gừng tươi để đạt hiệu quả tốt nhất. Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cam thảo - Cây thuốc nam trị ho có đờm

Cam thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là điều trị ho có đờm. Cả cây và rễ cam thảo đều chứa nhiều hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương do đau rát họng, ho dai dẳng.

Cách trị ho có đờm bằng cam thảo:

Chuẩn bị 10g bột cam thảo, 1 quả chanh và 200ml nước ấm. Cho bột cam thảo vào 200ml nước ấm, khuấy đều cho tan. Vắt lấy nước cốt chanh và cho vào ly cam thảo, khuấy đều. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết bệnh.

> Xem thêm: Cây cam thảo đất và những công dụng thần kỳ “không ngờ tới”!

cây thuốc nam trị ho ra máu

Giảm đau rát cổ họng, ho có đờm bằng cam thảo

Lá hẹ

Lá hẹ là một trong những cây thuốc trị ho phổ biến, được nhiều người sử dụng và đạt được hiệu quả tích cực.

Cách trị ho bằng lá hẹ

Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi, cắt thành từng khúc, rưới mật ong lên. Hấp cách thủy cho tới khi hỗn hợp chín mềm. Mỗi ngày ăn từ 3 - 4 lần, mỗi lần 2 - 3 muỗng cà phê. 

Nếu không có lá hẹ, bạn có thể dùng các nguyên liệu thay thế khác như: cách hoa hồng bạch, hoa khế, lá tía tô, hoa hành….

Lưu ý: Không áp dụng phương pháp trị ho bằng lá hẹ cho trẻ dưới 1 tuổi.

Cây diếp cá

Rau diếp cá là vị thuốc kháng sinh tự nhiên, có tác dụng trị ho, giải độc, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Cách dùng đơn giản và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, vị thuốc hơi khó uống nên cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ và người không quen mùi vị.

Cách giảm ho từ diếp cá: 

Rửa sạch rau diếp cá rồi giã nhuyễn. Đun sôi nước vo gạo và diếp cá khoảng 20 phút. Lọc lấy nước và uống ngay khi còn ấm, dùng từ 2 - 3 lần/ngày. Tùy chỉnh vào khẩu vị mà bạn có thể cho thêm mật ong cho dễ uống.

>> Xem thêm: 10 Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi hiệu quả ở trẻ em

Gừng tươi - Cây thuốc nam chữa ho

Gừng có đặc tính cay nóng, giúp làm ấm tỳ vị. Nhờ vậy, gừng thường được sử dụng để chữa ho do cảm lạnh, cảm cúm hay thay đổi thời tiết.

Có nhiều cách trị ho với gừng, cụ thể:

  • Cách 1: Rửa sạch 60g gừng già, giã nhuyễn và nấu với nửa lít nước trong 30 phút. Lọc lấy nước, thêm khoảng 1 thìa mật ong, khuấy đều. Ngày uống 2 lần (sáng và tối) cho đến khi cơn ho hết hẳn.
  • Cách 2: Chuẩn bị khoảng 7 lát gừng sống và 2 củ cải trắng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống 2 - 3 lần/ngày.
  • Cách 3: Lấy vài lát gừng tươi giã nát cho vào chậu nước sôi, sau đó thêm ít muối hạt rồi khuấy đều. Ngâm chân và massage lòng bàn chân khoảng 30 phút khi nước đã nguội bớt. 

những cây thuốc nam trị ho

Bài thuốc trị ho khan từ gừng tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Lưu ý, tuyệt đối không dùng gừng cho trường hợp say nắng, cảm mạo phong nhiệt,...

Lá xương sông

Xương sông là cây thuốc nam trị ho có đờm, viêm họng hiệu quả. Ngoài ra, loại cây này cũng thường được áp dụng nhằm hỗ trợ tiêu hóa, giảm các chứng nôn mửa, đầy hơi,...

Cách trị ho bằng lá xương sông

Lấy khoảng 3 - 4 lá xương sông rửa sạch, cho vào bát. Thêm 2 muỗng mật ong vào và hấp cách thủy khoảng 30 phút, chắt lấy nước dùng 2 - 3 lần/ngày.

Tỏi

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi nhà, đồng thời cũng là một vị thuốc nam quý giá với nhiều công dụng, đặc biệt là trị ho. Sở dĩ, tỏi có tính ấm, chứa nhiều allicin nên có khả năng làm loãng đờm, tiêu diệt vi khuẩn và giảm ho hiệu quả.

Cách chữa ho bằng tỏi: 

Đập dập 4 - 5 nhánh tỏi, trộn đều cùng mật ong, đem hấp cách thủy tới khi thấy mùi hăng hắc. Để nguội, uống 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ dùng 1 - 2 thìa cà phê.

Lưu ý: Tránh dùng tỏi cho trẻ em dưới 1 tuổi và liều lượng quá nhiều.

Quả và lá chanh

Quả và lá chanh đều có khả năng trị ho hiệu quả, đặc biệt là ho do cảm lạnh, cảm cúm hoặc thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Cách trị ho bằng chanh: Vắt lấy nước cốt chanh, pha với mật ong theo tỷ lệ 1:1, uống từ 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc đun sôi khoảng 15 lá chanh với 500ml nước, uống ấm.

cây thuốc nam trị ho có đờm

Bài thuốc dân gian trị ho ngứa cổ từ chanh

Lưu ý, không sử dụng lá chanh tươi cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các cây thuốc nam trị ho ra máu, viêm phổi khác như cây huyết dụ, cây cỏ máu và cây bách bộ,...

7 Lưu ý khi áp dụng phương pháp trị ho bằng cây thuốc nam

Bên cạnh sử dụng cây thuốc trị ho hiệu quả, người bệnh cũng nên kết hợp uống nhiều nước, giữ ấm cổ, ăn uống đầy đủ và tránh thức khuya. Đặc biệt, dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết:

  • Chỉ nên mua các cây thuốc nam có nguồn gốc rõ ràng.
  • Ngừng sử dụng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ.
  • Cần sử dụng cây thuốc nam theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.
  • Chỉ áp dụng phương pháp trị ho khan, ho ra máu, viêm phổi bằng cây thuốc nam khi triệu chứng ho mới khởi phát, không sốt và không có dấu hiệu suy hô hấp. 
  • Không dùng cây thuốc trị ho khi ho kéo dài (>2 tuần), ho có đờm nhiều, ho lẫn máu kèm sốt cao, khó thở,... 
  • Khi bị ho, hãy hạn chế tiếp xúc với khu vực có nhiều khói thuốc lá hoặc môi trường bị ô nhiễm không khí.
  • Dành thời gian đi bộ 20 phút mỗi ngày nhằm cải thiện sức khỏe, góp phần tăng cường đề kháng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Nhìn chung, việc dùng cây thuốc nam trị ho cần được thực hiện cẩn thận, và kết hợp với lối sống khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu tình trạng ho không thuyên giảm sau khi sử dụng cây thuốc nam, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/25

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.