Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trạch tả là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Trạch tả là vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền, đem lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trạch tả không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí sốc phản vệ, đe dọa tính mạng. Do đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn khái quát về dược liệu và cách sử dụng hiệu quả, an toàn.

I. Trạch tả là cây gì?

Cây trạch tả hoặc thủy đề (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Alismataceae. Loài này phân bố rộng rãi ở các khu vực có môi trường nước ngọt trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc như Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn và Điện Biên.

  • Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica
  • Chi (genus): Alisma
  • Họ (familia): Alismataceae
  • Loài (species): A. plantago-aquatica

Cây trạch tả thường có lá hình trái xoan hoặc hình trái tim, có cuống dài. Lá của nó có thể lớn đến 15–30cm và có thể có các vạch nổi rõ. Hoa của cây trạch tả thường màu trắng hoặc hồng, có các cánh hoa nhỏ đặc biệt và nở vào mùa hè.

Trạch tả là cây gìHình ảnh cây trạch tả

Trong lịch sử y học dân gian, cây trạch tả đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các phần của cây, bao gồm cả rễ, lá và hoa, thường được sử dụng làm thuốc trong y học truyền thống để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến gan và thận. 

II. Tác dụng của trạch tả

Theo Y Học Cổ Truyền, cây trạch tả có công dụng bổ ngũ tạng, tiêu khát, lợi nhiệt ở bàng quang, thông tiểu, lâm lịch và tam tiêu. Chủ trị các bệnh:

Tác dụng của trạch tảCông dụng trạch tả dược liệu

  • Hội chứng thận hư.
  • Đau đầu, chóng mặt, ù tai.
  • Sinh đẻ khó.
  • Gân xương co rút.
  • Tiểu buốt và khó.
  • Nóng gan.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy do viêm ruột.
  • Ra nhiều mồ hôi.
  • Mỡ máu cao.
  • Huyễn vượng.

Theo Y Học Hiện Đại, công dụng trạch tả được thể hiện thông qua khả năng:

  • Lợi tiểu, làm tăng khả năng loại bỏ các chất cặn như Ure, Natri, Kali và Chlor tại thận.
  • Phấn hoa trạch tả có tác dụng hỗ trợ hòa tan được mỡ.
  • Giảm nồng độ lipid máu
  • Góp phần ngăn ngừa máu và gan nhiễm mỡ.
  • Làm giãn mạch vành, điều hòa huyết áp nhẹ.

III. Tác hại của trạch tả

Dù trạch tả là dược liệu lành tính, không chứa độc, tuy nhiên khi sử dụng, người bệnh vẫn cần thận trọng dùng đúng liều lượng được khuyến cáo. Đặc biệt, nếu không hợp cơ địa, cây trạch tả sẽ không đem lại hiệu quả chữa bệnh và có thể gây dị ứng cho một số trường hợp.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng trạch tả thường bao gồm:

  • Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt.
  • Vấn đề về da (ví dụ: Nổi mẩn, phát ban kèm ngứa ngáy toàn thân).
  • Sưng phù mặt (kèm theo sưng miệng).
  • Khó thở, thở rít.

*Lưu ý: Không phải tất cả các trường hợp bị dị ứng với trạch tả cũng gặp phải tất cả các biểu hiện trên. Nếu bạn nghi ngờ dị ứng trạch tả, hãy tạm dừng sử dụng trạch tả ngay lập tức và đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

IV. Cách dùng trạch tả

Cách sử dụng trạch tả thường phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng người. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

Cách sử dụng trạch tảVị thuốc trạch tả có thể sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau

  • Sắc nước uống: Đây là cách dùng phổ biến nhất của củ trạch tả. Dùng 10 - 20g trạch tả, sắc với 500ml nước, uống 2 - 3 lần/ngày.
  • Nấu canh: Dùng 10 - 20g trạch tả khô, nấu canh với thịt lợn nạc hoặc gà ác.
  • Ngâm rượu: Dùng 50g trạch tả, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm trong 10 ngày, uống mỗi ngày 10 - 20ml.

V. Bài thuốc chữa bệnh từ củ trạch tả

Từ lâu, vị thuốc trạch tả đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Trong đó, một trong những bài thuốc tiêu biểu sử dụng trạch tả đó là:

- Bài thuốc điều trị cổ trướng:

  • Chuẩn bị: Trạch tả, mạch môn, bạch truật, xích phục linh: mỗi vị 12g; Vỏ rễ râu, tía tô, hạt cau, mộc qua: mỗi vị 10g; Sa nhân, mộc hương, đại phúc bì, trần bì: mỗi vị 8g; Đăng tâm: 10 sợi.
  • Cách làm: Thái nhỏ tất cả nguyên liệu. Sắc với 400ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 100ml. Uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ củ trạch tảBài thuốc từ trạch tả

- Bài thuốc trị tiểu tiện khó, đái rắt kèm đái buốt:

  • Chuẩn bị: 12g Trạch tả, 10g sa tiền tử và 6g thông thảo.
  • Cách làm: Sắc tất cả nguyên liệu trong ngày, mỗi ngày một thang.

- Bài thuốc chữa cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực:

  • Chuẩn bị: 10g Trạch tả, 8g khiên ngưu, 6g binh lang, 6g xích phục linh, 6g chỉ xác, 6g mộc thông.
  • Cách làm: Tán các nguyên liệu thành bột mịn, nấu với gừng tươi và hành ta lấy nước uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa viêm cầu thận, đái ít kèm theo phù:

  • Chuẩn bị: 16g Trạch tả 16g, 12g bạch truật, 12g phục linh, 12g trư linh, quế chi 8g.
  • Cách làm: Thái nhỏ, phơi khô các nguyên liệu rồi sắc thành nước uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Chuẩn bị: 20 Trạch tả, 15g đan sâm, 15g hà diệp, 15g thảo quyết minh, 15g hà thủ ô (sống), 15 hổ trương, 15g hoàng kỳ và sơn tra (sống) 30g.
  • Cách làm: Đem tất cả các vị thuốc sắc thành nước uống, ngày một thang thuốc.

- Bài thuốc điều trị hội chứng thận hư, tiểu buốt, tiểu rắt:

  • Chuẩn bị: 1.2g Trạch tả, 40g xa tiền tử, 40g bạch long cốt, 40g tang phiêu phiêu và cẩu tích 80g.
  • Cách làm: Tán các nguyên liệu thành bột mịn, sắc thuốc và uống ngày 8g trước khi ăn. Bạn có thể kết hợp chung với một chút rượu ấm để tăng hiệu quả điều trị.

- Bài thuốc chữa béo phì:

  • Chuẩn bị: 12g Trạch tả, 12g thảo quyết minh, 12g sơn tra và 8g phan tả diệp.
  • Cách làm: Hãm tất cả nguyên liệu với nước sôi, uống hai lần trong ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài trung bình khoảng 4 tuần.

- Bài thuốc điều trị bệnh gout từ trạch tả:

  • Chuẩn bị: 25g Trạch tả, 100g gạo và 15g đường.
  • Cách làm: Rửa sạch trạch tả, cho vào túi vải rồi đun sôi 15 phút. Tiếp đó cho gạo vào ninh chín nhừ thành cháo. Cuối cùng, hãy thêm đường hoặc muối tùy khẩu vị.

VI. Lưu ý khi sử dụng trạch tả

Khi sử dụng dược liệu trạch tả, người dùng cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Tuyệt đối không sử dụng cây trạch tả cho người bị tỳ hư, hỏa hư hoặc có tiền sử dị ứng với thành phần trong trạch tả.
  • Thân rễ trạch tả sau khi phơi khô nên để trong túi nilon buộc chặt, hút chân không hoặc để trong bình thủy tinh.
  • Trong quá trình phơi nên phơi ráo dược liệu, có thể tán nhỏ dễ dàng sử dụng.
  • Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Trạch tả có thể tương tác với thuốc, do đó hãy thảo luận với bác sĩ trước khi có ý định sử dụng trạch tả.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng không mong muốn nào xảy ra khi sử dụng trạch tả, ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hãy lưu ý rằng, trạch tả hay các bài thuốc từ trạch tả chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, và cần một khoảng thời gian dài để thấy rõ hiệu quả. 

Do đó, song song với việc sử dụng trạch tả, bạn nên kết hợp với lối sống khoa học, chế độ ăn uống cân bằng: hạn chế protein, tăng cường rau xanh, đồng thời hạn chế tối đa rượu bia và các chất kích thích.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/03/27

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.