Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Chỉ thực - Dược liệu phá khí, tiêu tích, hóa đờm, tiêu bĩ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Chỉ thực là loại dược liệu có nguồn gốc từ Malaysia, Ấn Độ, sau đó lan rộng ra các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và miền nam của Trung Quốc. Dược liệu này có tác dụng phá khí tiêu tích, hóa đờm, tiêu bĩ,... nên được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y.

chỉ thực là gìChỉ thực - Dược liệu phá khí, tiêu tích, hóa đờm, tiêu bĩ

Chỉ thực là gì?

Tên gọi, danh pháp

  • Tên Tiếng Việt: Chỉ thực.
  • Tên gọi khác: Kim quất, chấp, trấp, khổ chanh, chỉ thiệt, chùy hông phích lịch;
  • Tên gọi khoa học: Fructus aurantii Immaturi, là loài thực vật thuộc họ Cam (Rutaceae).

Đặc điểm tự nhiên

  • Là cây thân gỗ cao 4 - 5m hoặc hơn, phân nhánh nhiều, cành có gai dài, nhọn.
  • Lá hình trái xoan nhọn, nguyên, hơi dài, bóng và có phiến dài 5 - 10cm, rộng 2.5 - 5cm; có đốt trên cuống, nở thành 1 cánh rộng hoặc hẹp tùy thứ.
  • Hoa màu trắng hợp thành xim nhỏ ở nách lá, quả hình cầu kích thước trung bình đường kính 6 - 8cm, khi chín có màu da cam, mặt ngoài xù xì.
  • Cuống lá có cánh rộng, quả màu da cam hoặc đỏ da cam, có trung tâm rỗng, vỏ dính.

chỉ thực có tác dụng gìChỉ thực là quả gì? Hình ảnh thực tế của Chỉ thực 

Phân bố, thu hái, chế biến

  • Phân bố: Dược liệu có nguồn gốc từ Malaysia, Ấn Độ, sau đó lan rộng ra các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều tại các tỉnh ở miền Bắc. Cây thường được tìm thấy ở các tỉnh thành như Hà Nam, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình cùng một số nơi khác.
  • Thu hái và chế biến: Vào tháng 4 - 6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non rụng dưới gốc cây. Dùng quả có đường kính dưới 1cm thì để nguyên, quả đường kính trên 1cm thì bổ đôi theo chiều ngang, khi dùng rửa sạch đất bụi, ủ mềm, cắt lát hoặc bào mỏng rồi sao giòn. 

Bộ phận sử dụng & đặc điểm dược liệu

Bộ phận sử dụng: Quả non phơi khô

  • Dược liệu có hình bán cầu, một số có hình cầu với đường kính 0.5 - 2.5cm. Vỏ ngoài màu lục đen hoặc màu lục nâu thẫm với các nếp nhăn và điểm lỗ hình hạt, có vết cuống quả hoặc vết sẹo của vòi nhụy.
  • Trên mặt cắt, vỏ quả giữa hơi phồng lên, màu trắng vàng hoặc nâu vàng, dày 0.3 – 1.2m. 
  • Vỏ quả trong và múi quả có màu nâu, chất cứng, mùi thơm mát, vị đắng và hơi chua. 

Thành phần hoá học của dược liệu chỉ thực

Thành phần của chỉ thực bao gồm có alcaloid, glycosid, saponin, naringin methyl hesperidin. 

vị thuốc chỉ thựcDược liệu chỉ thực sau khi chế biến

  • Citromelal là thành phần chính của tinh dầu lá (81%) và cành (78,64%). 
  • Vỏ quả chứa tinh dầu với 57 thành phần, trong đó có 23,64% (-) – citronellall; 25,93% β – pimen, 20,36% Sabinen. 
  • Dịch chiết từ nước quả chứa 39,50% β – pinen và 17,55% terpinen – 4 — ol. Còn dịch chiết từ vỏ quả chứa 31,54% β – pinen; 15.57%. Sabinen; 16,80% citronelal (СА 113 210353v).

Chỉ thực có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Trong Đông y, chỉ thực có vị the, chua, đắng, mùi thơm, tính hơi hàn, vào kinh tỳ có tác dụng:

  • Phá khí tiêu tích, hóa đờm tiêu bĩ
  • Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đàm trọc ứ trệ ở ngực gây đau ngực, ăn không tiêu, bụng đầy chướng.

chỉ thực là quả gìChỉ thực - Dược liệu quý hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa

Theo y học hiện đại

Tác dụng của chỉ thực trong y học hiện đại:

– Tăng huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch, cường tim:

Chỉ thực có thành phần chủ yếu là neohesperidin, nhưng lại không làm tăng nhịp tim. Nó có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng lượng GMP của cơ tim, tăng co bóp của cơ tim và huyết tương chuột nhắt.

Theo nghiên cứu của Tổ nghiên cứu bệnh tim mạch nội khoa Bệnh viện trực thuộc số 1 Trường Đại học Y Hà Nam, khi dùng dịch chích (tương đương 40g thuốc, nặng trên 60kg dùng 60g) cho vào 250ml glucose 10% nhỏ giọt tĩnh mạch 1 lần. Trị 20 ca có tác dụng cường tim lợi tiểu, 4 ca dùng dung dịch chích chỉ thực 80g cho vào 10% dung dịch glucose 500ml, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, liệu trình 1 lần là 10 ngày để có kết quả tốt. Vì vậy chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu động mạch vành, não và thận nhưng máu của động mạch đùi lại giảm. 

– Rối loạn chức năng đường tiêu 

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chỉ thực vừa có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của ruột, chống cho thắt; vừa có thể hưng phấn tăng nhu động ruột. Như vậy, việc sử dụng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt. 

– Sa tử cung

Chỉ thực khi sắc nước có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hay chưa có thai, tại thể hay cô lập. Nhưng đối với tử cung thì chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế. Tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc phù hợp với kết quả điều trị sa tử cung có kết quả trên lâm sàng. 

– Tác dụng khác

Ngoài những tác dụng trên thì chỉ thực còn có tác dụng chống dị ứng, lợi tiểu, glycosid của chỉ thực có tác dụng như Vitamin P (hay flavonoids) giúp giảm tính thẩm thấu của mao mạch.

Liều dùng & cách dùng vị thuốc chỉ thực

tác dụng của chỉ thựcChỉ thực thường được dùng trong các bài thuốc sắc

– Liều dùng: Dùng 6 - 12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc.

– Cách sử dụng:

  • Loại bỏ các tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày rồi phơi khô. Lát thái không đều hoặc tròn dài 2.5cm, rộng 1.2cm và đường kính 0.3 – 1.5cm. Vỏ ngoài lát thái có màu lục đen hoặc nâu thẫm, vỏ giữa có màu trắng hơi vàng hoặc nâu hơi vàng, có 1 - 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài, vỏ trong và tép màu nâu.
  • Chỉ thực cám: Cho cám vào chảo rồi đun đến khi bốc khói, cho chỉ thực đã thái lát vào và sao đến khi bề mặt thuốc chuyển sang màu vàng (hoặc vàng thẫm) rồi lấy ra loại bỏ cám và để nguội. Dùng 1kg cám cho 10kg dược liệu.

>> Xem thêm:

Bài thuốc sử dụng dược liệu chỉ thực

bài thuốc từ chỉ thựcChỉ thực được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y

Chữa táo bón

– Bài thuốc 1:

  • Dược liệu: Bạch truật, chỉ thực, phục linh, thần khúc, trạch tả, đại hoàng mỗi loại 10g; hoàng liên 4g, hoàng cầm và sinh khương mỗi loại 8g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột làm hoàn hoặc sắc uống.

– Bài thuốc 2:

  • Dược liệu: Chỉ xác, bồ kết với lượng bằng nhau.
  • Hai vị đem phơi khô, tán nhỏ làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Chữa tích thực đầy bụng, rối loạn tiêu hóa

– Bài thuốc 1: 

  • Dược liệu: Bạch truật 80g, chỉ thực 40g;
  • Đem dược liệu trên tán thành bột hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g (tùy tuổi) với nước cơm.

– Bài thuốc 2: Chữa trẻ em can tích, hôi miệng, bụng to căng, thường đau bụng, phân thối khắm

  • Dược liệu: Chỉ thực 8g, quả giun và nghệ đen mỗi loại 6g.
  • Đem dược liệu trên sắc uống hoặc sao, tán bột uống mỗi lần 5 - 6g với nước sắc hạt muồng sao. 

Chữa đại tiện không thông, khó đi ngoài

– Bài thuốc 1: Chữa nôn nghén, đại tiện không thông

  • Dược liệu: Chỉ xác, mộc thông mỗi loại 8g
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống.

– Bài thuốc 2: Khó đi ngoài, gan kém hoạt động, dạ dày (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh)

  • Dược liệu: Bạch truật 6g, chỉ thực 20g
  • Đem dược liệu trên sắc và chia thành 3 lần uống trong ngày. 

Chữa sa tử cung

  • Dược liệu: Chỉ thực, sung úy tử mỗi loại 15g
  • Đem các dược liệu trên sắc đặc uống 100ml trong 1 ngày, liệu trình uống trong 1 tháng. 

Chỉ thực là dược liệu khá phổ biến ở nhiều nơi, nhưng nó có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Vì vậy, quý bạn đọc không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Hãy đến bác sĩ để thăm khám, hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến trước khi sử dụng.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/05/03

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.