Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Choline: Lợi ích, cách bổ sung và những lưu ý khi sử dụng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Choline hoạt chất dinh dưỡng thiết yếu không thể thiếu trong cơ thể. Hàng ngày cơ thể vẫn sản sinh ra Choline tuy nhiên theo khuyến cáo việc bổ sung chất này qua chế độ ăn uống vẫn là điều cần thiết. Vậy choline là gì? Choline có trong thực phẩm nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Choline hoạt chất cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày

Choline hoạt chất cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày

Choline là gì? 

Khác với các hoạt chất khác, Choline được phát hiện khá muộn và mới được công nhận là một trong những dưỡng chất dinh dưỡng từ năm 1998. Thông thường hàm lượng chất này được tổng hợp tự nhiên rất ít vì thế chúng thường được dung nạp qua đồ ăn hoặc sản phẩm chức năng có chứa Choline. 

Theo đó, Choline là chất dinh dưỡng tan trong nước, chúng không phải các khoáng chất hay vitamin nhưng so về cấu trúc và chức năng được xếp ngang bằng với vitamin B. Trong cơ thể Choline là vi chất quan trọng để duy trì chức năng của nội tiết, tiêu hóa, hệ thống thần kinh, hoạt động trao đổi chất…..

Choline có tác dụng gì? 

Tác dụng đối với tim mạch 

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung đầy đủ Choline là một trong những phương pháp đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt sự kết hợp giữa Choline và Folate sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi homocysteine acid amin thành methionine. Vì thế nếu một trong 2 dưỡng chất này bị thiếu sẽ khiến homocysteine bị tích tụ trong máu, lâu ngày dẫn đến đột quỵ hoặc các bệnh về tim mạch. 

Dù Choline được biết đến là dưỡng chất giúp giảm bớt nồng độ homocysteine tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu lâm sàng khác trong việc chứng minh sự ảnh hưởng của Choline đối với phòng ngừa và điều trị bệnh về tim mạch. 

Choline giúp phòng ngừa bệnh về tim mạch 

Choline giúp phòng ngừa bệnh về tim mạch 

Tác dụng đối với trí não 

Không chỉ ảnh hưởng tới tim mạch, Choline còn tham gia vào hoạt động tổng hợp acetylcholine - đây là chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường trí nhớ, điều chỉnh tư duy và tâm trạng con người. 

Bên cạnh đó, nó còn tham gia tổng hợp ADN, đây là hoạt động quan trọng đối với quá trình phát triển của trí não. Vậy nên không quá ngạc nhiên khi Choline có công dụng cải thiện chức năng bộ não, cụ thể: 

  • Tăng trí nhớ: Choline kết hợp với lượng máu lưu thông đến não nhằm cải thiện khả năng ghi nhớ. Theo nghiên cứu, bổ sung 1000mg hoạt chất Choline mỗi ngày cho những trường hợp bị suy giảm trí nhớ ở độ tuổi 50 - 58 tuổi, kết quả cho thấy sự hiệu quả trong việc cải thiện trí nhớ cả về ngắn hạn lẫn dài hạn. 
  • Giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. 
  • Thúc đẩy sự phát triển của não bộ của thai nhi. 

Ngoài ra, Choline có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của cơ thể như: 

  • Hỗ trợ quá trình hình thành cấu trúc tế bào: bằng cách tạo ra chất béo Choline giúp cân bằng sự ổn định của cấu trúc màng tế bào.  
  • Giúp vận chuyển và chuyển hóa chất béo: Choline hỗ trợ đào thải cholesterol xấu ra khỏi gan. Khi Choline bị thiếu hụt có thể gây tích tụ chất béo trong gan đồng thời tích tụ cholesterol ở bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể. 
  • Thúc đẩy hoạt động của tế bào.
  • Choline cùng với các loại vitamin khác như vitamin B12, folate tham gia vào hoạt động tổng hợp ADN.
  • Nuôi dưỡng hệ thần kinh luôn khỏe mạnh: Choline hỗ trợ tổng hợp hoạt chất acetylcholine - đây là hoạt chất dẫn truyền xung thần kinh có liên quan trực tiếp đến trí nhớ, chức năng cơ bắp, điều hòa nhịp tim cùng với đó là một vài chức năng khác. 
  • Ngừa ung thư: ăn các thực phẩm có chứa Choline có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vú 24% so với người không sử dụng. Nhưng ngược lại nếu dùng quá nhiều chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. 
  • Bổ sung đủ Choline ở bà bầu có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở trẻ nhỏ. 
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh về gan.

Người đang mắc bệnh về gan nên bổ sung Choline mỗi ngày 

Người đang mắc bệnh về gan nên bổ sung Choline mỗi ngày 

>> Mách bạn 7+ viên uống bổ não Nhật Bản tốt nhất, xem ngay

Cách bổ sung và cảnh báo khi lạm dụng 

Choline có ở đâu? 

Cơ thể vẫn có thể tự sản sinh ra Choline nhưng với hàm lượng rất thấp, do đó việc bổ sung thêm Choline qua thực phẩm là điều cần thiết. Bạn có thể tìm thấy dưỡng chất này trong cá hồi, các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá, trứng…. 

Cách bổ sung Choline theo độ tuổi 

Hàm lượng Choline cần thiết mỗi ngày sẽ tùy vào giới tính và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Để đảm bảo đủ Choline cũng như ngừa nguy cơ mắc bệnh do thiếu hụt dưỡng chất này bạn có thể tham khảo mức hàm lượng ước tính chi tiết như sau (hàm lượng này có thể tăng, giảm để phù hợp nhất): 

  • Từ 0 - 1 tuổi: 125 - 150mg/ ngày 
  • Từ 1 - 3 tuổi: 200mg/ngày 
  • Từ 4 - 8 tuổi: 250mg/ngày 
  • Từ 9 - 13 tuổi: 375mg/ngày
  • Từ 14 - 19 tuổi: 400mg/ngày 
  • Từ 14 - 19 tuổi: 550mg/ngày 
  • Với phụ nữ đang mang thai mức tối đa là 450mg/ngày
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: 550mg/ngày 

Cảnh báo khi lạm dụng Choline

Dù Choline là dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe trong cơ thể tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bổ sung một cách tùy tiện hay lạm dụng dưỡng chất này bởi: 

  • Việc bổ sung dư thừa Choline có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như tụt huyết áp, buồn nôn, tiêu chảy, cơ thể có mùi hôi, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa….. 
  • Mức bổ sung Choline cao nhất đối với người trưởng thành là 3500mg, đây là mức tiêu thụ được xem là an toàn và không gây rủi ro. Nhưng đây cũng là hàm lượng khó có thể đạt được trong 1 ngày nếu chúng ta không bổ sung Choline qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì hàm lượng chất này qua thực phẩm không nhiều. 
  • Mặc dù tình trạng thiếu Choline rất ít khi xảy ra nhưng không vì thế mà bỏ quan việc dung nạp dưỡng chất này. Để đảm bảo đủ Choline trong cơ thể hãy cân nhắc các thực phẩm giàu Choline như súp lơ, bông cải xanh, trứng, cá hồi….. 

Có thể bổ sung Choline qua trứng, thịt, cá, rau xanh…..

Có thể bổ sung Choline qua trứng, thịt, cá, rau xanh…..

Những trường hợp có nguy cơ thiếu Choline 

Hiếm gặp trường hợp thiếu hụt Choline, thường tình trạng này chỉ xảy ra ở nhóm đối tượng: 

  • Người thường xuyên uống rượu, bia, đồ uống nhiều cồn 
  • Vận động viên chạy đường dài.  
  • Nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh bởi khi này hormone sản xuất Choline là estrogen bị giảm dẫn đến nguy cơ thiếu Choline tăng lên.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh. 
  • Người ăn chay trường không thể dung nạp nguồn Choline từ cá thịt do đó nên cần chú ý bổ sung Choline thay thế từ các loại đậu, rau xanh. 
  • Người béo phì, trường hợp bị tổn thương gan hoặc người bị đái tháo đường.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc hấp thụ Choline qua thức ăn là điều không dễ dàng ngay cả khi chế độ ăn hàng ngày đa dạng. Vì thế bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Choline để việc hấp thụ dễ dàng hơn đồng thời ngừa tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ như Lohha trí não. Sản phẩm được được kết hợp giữa Choline cùng với nhiều dược liệu, hoạt chất khác giúp tăng cường hoạt động trí não, hỗ trợ giảm tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi….. 

Có thể thấy Choline có vai trò quan trọng đối với chức năng tim mạch, gan, não bộ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung với liều lượng vừa đủ, phù hợp tình trạng sức khỏe để tránh những tác dụng ngược gây hại cho cơ thể. 

Xem thêm: 

Cập nhật lúc: 2024/07/12

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Dưỡng Não Thái Minh

125.000đ

Hộp 20 viên

*Hộp 80 viên 425.000đ (tiết kiệm 75k)

4.9 / 97 đánh giá

TPBVSK Lohha Trí Não

250.000đ

Hộp 30 viên

5.0 / 132 đánh giá