Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Những tác dụng tuyệt vời đến từ cây chua me đất hoa vàng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Bạn đã bao giờ bắt gặp những bông hoa vàng rực rỡ mọc bò sát đất chưa? Loại cây tưởng chừng như bình dị này lại ẩn chứa nhiều lợi ích bất ngờ. Đó chính là cây chua me đất hoa vàng, không chỉ là một món quà quý giá từ thiên nhiên mà còn là bài thuốc dân gian hiệu quả cho sức khỏe. Cùng Dược Thái Minh tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và lưu ý khi dùng về dược liệu trong bài viết này nhé.

chua me đất hoa vàngTìm hiểu về cây chua me đất hoa vàng

Tìm hiểu về chua me đất hoa vàng

Me đất hoa vàng có tên khoa học là Oxalis corniculata L, thuộc họ Oxalidaceae, thường được gọi với nhiều tên khác nhau như tam diệp toan, tạc tương thảo hay toan tương thảo. Cây me đất là loại cây mọc hoang, dễ dàng tìm thấy ở những vùng đất ẩm mát như bờ ruộng hoặc trong vườn. Phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, chịu bóng, ưa ẩm và ưa sáng.

Me đất hoa vàng thuộc cây thân thảo, sống lâu năm. Chúng thường mọc bò sát đất, thân mảnh có màu đỏ nhạt hoặc màu xanh và có lông trắng mịn. Lá cây mọc cách, kép chân vịt, cuốn lá hình trụ dài khoảng 5 - 7cm, màu xanh, thẳng đứng, mang ở đỉnh 3 lá chét mỏng đều nhau, đáy cuống bè ra tạo thành bẹ ôm thân, dài 0.2 - 0.3cm, rộng 0.2 - 0.25 cm. Lá chét hình trái tim ngược, ngọn lá chia làm 2 thùy bằng nhau, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới.

cây chua me đất hoa vàngHình ảnh cây chua me đất

Hoa mọc thành tán, mỗi tán có từ 2 - 3 hoa, đôi khi 4, màu vàng đậm. Quả nang thuôn dài, khi chín sẽ nứt tạo thành mảng cong lại, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng dẹt, có bướu, màu nâu thẫm và mọc thành hàng rất đều. Cây ra hoa vào tháng 3 đến tháng 7. Mùa thu hái thích hợp là tháng 6, tháng 7 hằng năm.

Dược liệu thường được dùng tươi, bộ phận sử dụng là toàn cây nhưng hay dùng nhất là lá. Thành phần chính bao gồm axit oxalic, axit malic, axit tartric, ngoài ra còn chứa kali oxalat, phospho, caroten, Vitamin B, C.

Tác dụng của cây me đất hoa vàng theo Y học cổ truyền và Hiện đại

Theo Y học cổ truyền, me đất hoa vàng có vị chua, tính mát, không độc, giúp giải nhiệt và mang đến tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích tiêu hóa. Toàn cây được ứng dụng nhiều trong làm thuốc giải nhiệt, sát trùng, ứ huyết do ngã và điều trị xích bạch đới. Trong đời sống hằng ngày, người ra thường thu hái, phơi khô rồi sắc uống để trị lỵ và hạ sốt. Lá tươi sẽ nhai với muối để trị viêm họng và khàn tiếng.

Cây chua me đất hoa vàng trị bệnh gì? Ở Philippines hoặc Ấn Độ, họ sẽ dùng dược liệu này để điều trị bệnh Scorbut hoặc dùng để chữa viêm đường tiểu, mụn cóc, viêm tai và u lồi ở da. Nước sắc lá sẽ dùng để súc miệng. Còn ở Nepal, người ta sẽ giã lá ra để xoa bóp vào chỗ bong gân, sưng tấy.

Còn theo Y học hiện đại, cây me đất vàng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Đặc biệt là kháng tụ cầu vàng, nước ép toàn cây thì sẽ dùng để kháng vi khuẩn gram dương. Ngoài ra còn có công dụng diệt côn trùng, lợi tiêu hóa, thanh nhiệt lợi tiểu và dùng ngoài để điều trị nhọt độc sưng, nấm da.

tác dụng của cây chua me đất hoa vàngNhững lợi ích đến từ cây me chua đất hoa vàng

Những lưu ý khi sử dụng chua me đất hoa vàng

Me đất có chứa muối oxalat nên nếu dùng liều cao sẽ gây độc cho cơ thể. Bởi khi oxalat đi vào cơ thể và kết hợp với calci huyết thanh vào tạo ra calci oxalat không tan và gây hạ calci máu. Điều này sẽ gây kích thích cơ và dẫn tới co giật, cuối cùng là trụy tim mạch. Ngoài ra các tinh thể calci oxalat còn gây tắc nghẽn tiểu quản thận và khiến người bệnh bị suy thận cấp. Đặc biệt lưu ý, phụ nữ mang thai không được sử dụng cây me đất. Liều dùng 20g - 30g có thể gây độc nên bệnh nhân bị sỏi thận cũng không được sử dụng vì có thể làm tăng lượng sỏi.

Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều dược liệu này

Chua me đất vàng có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc chống đông máu và các thuốc điều trị tim mạch. Việc sử dụng cần được giám sát bởi chuyên gia y tế nếu bạn đang sử dụng thuốc. Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều chua me đất vàng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Hàm lượng oxalate cao trong dược liệu này cũng khiến khả năng hấp thụ một số khoáng chất như canxi, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt khoáng chất.

Một số bài thuốc kinh nghiệm phổ biến

Bài thuốc chữa viêm họng: Dùng 50g me đất hoa vàng tươi cùng 2g muối, nhai hai thứ này lại với nhau rồi nuốt từ từ.

Bài thuốc chữa ho do thử nhiệt: Dùng 40g chua me đất hoa vàng, 40g rau má, 30g lá xương sông và 20g cỏ gà. Đem tất ta đi rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống, thêm 1 thìa đường và đun sôi. Chia làm 3 phần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa trằn trọc, sốt cao: Lấy một nắm nhỏ dược liệu đem đi giã nát, rồi cho thêm nước vào vắt lấy.

Bài thuốc trị ho gà: Dùng 10g lá me chua me đất hoa vàng, 12g rễ chanh, 8g lá xương sông, 8g lá hẹ, 5g hạt mướp đắng và 2g phèn phi. Đem tất cả sắc lấy nước uống, thêm đường để dễ uống hơn.

Bài thuốc hỗ trợ chữa tăng huyết áp: Dùng 30g chua me đất hoa vàng, 15g cúc hoa vàng và 10g hạ khô thảo. Sắc uống trong ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị vàng da, viêm gan: Dùng 30g dược liệu , sắc lấy nước uống vài lần trong ngày. Hoặc dùng cùng 30g thịt lợn nạc để nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.

Cây chua me đất hoa vàng là một loài thảo mộc đầy tiềm năng với nhiều ứng dụng trong y học và đời sống. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học nhằm khai thác tối ưu những lợi ích. Hy vọng thông qua bài viết này, người đọc sẽ hiểu hơn về dược liệu và biết cách sử dụng nó an toàn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/05/24

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.