Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cỏ bấc đèn có tác dụng gì? 7+ bài thuốc chữa bệnh tại nhà

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cỏ bấc đèn là một vị thuốc quý trong dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, loại cây này còn khá xa lạ với nhiều người. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin khái quát về cỏ bấc đèn, bao gồm đặc điểm, thành phần, tác dụng và cách sử dụng.

cây cỏ bấc đènKhám phá cây cỏ bấc đèn là cây gì?

Đôi nét về cỏ bấc đèn: Đặc điểm, phân bố

Cỏ bấc đèn (tên khoa học: Juncus effusus), thường được gọi là cây Bấc, Tim Bấc, Đăng Tâm Thảo. Cây mọc ở những nơi ẩm ướt như bờ ruộng, bờ sông suối và mọc hoang nhiều ở Hà Nam và Nam Định

Cỏ bấc đèn là cây thảo thường xanh sống lâu năm, phát triển thành từng cụm, có chiều cao trung bình từ 0,5m đến 1m. Thân cây bấc đèn tròn, cứng, nhẵn, có nhiều rãnh dọc. Lá bấc đèn tiêu giảm, chỉ còn bẹ ở gốc. Hoa bấc đèn mọc ở giữa thân, phân nhánh thành hình cầu gồm rất nhiều hoa, có màu lục nhạt. Quả bấc đèn có nang, chứa nhiều hạt nhỏ.

Hình ảnh cây cỏ bấc đènHình ảnh cỏ bấc đèn

Bộ phận thường dùng làm thuốc thường là lõi thân bấc đèn (ruột bấc). Lõi bấc sau khi thu hoạch được đem phơi khô thì được gọi là đăng tâm thảo.

Thành phần hóa học của cỏ bấc đèn bao gồm: methyl pentosan, araban, phlobaphen, xylan,...

Cây bấc đèn có tác dụng gì?

Theo Đông Y, cỏ bấc đèn có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt và lợi tiểu. Nhờ đó, chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc trị mất ngủ, đau họng, mụn nhọt, vàng dạ, chứng bệnh do thấp nhiệt như viêm bàng quang, viêm họng, viêm amidan, nóng sốt,...

Một số công dụng chính của cây cỏ bấc đèn bao gồm:

Chữa mất ngủ

Cỏ bấc đèn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Sở dĩ, bấc đèn chứa các alkaloid như hyoscyamine, scopolamine và atropine. Các alkaloid này có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó tạo cảm giác thư giãn, giảm lo âu, căng thẳng.

>> Xem thêm: Uống gì để chữa mất ngủ? 8 Cây thuốc trị mất ngủ hiệu quả

Chữa mụn nhọt, lở loét

Các hoạt chất saponin, alkaloid trong bấc đèn có khả năng chống khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Nhờ đó, các vùng da bị mụn hoặc lở loét dần giảm sưng tấy, viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình lên da non.

cây cỏ bấc đènCây bấc đèn giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu do mụn, lở loét

Giảm sốt, tiểu đục

Cỏ bấc đèn là một vị thuốc nam quý với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, trong đó nổi bật là khả năng hỗ trợ giảm sốt và tiểu đục.

Theo đó, cỏ bấc đèn giúp tăng cường chức năng bài tiết của thận, thúc đẩy đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, tình trạng tiểu đục do viêm đường tiết niệu, sỏi thận, phù thũng của người bệnh được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, nhờ tác dụng thanh phế nhiệt nên vị thuốc này thường được sử dụng nhằm giải độc, hạ nhiệt độ cơ thể, từ đó giúp giảm sốt và giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị sốt.

Xem thêm>> Top 7 miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Cải thiện sỏi thận, sỏi mật

Như đã đề cập, cỏ bấc đèn có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng lượng nước tiểu đào thải. Nước tiểu nhiều sẽ giúp hòa tan sỏi, giảm kích thước của sỏi và thúc đẩy quá trình bài tiết sỏi ra ngoài cơ thể.

Đồng thời, hoạt chất saponin trong cây cỏ bấc đèn có khả năng bám dính vào bề mặt sỏi, tạo thành lớp màng bảo vệ. Lớp màng này giúp ngăn ngừa sỏi bám vào thành ống dẫn, giảm nguy cơ tổn thương và các triệu chứng đau đớn do sỏi gây ra.

>> Xem thêm:

Hỗ trợ chữa viêm bàng quang

Cỏ bấc đèn nổi tiếng với tính hàn, giúp thanh nhiệt cơ thể, giải quyết hiệu quả tình trạng nóng trong, tiểu rắt, tiểu buốt do viêm bàng quang. Nhờ khả năng giảm co thắt cơ trơn bàng quang, vị thuốc này giúp giảm bớt cảm giác mót tiểu và đau đớn khi đi tiểu, mang lại sự thoải mái cho người bệnh.

cây bấc đènTác dụng của cỏ bấc đèn trong cải thiện viêm bàng quang

Tác dụng phụ của cây bấc đèn là gì?

Cỏ bấc đèn tương đối lành tính, tuy nhiên do cây có tính hàn nên không phải ai cũng dùng được. Đặc biệt, cây bấc đèn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Dị ứng
  • Mệt mỏi
  • Hạ huyết áp

Ngoài ra, một số thành phần trong bấc đèn có thể tương tác với thuốc, do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cỏ bấc đèn

Bài thuốc trị phù thũng, tiểu ít, ăn ngủ kém

  • Chuẩn bị: 8g lõi bấc đèn.
  • Cách thực hiện: Sắc lõi bấc với 250ml nước sôi trong vòng 15 phút, sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa miệng khát, tâm phiền

  • Chuẩn bị: 12g mạch môn, 12g lá tre, 4g bấc đèn.
  • Cách thực hiện: Sắc với 500ml nước, uống trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc trị tiểu rắt, tiểu đỏ

  • Chuẩn bị: 9g hoàng bá, 9g biển súc, 9g xa tiền tử, 6g hoạt thạch, 6g mộc thông, bấc đèn 9g.
  • Cách thực hiện: Đem sắc tất cả với 800ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 3 lần rồi uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc cầm máu khi bị thương nhẹ

  • Chuẩn bị: 1 nắm là bấc đèn.
  • Cách thực hiện: Giã nhỏ và đắp lá bấc vào nơi bị thương.

Bài thuốc trị chứng khó ngủ

  • Chuẩn bị: 2g bấc đèn
  • Cách thực hiện: Sắc bấc đèn với 400ml nước đến khi còn lại 100ml. Uống 1 lần/ngày.

cây bấc đèn có tác dụng gìBài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây bấc đèn

Bài thuốc trị các chứng rối loạn tiểu tiện

  • Chuẩn bị: 10g chi tử, 10g đồng quỳ tử, 10g cam thảo tiêu, 3g bấc đèn, 15g hoạt thạch.
  • Cách thực hiện: Đem sắc uống, dùng 1 thang/ngày.

Bài thuốc trị chứng phù do tim

  • Chuẩn bị: 50g thổ ngưu tất và bấc đèn 6g.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu với 500ml nước đến khi còn 250ml.

Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị hôn mê, nói sảng do sốt cao

  • Chuẩn bị: 6g chu sa, ngưu hoàng 1g, sơn chi 12g, uất kim 8g, hoàng cầm 12g và 15g sinh hoàng liên, bấc đèn 1 lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem bấc đèn sắc riêng, các vị còn lại đem tán thành bột mịn để làm hồ. Mỗi lần dùng từ 1 – 3g, uống với nước sắc bấc đèn.

Ngoài các bài thuốc trên, cây cỏ bấc đèn còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh khác như:  trị chứng thấp nhiệt hạ chú gây nhiệt lâm, huyết lâm; trị tiêu chảy; trị viêm màng tiếp hợp cấp; trị chứng lạnh bụng;... mà bạn có thể tìm hiểu thêm.

5 Lưu ý khi dùng cỏ bấc đèn

Để hạn chế tác dụng phụ của bấc đèn, bạn cần lưu ý:

  • Liều lượng khuyến cáo chỉ dùng 1g - 2g bột hoặc cỏ bấc đèn khô mỗi ngày.
  • Không dùng cỏ bấc đèn cho phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, tiểu tiện không tự chủ.
  • Tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài hoặc tự ý tăng giảm liều lượng.
  • Cỏ bấc đèn không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Ngừng sử dụng nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của bấc đèn.

Cỏ bấc đèn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chúng cần được sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/28

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.