Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cỏ tranh & 5+ tác dụng tuyệt vời ít ai biết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Lại Văn Việt

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Công nghiệp dược

Cỏ tranh là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng rễ cỏ tranh lại là một vị thuốc quý với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về cỏ tranh, đặc điểm, tác dụng và cách dùng hiệu quả.

Khám phá cây thuốc nam cỏ tranh có tác dụng gì

Khám phá cây thuốc nam cỏ tranh có tác dụng gì

Cỏ tranh là cây gì?

Cỏ tranh hay Bạch mao cây cỏ tranh mọc hoang ở khắp nơi, từ các đảo đến vùng đồng bằng, trung du và miền núi với độ cao trên 2000m.

  • Tên khoa học: Imperata cylindrica
  • Bộ (ordo): Poales
  • Chi (genus): Imperata
  • Giới (regnum): Plantae
  • Họ (familia): Poaceae
  • Loài (species): I. cylindrica

Cỏ tranh là loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc, thân cao 30 - 90cm, mọc thẳng, có nhiều đốt. Lá cỏ tranh hẹp dài 15-30cm, mép lá sắc, có thể cứa đứt tay, mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn. Hoa cỏ tranh mọc thành cụm hình chùy, dài 5-20cm màu trắng bạc, có nhiều lông nhỏ mềm.

Bộ phận thường được sử dụng làm thuốc là rễ cỏ tranh (Bạch mao căn). Đoạn rễ này hình trụ, độ dài không cố định và có đường kính từ 0,2 đến 0,4 cm. Rễ cỏ tranh có nhiều đốt, mang vết tích của vảy và rễ con. 

Hình ảnh cây cỏ tranh như thế nào ngoài tự nhiên

Hình ảnh cây cỏ tranh như thế nào ngoài tự nhiên

Thành phần hóa học của cỏ tranh bao gồm: 6,56% protein; 0,22% P; 0,39% Ca; 1,05% N; 10,7% tinh bột, vitamin A và vitamin C; biphenyl ether cylindol A và B; các hợp chất phenol imperanen;...

Rễ cỏ tranh có tác dụng gì?

Theo Đông Y, cỏ tranh có vị ngọt, tính cam hàn. Nhờ đó, cây cỏ tranh có tác dụng phục nhiệt, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, giải độc, chữa thổ huyết, cầm máu, trị sốt nóng, chữa viêm đường tiết niệu, trị sỏi thận và trị chảy máu mũi.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về tác dụng của rễ cỏ tranh mà bạn nên biết:

Lợi tiểu, giải độc

Tác dụng của rễ cỏ tranh là kích thích chức năng tiểu tiện, giúp loại bỏ cặn bẩn trong đường tiết niệu. Điều này không chỉ giúp cải thiện các vấn đề về tiểu tiện, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc cơ thể nhanh chóng.

Rễ cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu hiệu quả

Rễ cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu hiệu quả

Phục nhiệt

Vào mùa hè nóng bức, nhiều người thường bị nóng trong với các triệu chứng như mệt mỏi, rôm sảy, mụn nhọt, táo bón, tiểu vàng. Uống nước rễ cỏ tranh đều đặn sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể và cải thiện các triệu chứng trên.

Giảm sốt nóng

Nhờ vào tính chất làm mát và ổn định, cây cỏ tranh thường được sử dụng để hạ sốt nóng, giải cảm và giảm các triệu chứng như: đau đầu do cảm nắng, cảm cúm và chảy máu mũi không kiểm soát.

Tiêu ứ huyết

Rễ cỏ tranh có tác dụng tiêu huyết, giúp làm mềm độc tố trong máu và cải thiện lưu thông máu. Điều này giúp giảm đau, giảm nguy cơ các vấn đề về huyết áp cao và các bệnh lý liên quan đến máu.

Cỏ tranh giúp giảm đau bụng kinh do ứ huyết ở phụ nữ

Cỏ tranh giúp giảm đau bụng kinh do ứ huyết ở phụ nữ

Chữa viêm đường tiết niệu, sỏi thận

Rễ cỏ tranh chứa nhiều axit hữu cơ, đặc biệt là axit oxalic, axit malic và axit succinic. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình chống viêm, kháng khuẩn và lợi tiểu. Từ đó, góp phần giảm thiểu viêm đường tiết niệu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận và giúp sỏi nhỏ lại.

Tác dụng phụ của rễ cỏ tranh

Cỏ tranh tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn một số tác hại nếu không sử dụng đúng cách. Trong đó, tác dụng phụ của rễ cỏ tranh phải kể đến:

  • Đau bụng
  • Tê bì chân tay
  • Mệt mỏi
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Dị ứng

Người dễ dị ứng nên thận trọng khi sử dụng cỏ tranh

Người dễ dị ứng nên thận trọng khi sử dụng cỏ tranh

Cách sử dụng rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh có nhiều cách sử dụng khác nhau, tùy thuộc thể trạng và mục đích sử dụng của người dùng. Dưới đây là 5 cách sử dụng rễ cỏ tranh tại nhà phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Sắc uống

Uống nước rễ cỏ tranh có tác dụng gì? Trên thực tế, uống nước rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt, nếu uống nước cỏ tranh đều đặn, bạn sẽ thấy cơ thể nhẹ nhàng và tinh thần sảng khoái hơn.

Hướng dẫn cách nấu nước rễ cỏ tranh:

  • Chuẩn bị: 20-30g rễ cỏ tranh tươi hoặc khô, 1 lít nước sôi, bình đun nước.
  • Thực hiện: Rửa sạch rễ cỏ tranh, cắt nhỏ, bỏ vào bình đun nước sôi. Đun trong khoảng 10-15 phút, tắt bếp, lọc bỏ rễ cỏ tranh và thưởng thức nước rễ cỏ tranh. Uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 ly sau bữa ăn.

Tắm nước cỏ tranh 

Nấu nước cỏ tranh tắm cho trẻ nhỏ là biện pháp truyền thống giúp trị rôm sảy, mẩn ngứa. Sự dịu nhẹ của nước cỏ tranh có khả năng làm dịu da và giúp các vết thương nhỏ mau lành.

Hướng dẫn cách tắm cỏ tranh cho trẻ:

  • Chuẩn bị: 50-100g rễ cỏ tranh tươi hoặc khô, 5-10 lít nước sôi.
  • Thực hiện: Nấu nước cỏ tranh như hướng dẫn bên trên. Sau đó, đổ nước cỏ tranh đã lọc vào bồn tắm, cho trẻ nhỏ tắm trong nước khoảng 15-20 phút. Lau khô da sau khi tắm và chỉ tắm 2-3 lần/tuần.

Tắm nước cỏ tranh giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả

Tắm nước cỏ tranh giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả

Ngâm chân 

Ngâm chân với nước rễ cỏ tranh không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn làm giảm căng thẳng và thư giãn cho cơ thể.

Hướng dẫn cách ngâm chân với rễ cỏ tranh:

  • Chuẩn bị: 50-100g rễ cỏ tranh tươi hoặc khô, 5-10 lít nước ấm, chậu ngâm chân.
  • Thực hiện: Nấu nước cỏ tranh, sau đó đổ nước cỏ tranh đã lọc vào chậu. Ngâm chân trong khoảng 20-30 phút rồi lau khô. Ngâm chân 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 20-30 phút.

Ngâm rượu

Nhiều người thắc mắc “rễ cỏ tranh ngâm rượu có tác dụng gì”. Trên thực tế, rễ cỏ tranh ngâm rượu có tác dụng bổ sung dưỡng chất, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hướng dẫn cách ngâm rượu cỏ tranh:

  • Chuẩn bị: 50-100g rễ cỏ tranh tươi hoặc khô, rượu gạo hoặc rượu ngũ cốc.
  • Thực hiện: Rửa sạch rễ cỏ tranh, cắt nhỏ rồi  đặt vào bình đựng rượu. Đổ rượu vào đầy bình, sao cho rễ cỏ tranh được ngâm đều rồi bịt kín lọ ít nhất 2 tuần. Uống 1-2 thìa cà phê trong hoặc bữa ăn.

Cỏ tranh ngâm rượu tăng cường sức khỏe

Cỏ tranh ngâm rượu tăng cường sức khỏe

Nấu canh

Cỏ tranh cũng có thể được sử dụng trong thực đơn hàng ngày, tạo ra các món canh bổ dưỡng và ngon miệng.

Hướng dẫn cách nấu canh cỏ tranh:

  • Chuẩn bị: 50-100g rễ cỏ tranh tươi hoặc khô, gia vị và các loại rau củ khác theo sở thích (nếu có).
  • Thực hiện: Rửa sạch rễ cỏ tranh và các loại rau củ khác. Sau đó nấu chín, nêm nếm gia vị và thưởng thức canh cỏ tranh nóng hổi cùng cơm trắng.

Với những cách sử dụng đa dạng, rễ cỏ tranh không chỉ là một loại thảo dược thông thường mà còn là một biện pháp tự nhiên hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cỏ tranh cùng nhiều dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ tranh

Bài thuốc lợi tiểu

  • Chuẩn bị: 40g râu ngô, 25g xa tiền, 30g bạch mao căn, 5g hoa cúc.
  • Thực hiện: Thái nhỏ tất cả nguyên liệu, trộn đều. Mỗi lần lấy 50g hỗn hợp pha với 0.75 lít nước nóng, chia uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tiểu buốt

  • Chuẩn bị: 50gr ngải cứu, 15gr rễ cỏ tranh, 15gr cỏ seo gà.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước rồi đun tất cả với 1 lít nước. Sau khoảng 20 phút, tắt bếp và sử dụng 2 lần ngày. Nếu thấy khó uống, người bệnh có thể dùng thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều vào hỗn hợp.

Bài thuốc chữa chảy máu mũi

  • Chuẩn bị: 15g bạch mao căn, 15g ngẫu tiết.
  • Thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu với nước, chắt lấy nước cốt, uống khi nguội.

Bài thuốc nam từ bạch mao căn

Bài thuốc nam từ bạch mao căn

Lưu ý khi sử dụng cỏ tranh

Để phát huy tối đa công dụng và giảm thiểu tác dụng phụ của rễ cỏ tranh, bạn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình sử dụng:

  • Không sử dụng cỏ tranh cho người tỳ vị hư hàn, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
  • Nên sử dụng cây cỏ tranh tươi và cần rửa sạch trước khi dùng.
  • Nên dùng cỏ tranh với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
  • Sau khi dùng cỏ tranh, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, hãy ngưng sử dụng và đến thăm khám tại cơ sở y khoa gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cỏ tranh là vị thuốc quý với nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không thể thay thế thuốc điều trị. Vì thế, hãy sử dụng cỏ tranh một cách thông minh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình!

>>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/04/02

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.