Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây cỏ xước vốn quen thuộc là thế nhưng lại là một loại dược liệu chữa xương khớp cực hiệu quả. Đây là loại cây sống rất lâu năm và có chiều cao lên đến 1m. Dược liệu quý hiếm này được ứng dụng để chữa các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, sưng đau. Cụ thể đặc điểm nhận dạng cũng như bài thuốc chữa bệnh thế nào? Cùng khám phá ngay dưới đây.

cỏ xước có tác dụng gì

Tìm hiểu đặc điểm chung 

  • Tên tiếng Việt: Cỏ xước
  • Tên gọi khác: cây ngưu kinh, ngưu tất, bách bội, hồng ngưu tất, ngưu tất nam, hà ngù, nhả khoanh ngù, nhả lìn ngu. 
  • Tên khoa học: Achyranthes aspera L.
  • Chi (genus): Achyranthes
  • Họ (familia): Amaranthaceae
  • Loài (species): A. aspera
  • Phân họ (subfamilia): Amaranthoideae

Đặc điểm 

  • Là thực vật thân cỏ mảnh hơi vuông, sống nhiều năm. Chiều cao trung bình từ 1 - 2m, xung quanh thân có lông mềm bao phủ. 
  • Rễ cây màu vàng, nhỏ, hình trụ dài với đường kính từ 2 - 5mm, dài 20 - 25cm. Rễ chính phình to thành củ, xung quanh cho nhiều rễ con. 
  • Lá cây mọc đối xứng nhau, hình trứng, đầu lá hơi nhọn, mép lá lượn sóng dài khoảng 5 - 12cm. 
  • Cây có thể mọc hoa từ ngọn hoặc từ kẽ lá. 
  • Quả dài 2 - 3cm, có dạng quả nang hình trứng nhỏ dày 1mm. 

Phân loại 

Dựa vào đặc điểm hình thái, cây được chia thành 4 loại khác nhau:  

  • Cỏ xước lông trắng 
  • Cỏ xước ấn độ 
  • Cỏ xước xù xì 
  • Cỏ xước màu xám đỏ 

Hiện nay loại cỏ xước lông trắng có thành phần dược tính cao do đó được sử dụng phổ biến hơn và thường được điều chế thành thuốc. 

Bộ phận sử dụng 

Toàn thân cây đều có thể sử dụng trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền nhưng nhiều nhất vẫn là rễ cây. Để dùng rễ làm thuốc người ta sẽ thu hoạch cây vào mùa đông bởi khi này thân cây héo khô, dưỡng chất tập trung hết xuống rễ cây. Thảo dược sau khi được mang về được rửa sạch, phơi khô sau đó cắt thành nhiều lát nhỏ. 

cỏ xước trị bệnh gì

Hình ảnh cây cỏ xước tươi

Thành phần hóa học 

Cây chứa nhiều dưỡng chất quý có thể kể đến như muối kali, sắt, đồng, nước, protid, glucoze, amino axit, ecdysteron, arginine, carotene, vitamin C, alkaloid, saponin triterpenoid, acid oleanolic, saponin….

>> Có thể bạn quan tâm: Dây đau xương là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh và chữa bệnh gì?

Tác dụng của cỏ xước trong đông y và y học hiện đại

Trong đông y 

Theo y học cổ truyền, Cỏ xước hay “ngưu tất nam” đặc trưng với tính mát, vị đắng quy vào kinh can thận mang tới nhiều công dụng hữu ích có thể kể tới như bổ gan, tốt cho xương khớp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hoạt huyết, giảm đau. Với những công dụng đó chúng thường được sử dụng trong bài thuốc chữa viêm gan, điều trị bệnh gout, ổn định huyết áp, nhiễm trùng thận, điều hòa chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Trong y học hiện đại 

Không chỉ với đông y, trong một vài nghiên cứu dược lý y học hiện đại cũng đã chỉ ra tác dụng chữa bệnh xương khớp, ngoài ra nó còn hỗ trợ: 

  • Giảm đường huyết, giảm nồng độ cholesterol trong máu, tăng cường chức năng gan, thúc đẩy hoạt động tiểu tiện nhất là với người bí tiểu, tiểu khó….. 
  • Công dụng tương tự thuốc kháng sinh: chống viêm nhiễm, kháng nấm, kháng khuẩn.
  • Thí nghiệm trên ếch cho thấy dịch chiết từ dược liệu này hỗ trợ giúp giãn mạch hạ áp, ổn định hoạt động co bóp cơ tim. Hơn nữa hoạt chất Saponin có trong thành phần của cây còn có khả năng làm co cơ trơn tử cung ếch. 
  • Chống oxy hóa, bảo vệ hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư. 
  • Giúp cải thiện bệnh về dạ dày.
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Hỗ trợ giảm đường huyết, cải thiện bệnh mỡ máu nhờ vào hàm lượng Ecdysterone có chứa trong thành phần của rễ cây.  

hình ảnh cây cỏ xước tươi

“Ngưu tất nam” là thảo dược hỗ trợ sức khỏe xương khớp hàng đầu 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về gan thận

Chuẩn bị: 

  • Cỏ xước 30g 
  • Phất dũ, mộc thông, xa tiền, rễ cỏ tranh, trọng đài, lá móng tay mỗi loại 15g. 

Cách thực hiện đơn giản chỉ cần sơ chế rửa sạch và sắc toàn bộ dược liệu vừa chuẩn bị trên. Nước thuốc thu được chia đều thành 3 lần uống mỗi ngày, thuốc nên uống khi còn ấm. 

Bài thuốc cải thiện nhức mỏi xương khớp, bầm tím máu

Chuẩn bị: 

  • Cỏ xước 100g 
  • Sâm đại hành 30g 
  • Cây dứa dại 50g 
  • Rượu trắng (lưu ý: nên sử dụng loại rượu trắng với nồng độ cồn thấp nhất).  

Cách làm:

  • Ngâm toàn bộ nguyên liệu trên với rượu trắng. Đậy nắp kín có thể sử dụng sau 30 ngày ngâm. 
  • Chỉ nên uống 2 lần trong ngày và mỗi lần uống tối đa 15ml. 

Bài thuốc chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình 

Nguyên liệu: 

  • Cỏ xước 30g 
  • Hạt muồng 20g 

Cách làm: 

  • Sao vàng hạt muồng trên chảo, tiếp theo cho vào sắc chung với cỏ xước. 
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp 

Nguyên liệu: 

  • Cỏ xước 20g 
  • Tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) 16g 
  • Độc hoạt, sâm nam, tần giao quế chi, phòng đảng sâm, bạch thược mỗi vị thuốc 12g. 
  • Tế tân 6g 

Cách thực hiện: Sắc toàn bộ nguyên liệu vừa chuẩn bị trên, duy trì đều đặn trong vòng 1 tuần sẽ thấy cơn đau nhức xương khớp dần được cải thiện.

cỏ xước chữa bệnh gì

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng, phong tê thấp, mỏi gối, mạnh gân cốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Cỏ xước, đương quy, tiên linh tỳ, đỗ trọng, sinh địa, ý dĩ nhân, tỳ giải mỗi thứ 30g 
  • Sơn thù, thạch hộc, phụ tử, phòng phong, kim anh, đan sâm: 15g 

Cách làm: 

  • Rửa sạch nguyên liệu trên rồi dã nát. 
  • Bọc phần thuốc vừa dã vào khăn hoặc túi vải sạch và ngâm cùng với 3 lít rượu. 
  • Sau 7 ngày có thể uống, mỗi ngày uống 2 ly nhỏ.

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới 

Nguyên liệu: 

  • Rễ cỏ xước 20g 
  • Nghệ xanh, củ gấu mỗi loại 16g + 30g rễ gai

Cách làm: 

  • Sắc nguyên liệu thuốc trên, uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong vòng 10 ngày để kể chứng hiệu quả. 
  • Lưu ý: bài thuốc trên chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai. 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout 

Cỏ xước chữa bệnh gì? Ngoài việc được sử dụng để chữa bệnh về xương khớp nó còn là vị thuốc dành riêng cho người đang điều trị gout. 

Nguyên liệu: 

  • 15g cỏ xước 
  • Rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi (cẩu trùng vĩ), lá tất bát mỗi vị thuốc 15g. 

Cách thực hiện: 

  • Toàn bộ dược liệu trên sau khi mua về, rửa sạch thái mỏng. Cho nguyên liệu lên chảo sao vàng rồi sắc cùng 4 bát nước. Khi thuốc cạn còn nửa, tắt bếp và sử dụng. 
  • Chia đều thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày, uống trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

>> Xem thêm: Cẩu tích là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh và chữa bệnh gì?

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng 

Nguyên liệu: 

  • Rễ cỏ xước 30g 
  • Lá diễn, quỷ trâm thảo 20g 

Cách thực hiện: 

  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ với 400ml nước lọc cho tới khi hỗn hợp thuốc cạn còn 100ml. 
  • Nước thuốc thu được chia thành 2 lần uống trong ngày, để phát huy công dụng nên uống khi nước thuốc còn ấm. 

cây cỏ xước trị được bệnh gì

Có tác dụng chữa viêm mũi khi kết hợp với lá diễn + quỷ trâm thảo

Sử dụng cây cỏ xước chữa bệnh cần lưu ý gì?

Là nguyên liệu từ tự nhiên nhưng nó vẫn có thể gây biến chứng nếu bạn sử dụng sai cách, do đó để an toàn đồng thời tận dụng triệt để dưỡng chất có trong loại cây này bạn cần lưu ý: 

  • Không nên dùng thảo dược với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. 
  • Không dùng khi cơ thể bị mẫn cảm hoặc dị ứng thành phần của dược liệu.
  • Có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn nếu bạn có tiền sử mắc bệnh về đường ruột, dạ dày. 
  • Tuyệt đối không kết hợp loại dược liệu này với quy giáp, bạch tiền, huỳnh hỏa, lục anh. 

Ngoài ra, khi kết hợp dùng cỏ xước với thực phẩm chức năng có thể gây ra kích ứng không mong muốn, chẳng hạn: 

  • Ngứa, dị ứng, nổi mẩn khắp cơ thể 
  • Khó thở, tức ngực 
  • Khó chịu bên trong cơ thể, buồn nôn, choáng váng….

Bên cạnh đó, loại thảo dược này không phù hợp với: 

  • Phụ nữ ra nhiều máu trong kỳ kinh 
  • Phụ nữ đang mang thai 
  • Nam giới bị di tinh, mộng tinh. 

Trên đây là những tác dụng cùng với bài thuốc cỏ xước để chữa bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh gout, điều hoà kinh nguyệt ở nữ giới và các bệnh xương khớp như phong tê thấp, mỏi gối, mạnh gân cốt,... Hy vọng rằng thông tin này sẽ bổ ích với bạn đọc. Bên cạnh đó nếu người dùng muốn áp dụng bài thuốc từ cỏ xước để hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài thì nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ không nên tự ý sử dụng lâu dài để điều trị bệnh.

 >>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/02/17

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.