Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Côn Bố, hay còn gọi là Hải đới, là một loài tảo biển thuộc họ Côn bố (Laminariaceae), có hình dạng dẹt, màu nâu sẫm và thường bám vào vách đá dưới biển. Loài tảo này từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền bởi những giá trị mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Cùng Dược Thái Minh tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, tác dụng và một số lưu ý khi dùng trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu về loài tảo biển Côn bố
Cây Côn Bố có tên khoa học là Laminaria japonica Aresch., thuộc họ Côn bố - Laminariaceae. Thực tế, Côn có nghĩa là cùng, Bố nghĩa là vải, nên vị thuốc này được ví như tấm vải. Tên gọi khác của côn bố bao gồm luân bố, rau câu, hải đới,...Loại tảo biển này thường được thu hoạch ở các vùng biển ôn đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chúng có thân hình dẹt, màu nâu, bề ngoài có các móc để bám vào tảng đá ngoài biển. Một bộ phận hình trụ có nhiệm vụ như thân và một bộ phận det và dài giống như lá. Phần giống lá dài khoảng 60cm, rộng 5 - 6cm, dày và mép có răng cưa.
Dược liệu sau khi được bào chế sẽ cuộn khúc lại thành từng bó, tùy vào loại tảo mà vị thuốc sẽ có màu đen nâu hay nâu xanh. Vị thuốc côn bố mặt ngoài có phủ một ít tinh thể muối, vị mặn và mùi tanh.
Hình ảnh vị thuốc côn bố
Vào mùa hạ và thu, người ta thường vớt côn bố dưới biển lên rồi ngâm vào nước sạch để bớt đi vị mặn, sau đó để cho hơi khô và cắt thành sợi. Cuối cùng để khô hẳn và dùng. Trước đây ở Châu Âu, người ra thường lấy bộ phận nom như thân tiện thành từng thỏi như bút chì. Rồi đem phơi khô, tiệt trùng và đóng trong những ống thủy tinh gắn kín dùng trong sản phẩm nhằm mục đích nong tử cung. Khi gặp nước nó sẽ hút và tăng thể tích lên 7 - 8 lần.
Bộ phận sử dụng là toàn cây. Trong Côn bố có tới 60% hydrat cacbon, trong đó chủ yếu là lactozan, pentozan và lactozan. Ngoài ra còn có chứa vitamin, protit và chất béo. Tro toàn phần có iot, canxi, kali và sắt.
Theo Y học cổ truyền, Côn bố có vị mặn, tính hàn, quy vào kinh Can, Thận và Vị. Nên mang đến công dụng nhuyễn kiên hóa đàm, lợi thủy tiết nhiệt. Nhuyễn kiên có nghĩa làm làm tiêu các khối, hòn, cục tích tụ trong cơ thể do huyết ứ, khí uất. Lợi thủy là giúp phần thủy dịch đình đọng bất thường bên trong cơ thể được lưu thông và thải ra ngoài. Dược liệu thường được dùng để điều trị bướu cổ, lao hạch, thủy thũng, tinh hoàn sưng đau, tích tụ, cước khí,...
Còn theo Y học hiện đại, Côn đô có có tác dụng dược lý sau:
Trong các nghiên cứu mới được công bố gần đây, người ra thấy rằng, thành phần polysaccharide sulfate trong Côn Bố có hoạt tính chống oxy hóa khá mạnh. Nó giúp trung hòa và loại bỏ đi nhiều gốc oxy hóa tự do - nguyên nhân gây bệnh lý ở nhiều người. Cũng từ đó, cho thấy tác dụng bảo vệ gan trên các mô hình chuột bị tổn thương gan do D - galactosamin và CCL 4.
Côn bố có tác dụng điều trị bướu cổ, lao hạch
Cách 1: Dùng 30g côn bố, 30g sứa, 30g sò và 15g hạ khô thảo sắc uống mỗi ngày.
Cách 2: Dùng 3g côn bố và 3g tảo đuôi ngựa, đem đi rang khô và nghiền thành bột. Sau đó hoàn thành viên cùng nước cơm, mỗi ngày uống 2 lần. Liệu trình 30 ngày này có thể giảm tình trạng sưng tuyến lympho ở cổ và bướu giúp trạng.
Cách 1: Đem côn bố đi sấy khô và tán thành bột mịn, sau đó dùng 4g, bọc chúng vào bông rồi dùng giấm hay rượu ngâm. Sau đó ngậm và nuốt dần nước cốt để giảm ngay tình trạng đờm hạch, lao hạch và bướu cổ.
Cách 2: Dùng côn bố, cải rừng tía, huyền sâm và bán biên liên mỗi vị 12 - 20g. Sắc lấy nước uống chữa đờm tụ thành khối, tuyến giáp sưng to.
Cách 1: Dùng 10g côn bố, 3 lát sinh khương và lượng đường vừa đủ. Đem đi sắc uống trong ngày.
Cách 2: Dùng 100g côn bố, 200g tri mẫu, 100g bách bộ, đem tất cả đi sao với mật rồi ngâm với rượu trắng cao độ. Sau 7 ngày thì dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml để chữa viêm phế quản mạn.
Dùng 12g côn bố cùng 12g quất hạch, 12g mẫu lệ và 8g tiểu hồi. Đem đi sắc uống trong ngày.
Dùng 10g mỗi vị sau: Côn bố, Phục linh, Hải tảo, Đương quy cùng 3g toàn yết, long đởm thảo và 6g đào nhân. Đem dược liệu chế thành viên hoàn, mỗi viên 6g. Ngày uống 2 lần.
Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý, côn bố là dược liệu hấp thụ chính khí của trời đất mà sinh sống, nên nó có vị mặn tính hàn. Cho nên những người bệnh bị tỳ vị hư hàn cần tránh sử dụng.
Qua bài viết này, chúng ta đều thấy rõ được công dụng bổ sung iod và khoáng chất của Côn bố - loài tảo biển quý trong y học. Ngoài ra Y học cổ truyền còn sử dụng dược liệu này để công trục thủy ẩm và nhuyễn kiên tán kết. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng.
Xem thêm: