Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Đại hoàng: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh ít ai biết!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Đại hoàng từ lâu đã là vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y. Không chỉ mang đến công dụng chữa bệnh mà nó còn được biết đến với khả năng cầm máu, khử trùng.

Để hiểu hơn về loại dược liệu này cũng như công dụng cụ thể của nó thì hãy theo dõi thông tin có trong bài viết dưới đây.  

Đại hoàng dược liệu quen thuộc trong dân gianĐại hoàng dược liệu quen thuộc trong dân gian

Thông tin cơ bản về cây đại hoàng 

Tên thường gọi: đại hoàng 

Tên gọi khác trong dân gian: phu như, tướng quân, hỏa sâm, hoàng lương, phá môn, vô thanh hổ, sanh quân, thiệt ngưu đại hoàng, đản kết, xuyên quân, chế quân…. 

Tên khoa học: Rheum palmatum L

Đặc điểm

Là dược liệu thân thảo, thân cây nhẵn màu tím bên trong thân rỗng. Rễ cây thô hình viên chùy ngắn. Lá thường mọc nhiều ở gốc, phiến lá hình trứng hoặc hình tròn mọc so le nhau, gốc chẻ thành 3 - 4 thùy, viền mép lá có răng cưa. Hoa mọc ở đỉnh cây theo từng chùm, khi còn non có màu tím nhạt, sau đó chuyển dần sang vàng nhạt hoặc xanh lục nhạt. Quả dài hoặc có hình tròn. 

Bộ phận sử dụng

Hiện nay củ rễ đại hoàng là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất. Sau khi được thu hái củ sẽ được mang về loại bỏ phần thân trên và bỏ rễ con rồi đem phơi hoặc sấy khô. 

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu trong dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: 

  • Tanin (rhetanol glycosid)
  • 3 - 5% anthraquinon oid
  • Canxi oxalate, axit béo, glucose, fructose, sennosid A, B, C, D, E,...

Tác dụng của vị thuốc đại hoàng 

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo đông y đại hoàng là dược liệu có vị đắng, tính hàn, không chứa độc, được quy vào kinh tỳ, tâm bào, vị, đại tràng và can. 

Công dụng: 

  • Tả thông tiện, phá ứ. 
  • Thông lợi thủy cốc, sinh tân khứ hủ, an hòa ngũ tạng, trường vị đăng dịch, hóa thực, điều trung. 
  • Luyện ngũ tạng, thông kinh, phá đàm thực, lợi đại tiểu trường, súc thực, lợi thủy thũng, lãnh nhiệt tích tụ. 

Hình ảnh dược liệu đại hoàng Hình ảnh dược liệu đại hoàng 

Tác dụng dược lý 

Ngoài đông y, đại hoàng còn là dược liệu được sử dụng trong y học hiện đại với hàng loạt công dụng dược lý có thể kể tới như: 

  • Hiệu quả kích thích tim mạch, hạ huyết áp, gây mê 
  • Giúp cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu, giảm tình trạng thẩm thấu thành mạch. Từ đó hỗ trợ cải thiện sức bền của thành mạch đồng thời kích thích sản sinh tiểu cầu. 
  • Lợi mật, tăng hoạt động co bóp túi mật. 
  • Kháng khuẩn đặc biệt là vi khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn lậu, bạch hầu, kiết lỵ, tụ cầu vàng, virus cảm lạnh, vi khuẩn nấm. 
  • Ức chế quá trình hình thành và phát triển của tế bào ung thư. 
  • Bảo vệ chức năng gan, giảm nồng độ cholesterol trong máu. 

Một vài bài thuốc kinh nghiệm từ cây đại hoàng 

Bài thuốc chữa bệnh từ đại hoàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng thể bệnh. Bên cạnh đó liều lượng sử dụng cũng có thể điều chỉnh để phù hợp với sức khỏe của từng người. Trong đó, một số bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ loại dược liệu này bạn có thể tham khảo như sau:
Bài thuốc hỗ trợ cải thiện táo bón mạn tính 

Chuẩn bị:

  • 45g đại hoàng đã sao vàng 
  • 20g đào nhân 
  • Mộc hương, sài hồ, cam thảo, chỉ thực mỗi vị 15g + ít mật ong 

Cách thực hiện: tán nhỏ tất cả dược liệu thành bột mịn sau đó trộn đều với mật ong rồi viên thành từng viên thuốc vừa uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 6 - 9g. 

Là vị thuốc quen thuộc mang đến nhiều công dụng chữa bệnh khác nhauLà vị thuốc quen thuộc mang đến nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau

Bài thuốc cho người bị táo bón nhẹ hoặc người có sức đề kháng yếu 

Chuẩn bị: 

  • Đại hoàng, hậu phác mỗi loại 9g 
  • 15g hỏa ma nhân 
  • 6g chỉ thực 

Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần sắc tất cả dược liệu trên lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần. Nên uống khi thuốc còn ấm để đạt hiệu quả cao nhất. 

Bài thuốc chữa mụn nhọt, bỏng do lửa 

Trường hợp chữa mụn 

Chuẩn bị: rễ đại hoàng đã sấy khô 

Tán dược liệu vừa chuẩn bị thành bột mịn, mỗi lần uống tối đa 9g. Hoặc bạn có thể trộn bột với nước làm rồi bôi trực tiếp lên vị trí bị mụn. 

Trường hợp chữa bỏng 

Tương tự với nguyên liệu như trên, đối với tình trạng bỏng ngoài da bạn chỉ cần rang cháy đen đại hoàng rồi nghiền nát thành bột mịn để bôi lên vết bỏng hoặc trộn bột với tinh dầu khuynh diệp và bôi lên vùng da bị bỏng. 

Bài thuốc chữa nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ 

  • Chuẩn bị: đại hoàng, hoàng cầm, hoàng liên mỗi vị 12g 
  • Sắc toàn bộ nguyên liệu vừa chuẩn bị lấy nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang. 

Bài thuốc hỗ trợ giảm sưng ngực 

  • Chuẩn bị: đại hoàng + phấn thảo mỗi loại 40g 
  • Dược liệu vừa chuẩn bị tán thành bột mịn sau đó nấu với rượu cho tới khi hỗn hợp sệt thành cao. Mỗi khi đau tức ngực chỉ cần lấy lượng cao vừa đủ lên tấm vải rồi dán vào vị trí bị sưng. 

Lưu ý: để thuốc đạt công dụng tốt nhất trước khi dán bạn nên uống 1 muỗng rượu nóng. 

Đại hoàng dược liệu quý cho người bị táo bón hoặc người có thể trạng yếuĐại hoàng dược liệu quý cho người bị táo bón hoặc người có thể trạng yếu

Bài thuốc dành cho người bị chảy máu chân răng, hôi miệng 

Chuẩn bị: đại hoàng + sinh địa hoàng với liều lượng vừa đủ tùy theo nhu cầu sử dụng.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản bạn chỉ cần làm mềm đại hoàng bằng cách ngâm với nước vo gạo. Tiếp theo dán dược liệu vừa chuẩn bị lên vị trí răng đau sẽ thấy khác biệt. 

Bài thuốc chữa bế kinh ở nữ giới 

Chuẩn bị: 

  • 9g đại hoàng 
  • Ích mẫu, ngưu tất mỗi loại 12g 

Sắc toàn bộ dược liệu trên lấy nước uống trong ngày. 

Lưu ý khi sử dụng 

Đại hoàng vị thuốc tự nhiên nhưng vẫn có thể gây độc nếu sử dụng không đúng cách vì thế để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng người bệnh cần lưu ý: 

  • Không dùng đại hoàng nếu đang mắc sỏi thận, thấp khớp, gút, viêm khớp bởi dược liệu này có thể khiến bệnh ngày càng nặng thêm. 
  • Đại hoàng có công dụng nhuận tràng do đó sử dụng nhiều có thể gây mất cân bằng điện giải.
  • Uống nước sắc từ rễ cây này thường xuyên có thể gây mất kali hoặc mất nước trong cơ thể. 
  • Rễ đại hoàng có thể gây ra một vài tác dụng phụ trong khi sử dụng như buồn nôn, tổn thương gan, thận, dị ứng. 
  • Nếu thường xuyên sử dụng dược liệu này người bệnh cần cảnh giác và nên theo dõi chỉ số điện phân trong nước tiểu và trong máu đều đặn. Đặc biệt nếu xuất hiện tình trạng buồn nôn, co giật hãy ngưng dùng và thông báo ngay đến bác sĩ. 
  • Để cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất có trong dược liệu này người bệnh không nên uống sữa, thảo dược hoặc các loại thuốc khác ít nhất sau 1 tiếng kể từ khi dùng đại hoàng. 
  • Lá đại hoàng rất độc dù chỉ với 1 liều lượng rất nhỏ lá đã nấu chín cũng có khả năng gây nhiệt miệng, co giật, xuất huyết trong, hôn mê sâu và cuối cùng sẽ gây tử vong. 
  • Không kết hợp dược liệu này với cam thảo bởi khi dùng chung có thể gây thiếu hụt kali. 
  • Tuyệt đối không dùng dược liệu với phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi hoặc người có thể lực yếu. 

Sử dụng đại hoàng sai cách cũng có thể gây tác dụng phụ Sử dụng đại hoàng sai cách cũng có thể gây tác dụng phụ 

Có thể thấy từ bài chia sẻ của Dược Thái Minh bên cạnh những lợi ích mang đến cho sức khỏe thì đại hoàng cũng là dược liệu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chính vì thế trước khi sử dụng bạn nên nghiên cứu thật kỹ về liều lượng cũng như độ an toàn của vị thuốc, tránh việc tự ý sử dụng sẽ gây hậu quả khó lường.

>> Tìm hiểu thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/21

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.