Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Đau bụng đi ngoài ra nước dùng thuốc tây hay mẹo dân gian

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Đau bụng đi ngoài ra nước là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để khắc phục và phòng ngừa đi ngoài ra nước? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

đau bụng đi ngoài ra nướcCách khắc phục đi ngoài ra nước kèm đau bụng

Triệu chứng đau bụng đi ngoài ra nước là gì?

Đây là một hiện tượng rối loạn đại tiện, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, được trưng bởi các dấu hiệu sau:

  • Phân lỏng, chứa nhiều nước, có lẫn chất nhầy hoặc máu. Đôi khi còn lợn cợn thức ăn chưa tiêu hóa hết.
  • Phân màu đen, nâu hoặc màu hồng.
  • Mỗi ngày có thể đi ngoài 4 – 5 lần, thậm chí có thể hơn.
  • Khi đi ngoài ra nước còn kèm theo đau quặn vùng ổ bụng. Người bệnh có thể không kiểm soát được cơn đi ngoài.
  • Cơ thể mất nước nên sẽ dần mệt mỏi, môi khô, da nhợt nhạt.

Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ra nước

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân cơ bản gây đi ngoài ra nước kèm đau bụng là d nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc do phản ứng với thức ăn. 

Ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, đường ruột sẽ xuất hiện phản ứng kích thích, gây đau bụng, đi ngoài ra nước nhiều lần và buồn nôn. Đây là tình trạng tiêu chảy cấp tính, có thể nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

đi ngoài ra nước không đau bụngNgộ độc thực phẩm có thể khiến đau bụng đi ngoài có nước

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD)

IBS là một bệnh lý không quá nghiêm trọng vì nó không gây tổn thương lên đường tiêu hóa, nhưng vẫn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Ngược lại, IBD có thể gây tổn thương đường tiêu hóa và cần điều trị nhiều hơn IBS. Bệnh viêm ruột là tên gọi chung của một số tình trạng bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng đi ngoài ra nước, mệt mỏi, sụt cân và có máu trong phân. 

Nhiễm ký sinh trùng

Người bệnh không may tiêu thụ thực phẩm tái sử dụng hoặc dùng nước uống bị ô nhiễm chứa ký sinh trùng như giun, sán hoặc trùng roi Giardia Lamblia có thể gây đau bụng và tiêu chảy.

không đau bụng mà đi ngoài ra nướcNhiễm ký sinh trùng cũng gây tiêu chảy nặng

Ung thư dạ dày

Bệnh lý này thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Người bệnh có thể gặp đau bụng, đi ngoài ra nước, phân xanh, cảm giác mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Khi gặp phải những triệu chứng này, đừng chủ quan mà hãy tới gặp bác sĩ ngay.

Uống kháng sinh trong thời gian dài

Uống thuốc kháng sinh dài ngày có thể khiến người bệnh không đau bụng mà đi ngoài ra nước, do sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. 

Dị ứng

Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với thực phẩm từ sữa, đậu phộng, hải sản,...Tình trạng này làm người bệnh đi ngoài ra nước không đau bụng, đau dạ dày. Theo thống kê, ước tính rằng khoảng 20% người Mỹ có vấn đề về việc nhạy cảm với thực phẩm và có thể khởi phát đột ngột bất cứ lúc nào. 

Thực phẩm giàu chất béo có thể gây đau dạ dày, cũng như chứng khó tiêu do ăn quá nhiều. Lúc này, nhiều bác sĩ khuyên dùng chế độ ăn loại trừ để giúp cô lập thực phẩm gây ra rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, nên ăn các khẩu phần nhỏ hơn, nhai kỹ và lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ để giảm tình trạng khó chịu, đau bụng và tiêu chảy.

Đau bụng đi ngoài ra nước nên làm gì?

Để ngăn chặn tình trạng đi ngoài ra nước kèm đau bụng, người bệnh có thể được khuyến cáo các phương pháp điều trị sau:

Sử dụng thuốc Tây 

Người bệnh được khuyên dùng bù nước điện giải và uống thuốc khác sinh để khắc phục chứng tiêu chảy:

  • Kháng sinh: Để tiêu diệt vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây tiêu chảy, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với nguyên nhân gây tiêu chảy.
  • Bù điện giải: Khi đi ngoài ra nước sẽ gây mất nhiều nước và điện giải. Do đó, cần phải bù điện giải đầy đủ để không gây nguy hiểm tới tính mạng như uống Oresol, ăn cháo loãng,...

Dùng mẹo dân gian

Dùng hồng xiêm xanh

Quả có vị chát, tính bình, đem đến tác dụng cầm tiêu chảy, tiêu thũng hiệu quả. Với thành phần chứa tanin giúp cản trở sự bài tiết từ ruột, giảm tình trạng đi ngoài ra nước. Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Rửa sạch hồng xiêm rồi thái thành lát nhỏ
  • Ngâm hồng xiêm với nước muối loãng, sau đó vớt ra đun sôi với 200ml nước. 
  • Đun tới khi còn khoảng 100ml nước.
  • Ngày uống 2 – 3 lần.

đau bụng đi ngoài ra nước nên làm gìDùng hồng xiêm xanh có thể khắc phục đau bụng đi ngoài ra nước

Dùng lá mơ lông

Lá mơ lông từ lâu đã được xem là một "thần dược" trong dân gian, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả tình trạng đi ngoài ra nước. Lá mơ lông có tính ấm, vị cay, giúp làm ấm dạ dày, giảm co thắt ruột và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, từ đó làm giảm các triệu chứng tiêu chảy.

  • Rửa sạch lá mơ lông, thái nhỏ.
  • Gừng giã nhỏ, vắt lấy nước cốt.
  • Trứng gà đánh tan, trộn đều với lá mơ lông, gừng và gia vị.
  • Chưng cách thủy khoảng 10 phút.
  • Ăn khi còn ấm.

Chế độ ăn uống cho người đi ngoài ra nước

Khi bị tiêu chảy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống rất quan trọng để giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng và giảm bớt triệu chứng khó chịu. Vậy đau bụng đi ngoài ra nước nên ăn gì? Dưới đây là một với gợi ý về thực phẩm nên ăn và không nên ăn:

Nên ăn:

  • Thực phẩm dễ tiêu hóa: Cháo loãng, súp loãng, bánh mì trắng, khoai tây nghiền, chuối chín, táo chín (bỏ vỏ và hạt), gạo lứt.
  • Thịt nạc: Gà nạc, cá hấp, thịt bò nạc.
  • Sữa chua không đường: Cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Nước, nước trái cây không có đường: Bù nước và chất điện giải cho cơ thể.

Không nên ăn:

  • Những thực phẩm chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, tiết canh,...
  • Kiêng ăn rau cần, rau sống, giá đỗ, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Không ăn hải sản, thịt mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh.
  • Không ăn thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, tỏi.
  • Các thực phẩm từ sữa hoặc sữa có thể gây khó tiêu ở một số người.
  • Đồ uống có ga, rượu bia, cà phê sẽ kích thích đường ruột, làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Phòng tránh đi ngoài ra nước kèm đau bụng

Để phòng ngừa hiện tượng này, mỗi người cần nghiêm túc thực hiện những lưu ý sau:

  • Rửa tay thật kỹ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với động vật. Nên rửa bằng xà phòng.
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế tiêu thụ thực phẩm tái, sống,...
  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, chỉ sử dụng nước sạch để ăn và uống.
  • Hạn chế ăn đồ ăn ở vỉa hè, không rõ nguồn gốc.
  • Lau dọn nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là bếp và nhà vệ sinh.
  • Khi có người trong gia đình bị đau bụng đi ngoài ra nước, phải đưa họ tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị
  • Hạn chế phóng uế một cách bừa bãi.

Đau bụng đi ngoài ra nước tuy là vấn đề thường gặp nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh biết cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả triệu chứng trên. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của mình để giúp họ có thêm thông tin hữu ích nhé.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/09/10

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.