Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

11+ Dấu hiệu sốt virus: Nhận biết sớm, điều trị hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Sốt virus là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, gây sốt cao, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.  Chính vì thế, việc nhận biết sớm các dấu hiệu sốt virus là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh có phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, tránh được những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

I. Các dấu hiệu sốt virus phổ biến

Các dấu hiệu sốt virus rất đa dạng, bao gồm sổ mũi, hắt hơi, khó thở, sốt cao, xuất hiện hạch, phát ban, tiêu chảy, buồn nôn và đau đầu dữ dội. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Sốt cao: Người bị sốt virus dấu hiệu thường là sốt cao từ 38°C-40°C, kéo dài từ 3-7 ngày.
  • Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy kiệt sức và mất năng lượng, ngay cả khi không hoạt động nhiều.
  • Khó thở: Một số người bị sốt virus có thể cảm thấy khó khăn trong việc thở.
  • Xuất hiện hạch: Nổi hạch ở cổ, dưới hàm hoặc sau tai là dấu hiệu của sốt virus phổ biến.
  • Quấy khóc, khó chịu: Khi bị sốt virus, trẻ em thường trở nên khó chịu, quấy khóc và không chịu ăn uống, khó ngủ hơn bình thường. 
  • Rối loạn tiêu hóa: Một số loại virus có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây ra triệu chứng tiêu chảy hoặc buồn nôn.
  • Đau nhức cơ thể: Người bệnh có thể bị đau nhức ở các cơ và khớp, cảm giác đau mỏi toàn thân.
  • Đau đầu: Dấu hiệu sốt virus ở người lớn thường bao gồm các cơn đau đầu âm ỉ, kèm theo chóng mặt.
  • Ho, viêm họng: Ho khan, đau rát họng hoặc viêm họng nhẹ là các triệu chứng thường gặp.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Người bị sốt virus có thể xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên (ví dụ: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi).
  • Phát ban: Một số trường hợp sốt virus có thể đi kèm phát ban với các đốm đỏ nhỏ trên da.
  • Đỏ mắt hoặc viêm kết mạc: Mắt của người sốt virus có thể đỏ, ngứa hoặc chảy nước mắt.

dấu hiệu sốt virusCác dấu hiệu sốt virus người lớn và trẻ nhỏ thường gặp

Lưu ý rằng, sốt virus ở trẻ em và người lớn có nhiều triệu chứng tương tự nhau, nhưng do hệ miễn dịch và thể trạng khác nhau nên một số dấu hiệu trẻ sốt virus có thể biểu hiện mạnh hơn hoặc yếu hơn so với người lớn.

Khi nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và có thể sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ.

II. Nguyên nhân gây sốt virus

Nguyên nhân chính gây sốt virus là do nhiễm virus qua nhiều con đường khác nhau, trong đó phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Virus có thể tồn tại trong nước bọt và dịch khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, sau đó lây nhiễm khi chúng ta hít phải.

Ngoài ra, sốt virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, hoặc thông qua không khí, thực phẩm, và nước bị nhiễm virus.

- Các loại virus thường gây sốt:

  • Rhinovirus: Gây cảm lạnh thông thường.
  • Virus cúm: Gây bệnh cúm.
  • Coronavirus: Gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, bao gồm cả COVID-19.
  • Adenovirus: Gây viêm kết mạc, viêm họng, viêm phổi.
  • Enterovirus: Gây bệnh tay chân miệng, viêm màng não vô khuẩn.

||Xem thêm: Mẹo dân gian chữa sốt phát ban hiệu quả cho mọi độ tuổi

III. Sốt virus có nguy hiểm không?

Sau khi tìm hiểu các dấu hiệu sốt virus ở trẻ em và người lớn, nhiều người thắc mắc rằng “sốt virus có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là KHÔNG, phần lớn các trường hợp sốt virus không gây nguy hiểm nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày với sự chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, sốt virus có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.

Sốt virus có nguy hiểm khôngSốt virus có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

IV. Cách chăm sóc và điều trị sốt virus tại nhà

Nhận biết sớm các dấu hiệu của sốt virus giúp bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc kịp thời, ngăn ngừa bệnh trở nặng. Dưới đây là một số cách hạ sốt virus tại nhà được nhiều người áp dụng để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.

- Uống đủ nước

Sốt virus phải làm sao? Khi bị sốt virus, cơ thể mất nước nhanh chóng qua việc đổ mồ hôi, vì vậy việc cung cấp đủ nước là vô cùng quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch và giúp hạ nhiệt. Người bệnh nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước trái cây, trà thảo mộc, hoặc nước điện giải.

Ngoài ra, các loại nước như nước dừa, nước cam, chanh không chỉ giúp bù nước mà còn cung cấp nhiều chất điện giải và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.

- Ăn uống lành mạnh

Khi bị sốt virus, việc ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể chống lại sự tấn công của virus và phục hồi hiệu quả hơn. Hãy ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh rau và trái cây giàu vitamin C (cam, chanh, dâu tây) để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và dễ dàng hấp thu dưỡng chất.

điều trị sốt virus tại nhàBị sốt virus nên ăn uống lành mạnh

Mặt khác, người bị sốt virus nên kiêng các loại thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ và các món ăn khó tiêu hóa, vì chúng có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình hồi phục.

- Nghỉ ngơi đầy đủ

Nếu bạn đang thắc mắc “khi bị sốt virus nên làm gì?”. Việc duy nhất cần làm khi bị sốt virus chính là nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian và năng lượng phục hồi tự nhiên. Bạn nên ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày và hạn chế các hoạt động gắng sức. Tránh căng thẳng và lo âu để không tạo thêm áp lực cho cơ thể, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu

- Vệ sinh cá nhân

Để trả lời cho câu hỏi “sốt virus làm sao cho nhanh khỏi”, hãy vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và loại bỏ virus, vi khuẩn, mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. 

Do đó, khi bị sốt virus, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm, giữ vệ sinh răng miệng, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn ở cổ họng.

- Tăng cường đề kháng

Bé bị sốt virus phải làm sao? Không riêng trẻ em mà cả người lớn cũng nên tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng thông qua hoa quả, sữa chua, men vi sinh hoặc sản phẩm bổ sung nhằm giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với virus và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.

dấu hiệu sốt virus ở người lớnSốt virus phải tăng cường đề kháng

- Dùng thuốc hạ sốt

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao và gây khó chịu, người bệnh có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng hướng dẫn để giảm nhanh các triệu chứng. Đối với trẻ em và người cao tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

V. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu sốt virus kéo dài hơn 3-4 ngày mà không có dấu hiệu giảm, xuất hiện triệu chứng khó thở, lừ đừ, nôn ói hoặc nhiệt độ lên tới 39°C - 40°C, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có sức đề kháng yếu.

Tóm lại, việc nhận biết các dấu hiệu của sốt virus là bước đầu quan trọng để có phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Hãy chú ý đến sức khỏe của bản thân và người thân để phát hiện sớm các dấu hiệu sốt virus ở trẻ và người lớn, từ đó có thể kiểm soát kịp thời và hiệu quả.

Nguồn bài viết: Tổng hợp

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/09/20

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.