Độc hoạt – Dược liệu quý chữa phong thấp, trúng phong co quắp, lưng gối mỏi
Cây độc hoạt là cây gì?
- Tên tiếng Việt: Độc hoạt, Đương quy lông
- Tên khoa học: Angelica pubescens Ait.
- Họ: Apiaceae (Hoa tán)
Đặc điểm
- Là cây thân thảo sống lâu năm, cao 1 - 2m, thân nhẵn, hình trụ có rãnh dọc, màu tím nhạt hoặc màu lục.
- Lá phía gốc kép 2 - 3 lần lông chim, dài từ 15 - 40cm, lá chét nguyên hình bầu dục hoặc hình trứng, xẻ thùy không đều, mép khía răng, gân lá có lông thưa và mịn, cuống lá to, có bẹ và lá phía trên ít xẻ hơn.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành tán kép, có lông mịn màu vàng nâu, lá bắc 1 - 2 cái, lá bắc nhỏ hình kim, hoa nhỏ với 15 - 30 cái ở mỗi tán, màu trắng.
- Quả bế, hình trụ, hình đứng hoặc bầu dục tròn, dẹt, có sống dọc, dìa ở 2 bên.
- Mùa hoa: Từ tháng 6 - 9, mùa quả từ tháng 10 - 12.
Hình ảnh cây độc hoạt
Phân bố sinh thái
Độc hoạt có xuất xứ từ Trung Quốc, cây được nhập trồng vào Việt Nam, cụ thể là Sapa.
Bộ phận sử dụng
Rễ đã được phơi hoặc sấy khô
Thành phần hóa học cây độc hoạt
Rễ độc hoạt có chứa nhiều chất coumarin: bergapten, osthol, angelol, glabralacton, psoralen, xanthotoxin,…
Tác dụng dược lý:
- Tác dụng tăng hàm lượng acetylcholin trong máu thỏ
- Tác dụng ức chế hoạt tính cholinesterase trong huyết thanh thỏ
- Tác dụng giảm đau, trên tim ếch cô lập
- Tác dụng trên huyết áp
- Tác dụng chống viêm.
Độc hoạt có tác dụng gì?
Công dụng của độc hoạt đã được ghi chép lại nhiều trong những tài liệu y học cổ truyền. Bên cạnh đó, những nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra công dụng của dược liệu này.
Theo Đông y
Đã có không ít tài liệu ghi chép về dược liệu độc hoạt. Đây là vị thuốc có vị ngọt, tính ôn, không có độc, có tác dụng khứ phong, chỉ thống, tán hàn, thắng thấp. Với tác dụng đó, độc hoạt thường được dùng để chủ trị các loại phong, đau khớp do phong. Từ đó, hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp. Tiêu biểu là bài thuốc độc hoạt tang ký sinh.
Tác dụng của độc hoạt
Theo y học hiện đại
Những nghiên cứu trong y học hiện đại đã chỉ ra rằng độc hoạt có chứa những dưỡng chất như Palmitic acid, Angelic acid, dầu thực vật, Bergapten Ostholm, Belliferone, Oleic acid, Angelicone, Linoleic acid, Sterol, Angeloi, Scopoletin, Tiglic acid, Stearic.
Những hoạt chất đó được sử dụng với tác dụng như sau:
- Công dụng an thần, kháng viêm, giảm đau hiệu quả;
- Chống co thắt đối với hồi tràng thỏ, chống viêm loét bao tử;
- Hỗ trợ giảm huyết áp rõ rệt;
- Ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả,...
Bài thuốc sử dụng vị thuốc độc hoạt
Theo độc hoạt dược điển, độc hoạt là vị thuốc thường dùng trong những trường hợp phong hàn, xương khớp, lưng gối đau nhức, bất kể đau lâu hoặc mới đau. Liều dùng hàng ngày từ 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác.
Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến từ độc hoạt và người bệnh có thể tham khảo.
Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh hỗ trợ trị đau nhức xương khớp
Độc hoạt tang ký sinh có tác dụng gì? – Đây là bài thuốc bình can, bổ thận, trừ thấp, khu phong tán hàn, bổ khí hành huyết. Do đó, Đông y dùng để điều trị chứng phong thấp và phong hàn. Nhiều thế hệ thầy thuốc Đông y đã sử dụng bài thuốc này để điều trị cho kết quả tốt cho bệnh nhân.
Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh nổi tiếng trị đau xương khớp
Bài Độc hoạt tang ký sinh của danh y Tôn Tư Mạo trong cuốn “Bị cấp thiên kim yếu phương” gồm 15 vị thuốc và liều lượng để phối ngũ như sau:
- Độc hoạt, phòng phong, ngưu tất mỗi loại 8gram;
- Tang ký sinh, tần giao, bạch thược, đương quy, sinh địa, đỗ trọng, phục linh mỗi loại 12g;
- Tế tân, xuyên khung, nhân sâm, cam thảo mỗi loại 4gram;
- Xuyên khung 6gram.
Cách thực hiện:
- Sơ chế, làm sạch tất cả các nguyên dược liệu đã chuẩn bị rồi để ráo nước. Sau đó, cho tất cả các dược liệu vào để sắc thuốc.
- Đun cùng khoảng 1 lít nước, để nhỏ lửa rồi tiếp tục đun cho đến khi chỉ còn khoảng 500ml thì tắt bếp và sử dụng.
Lưu ý, mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc và sử dụng trong ngày để đảm bảo dược tính của dược liệu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng độc hoạt tang ký sinh gia giảm, giảm 1 số vị thuốc mà không làm mất đi hiệu quả trong điều trị.
Sản phẩm TPBVSK Khương Thảo Đan Gold ứng dụng bài thuốc Tang ký sinh cùng một số dược liệu và bài thuốc khác giúp giảm các triệu chứng viêm khớp, đau mỏi vai gáy do thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống. Dùng cho người bị đau nhức mỏi khớp, đau lưng, đau vai gáy, sưng khớp, tê buồn chân tay do thoái hóa khớp.
Bài thuốc trị răng sưng đau
- Dược liệu: 120gr độc hoạt, địa hoàng; sơ chế và làm sạch thuốc rồi tán nhỏ thành bột cho dễ sử dụng.
- Mỗi lần chỉ dùng khoảng 12gr bột và hòa cùng nước ấm rồi sử dụng. Kiên trì áp dụng bài thuốc trong thời gian dài cho tới khi các triệu chứng này giảm dần.
Điều trị đau đầu, cơ thể đau nhức, táo bón
- Dược liệu: 8gr dược liệu, 8gr đại hoàng, 4gr ma hoàng, 4gr sinh khương, 4gr cam thảo, 3gr xuyên khung.
- Làm sạch vị thuốc cùng các dược liệu đã chuẩn bị, sắc thuốc. Đun các thảo dược với 800ml nước, đun trong khoảng 20 phút cho tới khi chỉ còn 400ml thì tắt bếp và sử dụng.
- Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc và chỉ dùng trong ngày để đảm bảo dược tính. Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc trong khoảng thời gian dài để thấy được tác dụng điều trị.
Bài thuốc trị viêm khớp, đau lưng, co rút chân tay
Độc hoạt thường được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm khớp
- Dược liệu: Độc hoạt, phòng phong, tần giao mỗi loại 12gr, tế tân 4gram. Sơ chế dược liệu đã chuẩn bị, để ráo nước rồi đem sắc thuốc.
- Đun các dược liệu với 800ml nước , đun khoảng 20 phút để dưỡng chất ngấm ra thuốc thì tắt bếp và sử dụng. Bài thuốc này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính
- Nguyên liệu: 15gr đường đỏ và độc hoạt. Làm sạch, sơ chế dược liệu rồi sắc cùng ít nước, cô cho tới khi thành cao.
- Hòa đường đỏ vào cùng vị thuốc, tạo thành hỗn hợp cao. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần và dùng cho tới khi các triệu chứng suy giảm.
Lưu ý khi sử dụng độc hoạt dược liệu
Lưu ý khi sử dụng dược liệu độc hoạt
- Người khí huyết hư, âm hư, đau nửa người, phụ nữ nửa người dưới hư yếu, không sử dụng.
- Không dùng cho chứng nội phong, cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân âm hư (theo Trung Dược Học).
- Không dùng cho người huyết hư, huyết hư mà không có phong hàn thực tà, âm hư nội nhiệt (theo Lâm sàng thường dụng dược thủ sách, Trung Quốc Dược học đại từ điển).
- Người huyết táo, âm hư cần cân nhắc trước khi sử dụng (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
- Đầu gối đau, ngang lưng đau thuộc chứng hư không nên sử dụng độc hoạt (theo Đông dược học thiết yếu)
- Liều dùng thông thường của độc hoạt là từ 3 đến 9g mỗi ngày. Sử dụng quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ như ngộ độc, tiêu chảy, nôn mửa,...
- Độc hoạt có thể tương tác với một số loại thuốc và làm nặng thêm các bệnh lý nền như cao huyết áp, tim mạch, bệnh gan, bệnh thận. Người có bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng độc hoạt.
- Trước khi sử dụng độc hoạt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều dùng, cách sử dụng và những lưu ý cần thiết. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn để đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Độc hoạt là dược liệu quý trong đông y, hỗ trợ quá trình điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về cách dùng cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng để đạt được hiệu quả tốt.
Cập nhật lúc: 2024/10/04