Đông trùng hạ thảo bị mốc là một vấn đề đáng tiếc và nan giải khiến nhiều người lo lắng. Bởi đây là một loại thảo dược quý hiếm, mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để nhận biết dược liệu có bị mốc hay không và cách xử lý thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
I. Cách nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc
Thông thường, hạn sử dụng của đông trùng hạ thảo tươi tối đa 2 tuần, trong khi đó của đông trùng hạ thảo khô là 1 năm. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách, thời gian sử dụng sẽ rút ngắn lại và dược liệu bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bị mốc như:
- Đông trùng dạ hạ thảo tươi bị mốc
Đông trùng hạ thảo khi vừa mới thu hoạch rất dễ bị nấm mốc nếu không được chế biến và bảo quản phù hợp. Người dùng có thể dễ dàng nhận biết bằng các dấu hiệu như:
- Xuất hiện các đốm trắng do nấm mốc phát triển;
- Mùi ẩm mốc rất hăng và khó chịu;
- Đầu cây chuyển màu đen, thối rữa.
Đông trùng hạ thảo tươi hơi khó bảo quản. Nếu đúng cách, thì phải buộc kín trong túi nhựa hoặc đậy kín vào bình thủy tinh, hạn sử dụng tối đa 2 tuần. Tuy nhiên, do tiếp xúc với vi khuẩn, độ ẩm cao khiến nấm mốc hình thành trên bề mặt dược liệu.
Nấm mốc phát triển bám trên thân
- Đông trùng hạ thảo khô bị mốc
Đông trùng hạ thảo khô cũng có thể bị nấm mốc phát triển trong điều kiện nhất định, các dấu hiệu dễ nhận thấy như:
- Có xuất hiện các đốm mốc màu trắng hoặc đen trên thân đông trùng dạ thảo;
- Nhiều vết sạm đen xuất hiện, khiến hình dạng khối đông trùng hạ thảo thay đổi.
- Mùi nấm mốc rất là khó chịu.
Nguyên nhân khiến đông trùng hạ thảo bị mốc
Đông trùng hạ thảo rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và điều kiện bảo quản không đúng cách, dẫn đến tình trạng bị mốc. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:
- Độ ẩm cao: Nếu bảo quản ở nơi ẩm ướt, nấm mốc sẽ nhanh chóng phát triển và xâm nhập vào sợi nấm của đông trùng hạ thảo.
- Nhiệt độ không ổn định: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc nhiệt độ quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi.
- Không khí không được lọc sạch: Bụi bẩn, vi khuẩn và các hạt lơ lửng trong không khí có thể bám vào đông trùng hạ thảo, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Bảo quản không đúng cách:
- Đóng gói không kín: Nếu đông trùng hạ thảo không được đóng gói kín trong các túi hút chân không hoặc lọ thủy tinh, chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí và dễ bị nhiễm khuẩn.
- Để chung với các thực phẩm khác: Việc để đông trùng hạ thảo chung với các thực phẩm khác có thể làm lây lan nấm mốc từ thực phẩm sang đông trùng hạ thảo.
- Chất lượng đông trùng hạ thảo ban đầu: Đông trùng hạ thảo có chất lượng kém, bị nhiễm khuẩn từ khâu trồng trọt hoặc thu hoạch cũng dễ bị mốc hơn.
II. Đông trùng hạ thảo bị mốc có dùng được không?
Đông trùng hạ thảo nếu bị mốc có dùng được không còn phải phụ thuộc vào mức độ nhiễm nấm mốc. Nếu thảo dược có dấu hiệu mốc sống, chưa lan rộng thì có thể xử lý kịp thời bằng cách làm sạch và sấy khô đúng cách để loại bỏ nấm.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng như nấm mốc trắng toàn thân cây hoặc có mùi khó chịu, nồng mặc thì tốt nhất là bỏ đi. Bởi chắc chắn đã có sự hiện diện của vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi và phát triển.
III. Cách xử lý đông trùng hạ thảo bị mốc
Theo các chuyên gia, nếu đông trùng hạ thảo bị mốc chỉ khoảng 5% thì có thể xử lý đúng cách và vẫn sử dụng an toàn được. Còn nếu mốc trên 5% thì không thể xử lý và dùng được nữa, nên tốt nhất là vứt bỏ toàn bộ để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là các bước xử lý dược liệu bị mốc một cách hiệu quả:
- Lấy nấm đông trùng hạ thảo bị mốc ra khỏi túi hoặc lọ, sau đó bỏ phần nấm mốc để ngăn chặn sự lây lan sang vùng khác.
- Rửa nấm đông trùng hạ thảo bị mốc trong nước muối pha loãng có nồng độ 20 – 30 %, sau đó trụng qua nước nóng 70 độ C (đông trùng khô) và 100 độ C (đông trùng tươi) 1 – 2 lần.
- Mang đông trùng hạ thảo đã trụng đi phơi khô trong bóng râm hoặc sấy khô cho tới khi độ ẩm còn khoảng 13% dùng. Bỏ vào túi hút chân không hoặc thủy tinh, đậy kín nơi khô ráo, thoáng mát.
Những cách xử lý khi đông trùng hạ thảo mốc
IV. Cách bảo quản nấm đông trùng hạ thảo
Mỗi dạng đông trùng hạ thảo sẽ có cách bảo quản khác nhau nhằm tránh tình trạng nấm mốc phát triển, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số cách mà người dùng có thể tham khảo.
- Hướng dẫn bảo quản đông trùng hạ thảo tươi
- Bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh: Khi cho dược liệu vào túi hút chân không và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh, đông trùng hạ thảo tươi có thể kéo dài hạn sử dụng lên tới 30 - 45 ngày.
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Cho thảo dược vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp rồi đưa vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản tối đa 14 ngày. Nếu để lâu hơn có thể khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Sấy khô: Đem đông trùng hạ thảo tươi đi sấy khô rồi cho vào túi hút chân không hoặc hũ thủy tinh kín và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Ngâm rượu: Nếu muốn giữ vững dinh dưỡng vốn có của đông trùng hạ thảo, người dùng có thể mang dược liệu đi ngâm với rượu. Trước tiên, cho đông trùng vào rượu trắng với tỉ lệ 10 con đông trùng tương ứng với 1 lít rượu. Sau đó ngâm trong 30 ngày là có thể uống ngay được. Trường hợp này chỉ phù hợp nếu có quá nhiều đông trùng hạ thảo.
- Hướng dẫn bảo quản đông trùng hạ thảo khô
- Cho sản phẩm vào túi hút chân không hoặc lọ thủy tinh kín kèm thêm gói hút ẩm để dược liệu không bị ẩm mốc. Sau đó đặt lọ ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Kiểm tra thường xuyên các lọ, túi đựng đông trùng để kịp thời phát hiện dấu hiệu mốc, tránh lây lan.
- Hướng dẫn bảo quản đông trùng hạ thảo dạng bột
Đông trùng hạ thảo ở dạng bột sẽ dễ bảo quản hơn dạng tươi và khô. Đầu tiên, người dùng nên chọn mua đông trùng dạng bột đã đóng gói cẩn thận. Tiếp đến, đặt sản phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng từ mặt trời.
Cách phòng tránh đông trùng hạ thảo bị mốc
Để bảo quản đông trùng hạ thảo được tốt nhất và tránh bị mốc, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát: Nên chọn nơi có nhiệt độ ổn định, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
- Đóng gói kín: Sau khi sử dụng, hãy đóng kín bao bì hoặc lọ đựng đông trùng hạ thảo để hạn chế tiếp xúc với không khí.
- Sử dụng túi hút ẩm: Cho thêm túi hút ẩm vào hộp đựng để giảm độ ẩm trong không gian bảo quản.
- Kiểm tra định kỳ: Nên kiểm tra đông trùng hạ thảo định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu bị mốc và xử lý kịp thời.
- Chọn mua sản phẩm chất lượng: Lựa chọn đông trùng hạ thảo từ những nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng.
||Lưu ý: Khi đông trùng hạ thảo đã bị mốc, bạn tuyệt đối không nên sử dụng nữa vì nấm mốc có thể sản sinh ra các độc tố gây hại cho sức khỏe.
Hy vọng thông qua bài viết trên của Dược phẩm Thái Minh sẽ giúp người dùng nhận biết đông trùng hạ thảo bị mốc và biết cách xử lý kịp thời. Lưu ý là chỉ xử lý và dùng nếu dược liệu nhiễm mốc chỉ khoảng 5%, còn nếu trên 5% thì phải bỏ ngay, không được sử dụng. Hãy bảo quản và quan sát hằng ngày để đông trùng hạ thảo luôn giữ trọn vẹn dưỡng chất.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
||Tham khảo bài viết khác:
Cập nhật lúc: 2024/09/05