Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Gừng gió là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Gừng gió (hay riềng gió) là dược liệu thường được ông cha ta sử dụng trong các bài thuốc Đông y được đúc kết và lưu truyền cho đến ngày nay. Tác dụng của gừng gió phải kể đến như chữa cảm mạo, cảm lạnh, máu nhiễm mỡ, xương khớp, viêm gan, xơ gan cổ trướng,... 

I. Cây gừng gió là cây gì?

  • Tên thường gọi: riềng gió, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, phong khương, khinh kèng (Tày) gừng dại, gừng rừng, Khương, Can khương, Sinh khương
  • Tên khoa học: Zingber zerumbert Sm.
  • Họ: Gừng - Zingbiberaceae

1.1 Đặc điểm gừng gió

  • Gừng gió là cây thuốc quý, cây cao từ 1m - 1.3m;
  • Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, non màu vàng, thơm sau chuyển thành màu trắng và đắng;
  • Lá mọc so le, không cuống mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn;
  • Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ, sau khi lá mọc, thường có màu lục. Khi già màu hồng đỏ, đài, tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt;
  • Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, áo hạt mềm, màu trắng.
  • Mùa hoa và quả vào tháng 5 – 6.

Cây gừng gió là cây gìHình ảnh cây gừng gió

1.2 Phân bố, thu hái, chế biến

Gừng gió là cây ưa mọc hoang, nơi có độ ẩm mát trong rưng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. 

Đến mùa gừng gió được lấy về, có thể dùng tươi ngâm với rượu hoặc có thể thái rồi phơi khô để dùng dần. Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. 

1.3 Vị thuốc gừng gió

  • Tính vị: Vị cay, đắng, tính ấm
  • Quy kinh: Vào kinh phế, tỳ vị
  • Công dụng: Gừng gió có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, chữa đau bụng, trúng gió, đau nhức sưng tấy. 

II. Thành phần hóa học của gừng gió

hình ảnh cây gừng gióHình ảnh củ gừng gió tươi

Gừng gió có chứa nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen, nhiều sesquiterpen. Trong đó, humulen chiếm 27% monocylic sesquiterpen xeton, 37,5% zerumbon. Các monoterpen gồm camphen, pinen, limonen, cineol và campho.

III. Cây gừng gió có công dụng gì? 

Củ gừng gió chữa bệnh gì? – Gừng gió được coi như một loại kháng sinh tự nhiên với nhiều tác dụng:

3.1 Ngừa ung thư

Thành phần chính của tinh dầu gừng gió là Zerumbon – Nó có tác dụng ức chế sự phát triển của Micrococcus Pyorgenes var, Mycobacterium tuberculosis và auereus. Y học hiện đại cũng cho rằng gừng gió có tác dụng kháng viêm, trị xơ gan cổ trướng, ức chế một số loại u nang, ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư xương, ung thư máu, ung thư gan, phổi, đại tràng, ung thư tủy, ung thư da,... 

Cây gừng gió ngừa ung thưThành phần Zerumbon trong gừng gió có tác dụng ngừa ung thư

3.2 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Tác dụng của gừng gió giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống cảm lạnh và cảm cúm trong mùa đông. Bên cạnh đó, gừng gió còn rất giàu kẽm, crom, maige, kích thích lưu thông máu, giúp cơ thể ấm áp hơn, giảm bớt mồ hôi ra quá nhiều.

3.3 Hỗ trợ các vấn đề về hô hấp

Gừng gió có đặc tính kháng histamin nên nó có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng, ức chế sự co thắt đường thở, kích thích sự tiết chất nhầy. Vì vậy, gừng gió thường được sử dụng như phương thuốc tự nhiên chữa cảm cúm, cảm lạnh, ho, viêm mũi họng,...

  • Một muỗng cafe gừng gió với mật ong pha nước ấm giúp ấm họng, giảm cơn ho dai dẳng,...
  • Trà gừng gió với gừng tươi giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi, thông cổ họng.
  • Hỗn hợp gừng gió tươi với cây hồ lô giúp trị bệnh hen suyễn hữu hiệu.

gừng gió hỗ trợ các vấn đề về hô hấpGừng gió có đặc tính kháng histamin, hỗ trợ các vấn đề về hô hấp

3.4 Giảm viêm, giảm đau

Gừng gió được biết đến rộng rãi nhờ tác dụng chống viêm, giảm đau. Nghiên cứu y học cho thấy, gừng gió có hiệu quả như những loại thuốc đau phổ biến, giảm chứng đau nửa đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng,... 

3.5 Ngừa sỏi mật

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản, một số chất trong gừng gió có tác dụng ức chế sự hợp thành Prostaglandin – chất gây ra sỏi mật. Khi lượng prostaglandin trong cơ thể quá nhiều, hàm lượng muxin (một loại protein) trong dịch mật sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với những ion canxi và bilirubin trong dịch mật, tạo thành hạt sỏi trong mật.

3.6 Kích thích mọc tóc

Không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe mà tinh dầu gừng gió còn rất tốt cho tóc và da đầu. Chỉ cần dùng một vài giọt gừng gió pha với dầu gội sẽ làm giảm lượng gàu trên da đầu. Thực hiện đều đặn sẽ giúp tóc dày hơn, giảm thưa, kích thích mọc tóc và da đầu chắc khỏe hơn. 

IV. Liều dùng và cách sử dụng

Thường thái mỏng thân và rễ củ gừng gió rửa sạch ngâm trong rượu 40 – 50 độ, liều lượng 40-50 gam tươi hay sấy khô cho vào chai 650ml ngâm với thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống.

  • Mỗi ngày uống 3 ly mỗi ly 15-20ml.

liều sử dụng gừng gióCách sử dụng gừng gió

Cách dùng:

  • Cách 1: sao vàng từ 20-50g gừng gió, sau đó sắc thuốc để uống mỗi ngày.
  • Cách 2: thái mỏng thân và rễ củ gừng gió, rửa sạch ngâm trong rượu 40 – 50o trong thời gian 15-20 ngày (40-50g/650ml). Gạn lấy rượu uống mỗi ngày 3 ly (mỗi ly 15 -20ml.
  • Cách 3: lấy một khúc gừng cỡ 2 đốt ngón tay đem rửa sạch, để nguyên vỏ, sắt lát mỏng rồi bỏ vào chén đem chưng cách thủy cho lâu hơn 1 giờ. Ngày uống 3 lần.

V. Bài thuốc dân gian có vị gừng gió

bài thuốc dân gian từ cây gừng gióBài thuốc dân gian sử dụng gừng gió

- Trị chứng cảm lạnh do mưa

  • Lá gừng gió tươi 50g, lá khuynh diệp 50g, vỏ quýt phơi khô 10g, sắc trong 1.000ml nước.
  • Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp ngực và lưng, sau đó lau khô, đắp chăn ấm.
  • Nghỉ dưỡng 20 phút.

- Rong kinh bất thường sau sinh

Trường hợp phụ nữ rong kinh bất thường sau sinh thì có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Dược liệu: 10g củ gừng, 5g lá khoai mỡ, 10g, hoa khoai mỡ
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc (sắc 3 bát còn nửa bát). Uống 2 lần/ ngày và liên tục 3 ngày.

>> TOP 7 mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả tại nhà, chị em nên biết

- Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng

  • Dược liệu: Cà chua chín, ngọn bí đỏ 50g; thịt cá hồng 50g, gừng gió 5g, ⅓ thìa bột nêm, ¼ muỗng đường cát. 
  • Tất cả nấu với 500ml còn 300ml, chia thành 2 phần ăn trưa và chiều. Cách ngày ăn 1 lần.

- Nam trung niên bị mỡ nhiễm máu

  • Dược liệu: 20g củ gừng gió xắt sợi; 10g lá gừng gió xắt nhuyễn, táo tàu khô 10 quả, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư.
  • Nấu tất cả các dược liệu trên với 1 lít nước còn 50ml. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần và ăn liên tục 10 lần.

- Trị đau nhức khớp chậu

  • Nguyên liệu: 50g gừng gió, 20g lá ngải cứu, cả 2 xắt nhuyễn thành sợi. 50g gạo lứt rang, 2 củ hành 20g, 15g hành lá xắt nhỏ, 200 - 250g lươn (cho dấm vào để tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu)
  • Nêm nếm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml. Chia thành 2 phần ăn trưa, chiều; cách 2 ngày/ lần liên tục 15 lần. Lưu ý, có thể sử dụng cho phụ nữ tiền mãn kinh, bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi, nửa đầu. 

- Trị chứng ăn khó tiêu

  • Nguyên liệu: 30 – 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non, 1 quả chanh muối
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào 200ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã. Uống nước cách nhau 5 phút để tiêu hóa và thông tiểu tốt hơn, nằm nghỉ 10 phút. 

- Cầm máu vết thương

  • 10g gừng gió, 10g lá chàm mèo, giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương  

VI. Kiêng kỵ khi sử dụng gừng gió

Dù có tác dụng tốt nhưng những trường hợp sau cần tránh sử dụng gừng gió:

đối tượng không nên sử dụng gừng gióĐối tượng không nên dùng gừng gió

  • Người bị nhiệt tích, nóng trong không nên dùng gừng gió;
  • Khi dùng gừng gió, cần sử dụng đúng liều lượng, tùy vào cơ địa của mỗi người;
  • Đối với bệnh nhân mắc bệnh xơ gan cổ trướng đơn thuần, trong thời gian dùng thuốc phải ăn nhạt, hạn chế thực phẩm giàu kali, không uống rượu bia, kiêng đồ tanh. 
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng gió.

Gừng gió là một loại cây thuốc quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy gừng gió ở các khu chợ hoặc các cửa hàng thuốc nam. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/06/04

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.