Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Hậu phác – Dược liệu trị đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, nôn mửa

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Mạnh Chiến

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Hậu phác là một trong những dược liệu phổ biến để chữa các bệnh về đường tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống không tiêu,... 

Hậu phác - Dược liệu trị đầy bụng, nôn mửa, ăn uống không tiêuHậu phác - Dược liệu trị đầy bụng, nôn mửa, ăn uống không tiêu

Cây hậu phác là gì?

  • Tên tiếng Việt: Hậu phác
  • Tên khoa học: Magnolia officinalis Rehd. et Wils.
  • Họ: Magnoliaceae (Mộc lan)

Đặc điểm cây hậu phác

  • Là cây thân gỗ lớn, có chiều cao lên tới 15m, lớp vỏ có màu nâu tím. Cành có lông bao phủ bên ngoài khi còn non. 
  • Cuống lá to, lá mọc so le, mập dài từ 2.4 - 4.4cm, không lông, phiến lá có hình trứng thuôn dài 22 - 40cm, rộng 10 - 20cm, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp lại.
  • Hoa có màu trắng thơm, đường kính có thể hướng tới 12cm, cuống hoa to thô.
  • Quả kép, hình trứng dài từ 9 - 12cm, đường kính từ 5 - 6.5cm.

– Bộ phận dùng của hậu phác: Vỏ cây, vỏ rễ, vỏ cành.

Hình ảnh cây hậu phácHình ảnh cây hậu phác

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hậu phác thường mọc ở vùng đất ẩm như sườn núi. Tại Trung Quốc, có thể tìm thấy loại cây này ở nhiều tỉnh thành như Triết Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam,... Còn ở nước ta, có thể tìm thấy cây này ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang. Nhưng để làm dược liệu cầy phải chọn những cây có tuổi thọ từ 20 năm tuổi trở lên.

Cây lấy vỏ như lấy vỏ cây quế, đem về chế biến sơ bộ, có nhiều cách chế biến khác nhau. Dưới đây là 2 phương pháp chế biến phổ biến:

  • Cách 1: Cho vỏ vào ngăn gỗ, đun nóng cho bốc hơi rồi phun nước lạnh vào, đun và phun nước lạnh như vậy 3 lần là được, rồi đem ra cuộn thành cuộn.
  • Cách 2: Đào hố dưới đất, cho vỏ vào rồi đậy rơm và ủ trong 3 - 4 ngày cho ra hơi nước. Sau đó, cuộn lại thành từng ống.

Do cách chế biến khác nhau nên hình dạng vị thuốc cũng khác nhau. 

Thành phần hoá học dược liệu hậu phác

Khi phân tích dược liệu hậu phác của Trung Quốc, người ta đã lấy ra khoảng 5% phenol gọi là magnolola C18H18O2 độ chảy 103 độ, isomagnolola C18H18O2 độ chảy 143 độ  và tetrahydromagnolola độ chảy 144 độ. Mặt khác, còn có khoảng 1% tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là machilola C15H26O.

Năm 1951 và 1952, Tomita và Masao đã chiết được từ một loại hậu phác Nhật Bản (Magnolia abovata Thunb) một chất có tinh thể gọi là magnocurarin C19H25O4.I/4H2O, có độ chảy 200 độ.

Vị thuốc hậu phác có tác dụng gì?

Hậu phác - Dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyềnHậu phác - Dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền

  • Tính vị quy kinh: Dược liệu có vị cay đắng, tính ôn, không độc. Quy vào kinh đại tràng, tỳ, phế, vị.
  • Tác dụng của hậu phác: ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm.
  • Công dụng: Điều trị thượng vị đầy trướng, nôn mửa, thực tích, tiết tả, suyễn, ho.

Theo y học hiện đại

Nước sắc của vỏ hậu phác có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, tụ cầu, liên cầu, phẩy khuẩn tả. Alcaloid toàn phần từ vỏ hậu phác có tác dụng ức chế hoạt động tim, giãn mạch ngoại biên in vitro, gây hạ huyết áp in vivo trên động vật thí nghiệm. Mặt khác, vỏ hậu phác còn có tác dụng giảm đau lợi tiểu.

Magnolol và honokiol chiết từ Hậu phác có hoạt tính ức chế rõ rệt vi khuẩn Gram dương và nấm. Cao ether và methanol có chứa 2 hoạt chất nhằm ức chế mạnh vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans. Hai chất này còn có tác dụng giãn cơ, ức chế thần kinh trung ương, ức chế kết tập tiểu cầu thỏ gây bởi collagen mạnh hơn gấp 3 lần so với aspirin.

Mặt khác, magnolol còn có tác dụng dự phòng rõ rệt đối với viêm loét dạ dày do stress do ngâm mình trong nước, chảy máu dạ dày do stress. Hoạt tính chống loét, chống tiết magnolol không giống hoạt tính của atropin, cimetidine và methyl prostaglandin E2 có tác dụng ức chế trung tâm. 

Liều dùng hậu phác dược liệu

Dược liệu có thể được sử dụng 1 mình hoặc kết hợp chung với những vị thuốc khác. Cách dùng phổ biến nhất là tán thành bột hoặc sắc lấy nước uống. Liều dùng được khuyến cáo từ 6 - 20g/ ngày. Tuy nhiên, có thể được điều chỉnh tùy vào từng bài thuốc nhất định. 

Đơn thuốc sử dụng dược liệu hậu phác

Bài thuốc sử dụng dược liệu từ cây hậu phácBài thuốc sử dụng dược liệu từ cây hậu phác

Hạ khí, tiêu trướng 

Bài thuốc 1: Trị đau bụng do lạnh, trướng đầy ăn không tiêu:

  • Dược liệu: Hậu phác, đại táo, gừng sống, xích phục linh mỗi loại 12; cam thảo, gừng khô, mộc hương mỗi loại 4g, trần bì 8g, thảo đậu khấu 6g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên đem sắc uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Điều trị tiêu chảy do thấp trệ

  • Dược liệu: Hậu phác, trần bì mỗi loại 6g; thương truật 10g, chích thảo 3g
  • Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 4 - 8g cùng với nước sắc gừng tươi và đại táo. 

Bài thuốc 3: Điều trị đại tiện táo, bụng trướng đầy hơi

  • Dược liệu: Hậu phác 12g, chỉ thực 8g, đại hoàng 12g;
  • Đem tất cả các dược liệu trên đem sắc uống.

Bài thuốc 4: Điều trị tỳ vị hư hàn, bụng trướng đầy

  • Dược liệu: Hậu phác, cam thảo, sinh khương mỗi loại 8g; bán hạ và đảng sâm mỗi loại 12g.
  • Đem dược liệu trên sắc thành nước uống.

Bài thuốc 5: Điều trị chướng bụng, đại tiện khó

  • Dược liệu: Hậu phác 12g; bạch truật, chích cam thảo, mầm mạch, phục linh mỗi loại 6g; bán hạ khúc, nhân sâm mỗi loại 9g; chỉ thực, hoàng liên mỗi loại 15g; gừng khô 3g.
  • Ngày uống 3 lần mỗi lần 8 - 12g.

Hậu phác có tác dụng hỗ trợ hạn chế các triệu chứng và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng nhờ vào khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng khỏi các tác nhân gây viêm. Các hoạt chất có trong Hậu phác có tác dụng làm dịu và làm giảm sự kích thích niêm mạc, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm loét. Trong TPBVSK Gastroclean Thái Minh, Hậu phác được sử dụng để cung cấp các lợi ích này, bao gồm giảm triệu chứng đau đầy bụng, khó tiêu và táo bón, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng khỏi các tổn thương do viêm loét.

>> Xem thêm:

Giáng khí, dịu hen

Bài thuốc 1: Thang hậu phác ma hoàng có tác dụng điều trị đờm thấp vướng ở phổi gây suyễn( viêm phế quản mạn tính, hen suyễn).

  • Dược liệu: Hậu bác 8g; gừng khô, tế tân mỗi loại 2g; bán hạ, hạnh nhân mỗi loại 12g; ma hoàng, ngũ vị tử 4g; tiểu mạch 16g, thạch cao sống 20g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc, uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Thang quế chi gia hậu phác hạnh nhân có tác dụng điều trị sợ gió, tự thoát mồ hôi.

  • Dược liệu: Hậu phác, bạch thược, đại táo, gừng sống, hạnh nhân, quế chi mỗi loại 12g, cam thảo 4g. 
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống trong ngày. 

 Bài thuốc trị viêm ruột, đau bụng

  • Dược liệu: hậu phác 6g; chỉ thực, đại hoàng mỗi loại 3g;
  • Đem tất cả các dược liệu trên đem sắc với khoảng 600ml nước trên lửa nhỏ. Ngưng sắc khi lượng nước còn khoảng 300ml, chia thành 3 lần uống trong ngày, dùng với liều 1 thang/ ngày. 

Lưu ý quan trọng khi sử dụng hậu phác

Lưu ý cần biết khi sử dụng vị thuốc hậu phácLưu ý cần biết khi sử dụng vị thuốc hậu phác

  • Thận trọng khi sử dụng hậu phác cho người tân dịch khô, tỳ vị hư nhược, khí huyết kém.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai. 

Hậu phác là loại dược liệu sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng. Dù có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng nó lại có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Vì vậy, mọi người không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm mà cần có sự tham vấn từ bác sĩ có chuyên môn.

Trên đây là những thông tin mà Dược Thái Minh muốn chia sẻ dành cho bạn, hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm các cây thuốc có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa: 

Cập nhật lúc: 2024/05/03

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.