Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Hoa bụp giấm: Công dụng, cách dùng & các bài thuốc hay

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Mạnh Chiến

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Hoa bụp giấm hay còn gọi là đay nhật, giấm là vị thuốc quý có nguồn gốc từ Tây Phi, nổi tiếng với tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm huyết áp, thanh nhiệt, giải độc, trị ho, hạ huyết áp, kháng khuẩn,...

 

Hoa bụp giấm: Công dụng, cách dùng & các bài thuốc hayHoa bụp giấm: Công dụng, cách dùng & các bài thuốc hay

Hoa bụp giấm là gì?

Tên gọi, danh pháp

  • Tên Tiếng Việt: Bụp giấm, Đay nhật, Cây giấm.
  • Tên khác: Atiso đỏ; Bụt giấm; Bụt chua; Bụp chua; cây Rau chua; Lá giấm; Giền cá; hoa Vô thường; Giền chua; Lạc thần hoa.
  • Hoa bụp giấm tiếng Anh: Hibiscus sabdariffa L. 
  • Họ: Bông (Malvaceae).

Đặc điểm cây bụp giấm

  • Cây sống 1 năm, có chiều cao khoảng 1.5 - 2m, phân nhánh chủ yếu gần gốc, thân có màu tím nhạt đến tím đậm.
  • Lá bụp giấm có hình trứng, mép lá có răng cưa, gân lá màu tím đỏ, phiến lá màu xanh.
  • Hoa bụp giấm có hình trứng, hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không cuống, chiều dài từ 8 - 12, hình sợi, phần dưới hợp có lông nhỏ. Đài hợp, có lông nhỏ, phiến nhọn đều, nửa dưới có màu tím nhạt, tràng màu vàng, hồng hoặc tía, có khi là màu trắng.
  • Quả nang hình trứng, có lông thô và đài màu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. 
  • Hoa từ tháng 7 - 10.

Hình ảnh cây hoa bụp giấmHình ảnh cây hoa bụp giấm

Phân bố

Bụp giấm là loài cây có xuất xứ từ Tây Phi. Ban đầu, người ta thu hoạch bụp giấm dùng làm thực phẩm (rau có vị chua), sau được dùng nhiều trong chữa bệnh.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng chủ yếu của hoa bụp giấm là lá, hạt và hoa. Có thể dùng tươi hoặc sấy khô đều được. 

Thành phần hoá học của bụp giấm

Thành phần hóa học chính của Bụp giấm là:

  • Chiếm phần lớn là vitamin C, ngoài ra còn có các acid như acid citric, acid malic, acid tartaric và acid hibiscus.
  • Gossypetin và clorid hibiscin.
  • Flavonol glucosid hibiscitrin; hibiscetin; gossypitrin và sabdaritrin.
  • Oxalat Ca, gossypetin, anthocyanin.
  • Dầu, protein, chất xơ, chất khoáng, vitamin.

Lưu ý, hàm lượng các thành phần hóa học trong bụp giấm có thể thay đổi tùy thuộc vào giống cây, điều kiện sinh trưởng, và phương pháp chế biến.

Hoa bụp giấm có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Công dụng của hoa bụp giấm theo y học cổ truyền:

Hoa bụp giấm có tác dụng lợi tiểu, bổ máu, kích thích tiêu hóaHoa bụp giấm có tác dụng lợi tiểu, bổ máu, kích thích tiêu hóa

  • Bụp giấm (lá, quả, đài hoa) có chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi gan mật, lợi tiểu, bổ máu, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, hạ huyết áp, kháng viêm, kháng khuẩn.
  • Bên cạnh đó, đài hoa bụp giấm còn có tác dụng giãn cơ trơn tử cung, chống co thắt cơ trơn, trị viêm họng, ho. 

Theo y học hiện đại

  • Dùng làm thực phẩm

Lá bụp giấm có vị chua, dùng làm thực phẩm (nấu canh chua). Ngoài ra, đài hoa cũng có vị chua, có thể dùng làm gia vị thay giấm, siro, làm mứt, nước giải khát,...

  • Ngừa ung thư 

Một nghiên cứu của Malaysia cho kết quả nước ép từ Bụp giấm tươi có tác dụng bổ dưỡng, ngừa bệnh ung thư. Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm (không gây mê) có tác dụng hạ huyết áp, làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 được cấy ghép trên chuột.

  • Kích thích tiêu hóa, lợi gan mật

Ở Thái Lan, bụp giấm phơi khô dùng để sắc uống giúp lợi tiểu hiệu quả và chữa sỏi thận. Lá, cành dùng để chữa ho, hạt dùng tốt cho dạ dày, bảo vệ dạ dày. Ở Đài Loan, hạt bụp giấm còn được dùng để thông tiểu, nhuận tràng nhẹ. Ở Philippin, rễ cây được xem là thuốc bổ, hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Hoa atiso đỏ hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, bảo vệ dạ dàyHoa atiso đỏ hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, bảo vệ dạ dày

Hoa bụp giấm nổi tiếng với những lợi ích trong thanh nhiệt, giải độc và bảo vệ gan. Các hợp chất chống oxy hóa và axit hữu cơ có trong hoa bụp giấm giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ gan trong việc loại bỏ các độc tố và cải thiện sức khỏe toàn diện. Ngoài ra, hoa bụp giấm còn có khả năng hạn chế tác hại của rượu bia và các hóa chất đối với gan, giúp bảo vệ và duy trì chức năng gan khỏe mạnh.

Hoa bụp giấm cũng là 1 thành phần được ứng dụng trong sản phẩm Viên Uống Bổ Gan Thái Minh, hỗ trợ giúp thanh nhiệt, giải độc và bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan, hạn chế tác hại của rượu bia, hóa chất đối với gan.

  • Kháng khuẩn

Dầu ép từ hạt bụp giấm có tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Corynebacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Trichophyton, Aspergillus, Cryptococcus…

  • Bổ mắt, tim, thần kinh, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch

Nước sắc hoặc hãm bụp giấm uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bổ mắt, bệnh tim, huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Nghiên cứu từ Griebel và Rovesti, kết luận bụp giấm có tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột. 

Hoa bụp giấm được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ giảm mỡ máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và axit hữu cơ, hoa bụp giấm có khả năng giảm tích tụ mỡ dư thừa và hạ mức cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều này góp phần bảo vệ hệ tim mạch khỏi tổn thương do cholesterol cao.

Thành phần hoa bụp giấm trong Viên uống Fremo, hỗ trợ giảm mỡ máu, giúp giảm tích tụ mỡ dư thừa. Hỗ trợ giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tổn thương tim mạch do Cholesterol máu cao.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Bổ Gan Thái Minh

125.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 13 đánh giá

TPBVSK Fremo

280.000đ

Hộp 40 viên

5.0 / 78 đánh giá

Liều dùng & cách dùng hoa bụp giấm

  • Hiện chưa có quy định về liều lượng cụ thể, nhưng không nên dùng quá 2g/ ngày để tránh độc tính.
  • Có thể dùng dạng tươi hoặc phơi khô, hãm trà để uống. 
  • Lá bụp giấm thường được dùng để nấu canh chua hoặc chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang Hibiscus để phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu. 

Cách sử dụng hoa bụp giấm chữa bệnh 

Hoa bụp giấm thường dùng để pha trà, làm mứt, siro hay ngâm rượu. Hiện chưa có thống kê về liều dùng hoa bụp giấm trong điều trị bệnh, bởi nó còn phụ thuộc vào từng đối tượng và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia đều cho rằng không nên sử dụng quá 2gram/ ngày. 

Một số cách dùng hoa bụp giấm phổ biến:

Pha trà bụp giấm

Trà hoa bụp giấm - Thức uống thanh nhiệt, giải độcTrà hoa bụp giấm - Thức uống thanh nhiệt, giải độc

Tác dụng: Trà bụp giấm có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp, lợi tiểu, nhuận tràng, giảm mỡ máu và giảm cân.

Nguyên liệu: 70 gram hoa bụp giấm tươi và 30 gram hoa bụp giấm khô.

Cách làm:

  • Làm sạch toàn bộ hoa.
  • Cho hoa vào ấm cùng với 650 - 700ml nước sôi.
  • Chắt lọc lấy phần nước, thêm ít đường, khuấy đều. Lưu ý, có thể sử dụng thay thế cho nước trà.

Siro hoa bụp giấm

Tác dụng: Siro hoa bụp giấm có thể giúp phòng cảm cúm, giảm ho hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nguyên liệu: Hoa bụp giấm tươi, đường.

Cách làm:

  • Rửa sạch toàn bộ hoa.
  • Cho hoa vào bình thủy tinh với một lượng đường vừa đủ sao cho cứ một lớp hoa có một lớp đường.
  • Đậy kín nắp bình và bảo quản nơi thoáng mát. Sau 15 ngày là có thể sử dụng, mỗi lần dùng khoảng 30ml.

Siro hoa bụp giấmSiro hoa bụp giấm

Rượu hoa bụp giấm

Tác dụng: Ngâm rượu hoa bụp giấm có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu: 1kg hoa bụp giấm tươi hoặc 600gr ở dạng khô, 150ml mật ong, 3 lít rượu trắng 40 độ.

Cách làm:

  • Làm sạch toàn bộ hoa và vớt cho ráo nước.
  • Cho hoa vào bình thủy tinh.
  • Thêm mật ong và rượu trắng vào sao cho ngập hoa bụp giấm.
  • Sau 10 ngày ngâm là có thể sử dụng, mỗi lần uống khoảng 30ml.

Lưu ý khi sử dụng hoa bụp giấm chữa bệnh

Mặc dù hoa bụp giấm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

Lưu ý cần biết khi sử dụng hoa bụp giấmLưu ý cần biết khi sử dụng hoa bụp giấm

  • Bụp giấm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng quá 2g/ ngày thì có khả năng gây độc tính.
  • Hoạt chất anthocyanin kém bền khi nấu ở nhiệt độ quá cao. Vì vậy nên hạn chế nấu bụp giấm ở nhiệt độ quá cao.
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, chưa có tài liệu nào chứng minh về độ an toàn của bụp giấm.
  • Bụp giấm có thể làm giảm nồng độ của acetaminophen và diclofenac, làm giảm tác dụng điều trị. Do vậy, khi sử dụng bụp giấm với những loại thuốc này cần lưu ý về liều lượng. 

Hoa bụp giấm là loại dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe thì người dùng cần nắm được cách sử dụng, tốt nhất nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ lương y có chuyên môn. Trên đây là những thông tin về hoa bụp giấm mà Dược Thái Minh muốn cung cấp cho bạn đọc, hy vọng những thông tin này là hữu ích đối với bạn.

Cập nhật lúc: 2024/06/25

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Bổ Gan Thái Minh

125.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 13 đánh giá

TPBVSK Fremo

280.000đ

Hộp 40 viên

5.0 / 78 đánh giá