Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Hoa hòe chữa bệnh gì? 6 lợi ích tuyệt vời ẩn chứa trong vị thuốc quen thuộc này

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Cây hoa hoè (hay còn gọi là cây hòe) được biết đến như một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, thành phần hóa học, công dụng và cách sử dụng hiệu quả loài cây thảo dược này.

Hoa hoè là gì? Các tác dụng dược lý đối với sức khỏeHoa hoè là gì? Các tác dụng dược lý đối với sức khỏe

Thông tin chung về cây hoa hoè

  • Tên thường gọi: Hoa hoè, hoè mễ, hoè hoa mễ, hoè giao, hòa thực
  • Tên khoa học: Sophora japonica L.
  • Họ: Đậu (Fabaceae)

Hình ảnh cây hoa hòe (ảnh minh hoạ)Hình ảnh cây hoa hòe (ảnh minh hoạ)

Đặc điểm thực vật

  • Hoa hoè là cây thân gỗ to, có vị đắng nhẹ với mùi thơm đặc trưng. Cây có thân mọc thẳng, có thể phát triển chiều cao lên tới 15m. Các nhánh nhỏ được mọc ra nhiều từ thân, cành cong queo.
  • Lá hoa hè dạng kép lông chim chứa 9 - 13 lá chét, nhọn ở đỉnh, mọc đối. Càng về phía ngọn cuống thì các cặp lá chét thường có khuynh hướng to hơn. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn với chiều dài dao động từ 1,5 - 4,5cm. Gân nằm giữa lá và nổi rõ ở mặt dưới, 2 bên mọc 3 - 5 cặp gân phụ và được bao phủ một ít gân màu nâu. 
  • Hoa của cây hình chuỳ, mọc thành cụm ở đầu cành. Tràng hoa có hình dáng tương tự như cánh bướm, màu trắng ngà. Hoa nở rộ vào tháng 5 - tháng 8.
  • Quả hoa hòe giống như quả đậu, vỏ dày nhưng không mở. Quả thường thắt nhỏ lại ở khoảng giữa hai hạt, bên trong quả có chứa vài hạt. Mùa quả thường diễn ra từ tháng 9 - tháng 11.

Hoa hòe tên khoa học là Sophora japonica L. thuộc họ đậu FabaceaeHoa hòe tên khoa học là Sophora japonica L. thuộc họ đậu Fabaceae

Khu vực phân bố

Cây hoa hoè được trồng khắp nơi và thường dùng để uống cho mát hay dùng để nhuộm màu vàng. Chúng được phân bố nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, vùng Bắc Mỹ, Nhật Bản… Ở nước ta, cây mọc dại ở nhiều tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Nghệ An, Hải Phòng và khu vực Tây Nguyên có nhiều chỗ trồng hoa hoè.

Thu hái và chế biến

Cây được trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Sau 3 - 4 năm có thể bắt đầu thu hoạch. Cây sống lâu năm, càng những năm về sau thu hoạch càng cao. Đối với hoa và quả, sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch, sấy khô hoặc phơi khô ngoài nắng. Hoa sau khi sấy khô hoặc phơi khô thì có màu vàng đục, mùi thơm nhẹ và vị đắng.

Thành phần hoá học

Trong hoa hè có từ 6 - 30% rutin (rutozit). Ru - tin là một glucozit, thuỷ phân sẽ cho quexitin hay quexetola C,H,O, ramnoza và glucoza. 

Rutin còn có ở các bộ phận khác của cây như: 4 - 11% ở vỏ quả, 0,5 - 2% ở hạt, 5 - 6% ở lá chét và 0,5 - 2% ở cành non.

Qua chế biến, hàm lượng rutin có thể thay đổi, cụ thể là đạt 34,7% ở dạng sống, 28,9% ở dạng sao vàng và 18,5% ở dạng cháy (theo Phạm Xuân Sinh và cs.1997).

Ngoài thành phần rutin, trong hoa hoè còn chứa genistein, sophoricoside và quercetin - một hoạt chất được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh trong đó có phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Hạt hoè chứa 1,75% flavonoid toàn phần, trong đó có 0,5% rutin, một số alkaloid.

Trong công thức của TPBVSK An Phế Thái Minh, Chiết xuất Hoa hòe phospholipid được ứng dụng để  hỗ trợ người bệnh giảm đờm, giảm ho hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK An Phế Thái Minh

180.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 1 đánh giá

Tác dụng của hoa hòe đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền

Công dụng của hoa hòe là gì? Trong Đông y, hoa hoè có vị đắng, tính mát hơi lạnh, đi vào kinh can và đại tràng, có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt lương huyết, an thần… Được dùng chủ trị các bệnh như cao huyết áp, mất ngủ, tim mạch, đau xương khớp, chảy máu cam, ho ra máu, đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh rong huyết…

Nụ hoa hòe có tác dụng gì trong điều trị bệnh theo Đông yNụ hoa hòe có tác dụng gì trong điều trị bệnh theo Đông y

Theo Y học hiện đại 

Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch

Rutin và quercetin đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng  và giảm tính thẩm thấu của mao mạch thông qua ảnh hưởng đối với sự chuyển hóa adrenalin. Đồng thời, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thương.

Tác dụng chống viêm

Thí nghiệm trên chuột cống cho thấy, rutin và quercetin có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột do histamine, albumin, serotonin gây ra cũng như tình trạng sưng khớp do men hyaluronidase tạo nên.

Tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu

Theo một thí nghiệm khác, khi lấy dịch chiết từ hoa hoè tiêm vào tĩnh mạch trên chó đã gây mê có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Trên chuột cống trắng bị cao huyết áp di truyền, khi tiêm rutin vào tĩnh mạch với liều lượng 1mg/ kg cũng cho kết quả hạ huyết áp.

Tác dụng cầm máu

Hoa hoè có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, khi sao thành than thì tác dụng càng tăng.

Bảo vệ tim mạch

Trong hoa hoè có nhiều hợp chất hữu ích, có thể giúp giảm huyết áp, làm bền thành mạch. Hơn nữa, nó còn bảo vệ cả hệ thống tim mạch để bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn, có tác động tích cực trong việc ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. 

Giảm đau do viêm khớp

Hoa hoè có khả năng giảm đau, chống viêm rất tốt. Các thực nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, hoạt chất trong hoa hoè có thể làm giảm sưng và viêm trên mô hình động vật. Đồng thời cũng có tác động tích cực với bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.

Liều dùng - Cách sử dụng hoa hòe

Ngày dùng 8 - 10g ở dạng thuốc hãm hoặc sắc. Nếu ở dạng viên hay bột chỉ nên dùng 0,5 - 3g mỗi ngày.

Hoa hòe chữa bệnh gì?

Trị máu cam, trĩ xuất huyết

  • Nguyên liệu: Nụ hoè, trắc bách diệp mỗi vị 10g.
  • Cách thực hiện: Lấy nguyên liệu trên đem sao cháy rồi sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2 - 3 lần.

Trị tăng huyết áp, đau mắt

  • Nguyên liệu: Nụ hoè, lá sen mỗi vị 10g, 4g cúc hoa vàng.
  • Cách thực hiện: Đem nụ hoè đi sao vàng rồi cho hết dược liệu sắc thành nước uống. Mỗi ngày 1 thang và chia làm 2 - 3 lần.

Trị đại tiểu tiện ra máu

  • Nguyên liệu: Hoa hoè, trắc bách diệp mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới mỗi vị 8g.
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu sắc thành thuốc, mỗi ngày dùng 1 thang và chia làm 2 lần uống trong ngày.

Trị trĩ nội, viêm ruột

  • Nguyên liệu: Quả hoè, kim ngân hoa mỗi vị 100g, 10g cam thảo, 10g nghệ vàng.
  • Cách thực hiện: Đem quả hoè sao đen rồi tán chung hết thành bột mịn. Mỗi lần uống lấy 8 - 10g, ngày uống 3 lần.

Đối tượng nào không nên dùng hoa hoè?

  • Những người thể hàn, ỉa lỏng, kém ăn, chậm tiêu, chân tay lạnh, người lạnh, thiếu máu không nên dùng hoa hoè.
  • Người huyết áp thấp tuyệt đối không được dùng vị thuốc hoa hoè. Nếu sử dụng có thể gây choáng váng, chóng mặt.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh cũng không dùng được dược liệu này bởi nó có thể gây sảy thai.

Trên đây là những chia sẻ của Dược Thái Minh về cây dược liệu hoa hoè. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loài cây quý giá này. Hãy áp dụng những kiến thức này vào cuộc sống để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

||Một số loại cây có tác dụng tương tự: 

Cập nhật lúc: 2024/07/01

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Viên Uống Heviho

210.000đ

Hộp 20 viên

4.9 / 187 đánh giá

TPBVSK Siro Heviho

150.000đ

Siro 100ml

4.9 / 415 đánh giá

TPBVSK An Phế Thái Minh

180.000đ

Hộp 20 viên

5.0 / 1 đánh giá