Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Hoắc hương – Vị thuốc chữa cảm lạnh, nôn mửa, khó tiêu

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Hoắc hương có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng, tính ôn, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa cảm lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,...

Hoắc hương – Vị thuốc chữa cảm lạnh, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụngHoắc hương – Vị thuốc chữa cảm lạnh, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng

Hoắc hương là gì?

  • Tên tiếng Việt: Hoắc hương
  • Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth.
  • Tên đồng nghĩa: Mentha cablin Blanco
  • Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

Đặc điểm cây hoắc hương

  • Hoắc hương là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có phân nhánh cao khoảng 30 - 60cm, trên thân có lông. 
  • Lá hoắc hương có mùi thơm, cuống ngắn, phiến lá hình trứng hoặc hình thuỗn, dài 5 - 10cm, rộng 2.5 - 7cm, méo có răng cửa to, mặt dưới nhiều lông.
  • Hoa có màu hồng tím nhạt mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Tuy nhiên, cây trồng ở Việt Nam hầu như không thấy có hoa và kết quả.

Hình ảnh cây hoắc hươngHình ảnh cây hoắc hương

Ngoài loài hoắc hương kể trên thì người ta còn dùng loài hoắc hương Agastache rugosa (Fisch. Et Mey) O. Kuntze cùng họ. Đây là loại cỏ sống hàng năm cao khoảng 40 - 100cm. Lá hình trứng dài 2 - 8cm, rộng 1 - 5cm, đầu lá nhọn phía cuống hơi hình tim. Cuống dài 1 - 4cm, méo có răng cưa thô, to. Hoa mọc thành vòng quanh thân ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cánh hoa màu tím hay trắng, mùa hoa tháng 6 - 7, mùa quả tháng 10 - 11. Loại hoắc hương này cũng mọc ở nước ta nhưng ít phổ biến hơn loài hoa trên.

Phân bố

Hoắc hương được trồng nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, chủ yếu lấy lá, cành làm thuốc nhiều nhất tại Hà Nam, Hưng Yên. Tại Hà Nội, vườn thuốc Văn Điển có trồng thử, thường trồng bằng giâm cành, vì cây không có hoa quả hiện việc nghiên cứu trồng chưa có kinh nghiệm.

Tại các nước khác tại vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, hoắc hương được trồng quy mô lớn để lấy lá cất tinh dầu.

Bộ phận sử dụng, bào chế

Hầu như các bộ phận của hoắc hương đều có thể được dùng làm dược liệu. Trong đó, lá hoắc hương và cành cây hoắc hương thường được dùng để chiết xuất tinh dầu hoặc làm thuốc chữa bệnh. 

Dược liệu hoắc hương sau khi bào chếDược liệu hoắc hương sau khi bào chế

Một số cách bào chế:

  • Lá khô đem thái nhỏ, dùng thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán (vị thuốc theo hướng dẫn của Trung Quốc dược học Đại Từ Điển). 
  • Phun nước cho ngấm đều rồi thái phiến và phơi khô để sử dụng (vị thuốc dựa theo hướng dẫn của Đông dược Học Thiết Yếu).
  • Phun nước cho ngấm đều, thái phiến rồi phơi khô để dùng (Vị thuốc dựa theo hướng dẫn của Đông dược Học Thiết Yếu).
  • Loại bỏ tạp chất, rễ còn sót lại rồi lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô rồi trộn đều với thân, lá. Có thể chưng cất tinh dầu đến từ lá tươi. 

Thành phần hoá học của hoắc hương

Thành phần của hoắc hương có chứa khá nhiều tinh dầuThành phần của hoắc hương có chứa khá nhiều tinh dầu

  • Trong lá hoắc hương khô có chứa 0,5-0,6% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu hoắc hương là Palchouli alcol (chủ yếu), β-patchoulen, α-guaien, aldehyd cinamic, cadinen.
  • Có thể cất tinh dầu hoắc hương bằng lá tươi nhưng tỷ lệ thấp, tinh dầu chỉ xuất hiện trong lá khô hoặc lá để thành đống cho hơi lên men khô dần. 

Cây hoắc hương có tác dụng gì?

Hoắc hương là loại dược liệu quý có vị cay, tính hơi ấm, quy kinh tỳ, vị và phế, được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc. Vậy hoắc hương có tác dụng gì trong y học cổ truyền và hiện đại? 

Trong y học hiện đại

Đặc tính kháng khuẩn rộng: Theo Trung dược học cước sắc hoa hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh như: tu cầu khuẩn, Leptospirosis, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn, tán huyết type A,... 

Tăng tiết dịch dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa: Theo trung dược học, nhờ mùi hương mạnh mẽ, tinh dầu từ dược liệu có khả năng tăng tiết dịch dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn giúp loại bỏ mùi hôi và xua đuổi côn trùng.

Giảm stress, giảm căng thẳng: Mùi của cây hoắc hương có tác dụng giải phóng hormone cảm giác, chẳng hạn như dopamine, serotonin,... Điều này giúp cảm giác buồn bã biến mất, thay vào đó là cảm giác lạc quan, yêu đời và đầy hy vọng.

Hỗ trợ lành vết thương, sẹo trị mụn: Tinh chất có trong hoắc hương có tác dụng tăng tốc quá trình chữa lành vết thương, mất dần vết sẹo. Ngoài ra, nó cũng có hiệu quả trong việc làm mờ các nốt sẹo do mụn.

Chống tiêu chảy: Do hoắc hương có chứa thành phần tannin cao, nên vị thuốc có hiệu quả trong việc chữa bệnh tiêu chảy cùng các bệnh về họng, miệng. 

Tác dụng của cây hoắc hươngTác dụng của cây hoắc hương

Trong y học cổ truyền 

Trong y học cổ truyền, hoắc hương là dược liệu có vị cay, tính ôn, quy kinh phế, vị, tỳ. Chủ trị chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng. Ngoài ra, vị thuốc từ hoắc hương có thể chữa cảm nắng, cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, ngăn hôi miệng.

Bài thuốc chữa bệnh có vị thuốc hoắc hương

Bài thuốc trị chứng ngoại cảm hàn thấp

Là bài thuốc dành cho người bị tức ngực, đau đầu, đầy bụng, tiêu chảy phân lỏng, buồn nôn, nôn,...

  • Hoắc hương chính khí tán (Hòa tể cục phương): Đại phúc bì, hoắc hương, khương bán hạ, phục linh, đại táo mỗi loại 10g; tô tử, bạch chỉ, hậu phác, sinh khương, cát cánh mỗi loại 6g; trần bì 5g; cam thảo 3g. Tất cả đem sắc uống. 
  • Bội lan, hoắc hương mỗi loại 10g sắc uống. Trị thương thử mùa hè, ngực tức, nặng đầu, buồn nôn, không thích ăn.

Bài thuốc trị chứng nôn do thấp hàn bên trong

  • Hoắc hương bán hạ thang: Chế bán hạ, lá hoắc hương, trần bì mỗi loại 10g; đinh hương 2g. Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống.
  • Dược liệu: Chế bán hạ, hoắc hương mỗi loại 10g; trần bì, thương truật mỗi loại 6g. Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống, có thể trị viêm đường ruột cấp thể hàn thấp.
  • Hoắc hương ẩm: Đẳng sâm, lá hoắc hương, xích phục linh, hậu phác, thương truật mỗi loại 10g; bán hạ, trần bì mỗi loại 5g; gừng tươi 3 lát, cam thảo 3g. Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống nóng.

Bài thuốc sử dụng dược liệu hoắc hươngBài thuốc sử dụng dược liệu hoắc hương

Bài thuốc trị đau bụng do tỳ vị khí trệ

  • Dược liệu: Hậu phác, hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi loại 10g; trần bì 3g, sa nhân 5g.
  • Đem tất cả các dược liệu trên sắc uống.

Bài thuốc trị viêm mũi, viêm xoang mũi mạn

  • Dược liệu: Hoắc hương 120g tán bột; gia mật heo vừa đủ làm hoàn (hắc đởm hoàn) 
  • Mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần với nước sôi ấm và dùng liền trong 2 - 4 tuần.

Nhờ tác dụng điều trị viêm mũi, viêm xoang hiệu quả, hoắc hương trở thành thành phần không thể thiếu được ứng dụng trong sản phẩm Xoang Bách Phục với khả năng giảm dị ứng, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm xoang hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK Viên Uống Xoang Bách Phục

70.000đ

Lọ xịt mũi 15ml

5.0 / 216 đánh giá

Dung dịch xịt mũi Xoang Bách Phục

70.000đ

Lọ Xịt Mũi 15ml

5.0 / 154 đánh giá

Trị chàm lở, chàm tay chân

Hoắc hương độc vị hoặc phối hợp với hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn đều tán bột, trộn đều ngâm giấm 1 tuần bỏ xác. Ngâm tay chân đau vào trong nước thuốc với ngày 1 lần 30 phút. 

Bài thuốc trị ăn uống trị ăn không tiêu, sôi bụng

  • Hoắc hương, Thạch xương bồ, Hoa cây Đại đều 12g, vỏ Bưởi đào đốt cháy 6g. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần 2g uống trước bữa ăn 20 phút với nước nóng, ngày uống 3 lần.
  • Hoắc hương là vị thuốc trị nôn có hiệu nghiệm nhưng phải tùy chứng mà gia vị như thấp nhiệt gia Hoàng liên, Trúc nhự; Tỳ vị hư gia Đảng sâm, Cam thảo; nôn do thai nghén gia Bán hạ, Sa nhân.

Đối tượng không nên sử dụng vị thuốc hoắc hương

Tuy hoắc hương có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng:

Phụ nữ có thai không nên dùng hoắc hươngPhụ nữ có thai không nên dùng hoắc hương

Đối tượng không nên sử dụng hoắc hương:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Hoắc hương có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ bú.
  • Người có bệnh lý về gan: Hoắc hương có thể gây hại cho gan, đặc biệt là những người đã có bệnh gan.
  • Người có huyết áp thấp: Hoắc hương có thể hạ huyết áp, do đó người có huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng.
  • Người đang sử dụng thuốc tây: Hoắc hương có thể tương tác với một số loại thuốc tây, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hoắc hương - Vị thuốc dân gian được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể trở thành loại dược liệu. Tuy nhiên, để phát huy hết công dụng của vị thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhằm hạn chế rủi ro và kiểm soát được những tác dụng phụ không mong muốn. 

Trên đây là những thông tin về hoắc hương mà Dược Thái Minh muốn đem đến cho bạn, hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp là hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đón đọc, chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/05/31

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.