Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Hoàng liên ô rô và những tác dụng chẳng thể ngờ tới

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Có thể cái tên Hoàng liên ô rô khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng thực tế loài thực vật này đã được người dân tỉnh Lào Cai sử dụng để chữa bệnh đường tiêu hóa từ rất lâu về trước rồi. Là một dược liệu khó kiếm vì thường mọc ở những vùng rừng núi cao, nên ít người từng thấy và tiếp xúc với nó. Để hiểu rõ thêm về công dụng cũng như liều dùng của dược liệu, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

hoàng liên ô rôTìm hiểu về dược liệu thập đại công lao

Tìm hiểu về cây hoàng liên ô rô

Bởi vì lá của loài cây này giống với lá của ô rô, còn tác dụng thì gần giống hoàng liên nên cây có tên là Hoàng liên ô rô. Ngoài tên này ra, chúng còn được gọi là Thập đại công lao, Thích hoàng bá, Mã hồ,...

  • Tên khoa học là Mahonia bealei Carr, thuộc
  • Họ Hoàng liên gai: Berberidaceae.
  • Chi (genus): Mahonia
  • Giới (regnum): Plantae
  • Họ (familia): Berberidaceae
  • Loài (species): M. bealei

Đặc điểm hình thái

Cây bụi nhỏ, cao tầm 2 - 3m, thân và rễ khoác lớp áo vàng đậm. Lá dạng kép lông chim, sắc nhọn, mọc so le với nhau, mỗi lá có chiều dài từ 15-35cm, có tầm 7 - 15 lá chét không cuống hình trứng lệch hoặc bầu dục. Hoàng liên ô rô lá dày và cứng, còn lá chét sẽ có răng cưa nhọn, gốc lá hình tim hoặc tròn, đặc biệt lá chét tận cùng sẽ là to nhất.

Cụm hoa mọc thành từng bông ngắn màu vàng ở ngọn, phân nhánh ở phía dưới. Lá bắc khá nhỏ, lá đài 9 xếp thành 3 lớp, cánh hoa 6 nhỏ hơn lá đài bên trong, nhị 6, bầu hình nón, phình ở giữa và bao phấn dài hơn chỉ nhị. Quả thịt màu xanh hình cầu gồm 1 hạt. Mùa ra hoa từ tháng 10 - 11, mùa quả sẽ vào tháng 12 - 2 năm sau. Cây chủ yếu tái sinh từ hạt, thời gian đâm chồi lá non tập trung vào tháng 7 - 10.

cây hoàng liên ô rôHình ảnh cây hoàng liên ô rô

Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ cây bao gồm thân lá, rễ quả. Rễ, thân lá sẽ được thu hái quanh năm, còn phần quả sẽ thu hoạch vào mùa hè. Đem đi rửa và phơi khô.

Trong thân sẽ chứa nhiều hoạt chất quan trọng như 0.35 - 2.5% berberin, palmatin, oxyacanthin, jatrorrhizine,...

Phân bố thu hái và chế biến 

Hoàng liên ô rô phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn độ, Nepal và một số nước Trung Á. Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang ở Hà Giang, Sơn La, Điện Biên và dọc theo vùng núi cao như Bát Xát (Lào Cai), Fansipan (Lâm Đồng).

Dược liệu được chọn phải từ 5 tuổi trở lên. Sau khi hái thân về, họ sẽ đem thái ra thành từng đoạn ngắn rồi bắt đầu phơi khô hoặc tán thành bột uống. 

Tác dụng đối với sức khỏe 

Theo Y học cổ truyền, hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát nên sẽ đem đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc ở can, phế vị và thận. Từ xưa, dân gian đã dùng để chữa lỵ, ăn uống khó tiêu, đau mắt và vàng da. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để chữa mụn nhọt và mẩn ngứa. 

Còn theo Y học hiện đại, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được một số tác dụng sau của dược liệu:

Hỗ trợ chống virus cúm và kháng khuẩn

Các nhà khoa học đã lấy rễ của cây đem đi nghiên cứu và kết quả cho thấy trong rễ có chứa alkaloid có khả năng ức chế sự sinh sôi của virus cảm cúm.

Bên cạnh đó, chúng có thể kháng vi khuẩn Shigella - nguyên nhân gây bệnh đường ruột cấp tính, giúp giảm triệu chứng sốt, tiêu chảy, mót rặn, phân kèm máu,...Đặc biệt chúng có khả năng kháng 2 vi khuẩn gram âm là E. Coli và P. aeruginosa cùng 2 vi khuẩn gram dương là B.subtilis và S.aureus. Tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào để nghiên cứu tiếp.

Hỗ trợ chống oxy hóa

Nếu số lượng gốc tự do vượt quá mức cân bằng thì sẽ xảy ra tình trạng stress oxy hóa. Theo thời gian sẽ góp phần gây nên lão hóa và phát triển ung thư. Theo một số dữ liệu, dịch chiết từ lá Hoàng liên ô rô có đặc tính loại bỏ từ 50% gốc tự do DPPH và hơn 70% gốc tự do superoxide.

Ức chế sự phát triển của ung thư ruột kết và điều trị viêm ruột

Dịch chiết từ lá dược liệu có khả năng khử mạnh và bảo vệ các tế bào để chống lại sự phá hủy protein của các gốc tự do gây nên. Điều này hầu như là nhờ vào palmatin có trong hoàng liên ô rô, có hiệu quả rõ ràng trên lâm sàng khi điều trị ung thư đại trực tràng và viêm ruột.

Đồng thời họ đã chứng minh được rằng trong dịch chiết lá cây có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u bằng cách tái lập chu trình “chết” tế bào và ức chế cytokin gây viêm.

tác dụng của cây hoàng liên ô rôHoàng liên ô rô đem đến nhiều tác dụng tốt với đường ruột

Liều dùng và một số bài thuốc từ thập đại công lao

Dược liệu được khuyến cáo nên sử dụng 4 - 12 gram mỗi ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 3 bài thuốc chữa bệnh phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, ăn không tiêu và viêm ruột: 15g phần cành, lá thân hoặc rễ hoàng liên ô rô khô và 15g rễ cốt khí củ, đem tất cả đi sắc uống làm 2 lần mỗi ngày. Hoặc tán thành bột để dùng được nhiều ngày.
  • Chữa viêm gan, vàng da, đau mắt đỏ: 20g thân hoặc rễ dược liệu khô và 10g hạ khô thảo đem đi sắc uống.
  • Chữa mụn nhọt, viêm da dị ứng, mẩn ngứa: Đem 20g lá khổ sâm và 15g lá thập đại công lao đi nấu nước để rửa.

>> Có thể bạn quan tâm: [BẬT MÍ] 8 cây thuốc trị ngứa ngoài da tại nhà dễ kiếm trong vườn nhà

Đặc biệt lưu ý, người bị tiêu chảy sau khi ăn đồ sống, lạnh và tiêu chảy mạn tính do tỳ hư không được sử dụng.

Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về dược liệu Hoàng liên ô rô. Tuy nhiên trong bất cứ trường hợp nào, không nên tự ý sử dụng bài thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để xem bản thân có phù hợp với vị thuốc này không. Ngoài ra do sự truyền miệng thái quá về công dụng nên dược liệu đang bị khai thác quá mức, cho nên cần tìm đúng nơi bán để đảm bảo chất lượng nhé.

Xem thêm:

  • Tục đoạn - Vị thuốc bổ can thận, mạnh gân xương
  • Cốt toái bổ là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?
  • Cây dạ cẩm - Bí quyết cho dạ dày luôn khỏe mạnh ít ai biết!
  • Cây hoa hiên có tác dụng gì? Các bài thuốc hiệu quả theo Đông y
Cập nhật lúc: 2024/03/06

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.