Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Khoai riềng (Dong riềng) – Vị thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Khoai riềng hay còn gọi là dong riềng là loại củ quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nhưng ít ai biết, loại củ này cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Cùng Dược Thái Minh tìm hiểu nhé!

Khoai riềng (Dong riềng) – Vị thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnhKhoai riềng (Dong riềng) – Vị thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh

Khoai riềng là gì?

  • Tên tiếng Việt: Dong riềng, Củ đao, Khoai riềng, Jrơ ngai (Kho), Mạy tao (Tày)
  • Tên khoa học: Canna edulis Ker- Gawl.
  • Họ: Cannaceae (Dong Riềng)

Mô tả cây

  • Cây cao từ 1.2 – 1.5m, thân rễ to thành củ và chứa nhiều tinh bột;
  • Lá thuôn dài 0.5m, rộng khoảng 20 - 25cm, màu lục tím, gân giữa to và gân phụ song song.
  • Hoa xếp thành cụm ở ngọn cây, không đều, lưỡng tính. Đài 3 và tràng 3 dài. Nhị nhiều lép biến thành bản hình cánh, 1/1 nhị sinh sản và 1 cánh môi do nhị lép biến thành.
  • Quả nang có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt hình cầu đen.
  • Mùa ra hoa là mùa thu. 

Hình ảnh cây khoai riềngHình ảnh cây khoai riềng

Phân bố, thu hái và chế biến

Khoai riềng vốn có nguồn gốc từ Nam Mỹ và quần đảo miền Tây Ấn Độ, mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng nước ta để lấy củ cho người và gia súc. Cây chịu bóng mát nên có thể trồng dưới bóng mà vẫn có tinh bột.

Còn thấy mọc và trồng ở đảo Angti (có tên là Tôlôman), ở Pêru với tên là Achira. Ở Châu Úc thì nó được dùng làm nguồn chế tinh bột dùng ăn và chế thuốc.

Thường người ta sẽ thu hoạch thân rễ củ sau khi trồng 10 - 12 tháng. Cần chế biến sớm ngay sau khi đào về để lấy tinh bột hoặc luộc ăn như khoai.

Thành phần hoá học dong riềng

  • Thành phần của củ khoai riềng có tới 28% tinh bột. Hạt tinh bột khoai riềng có kích thước to, có khi lớn hơn 100cm hình trứng, ở phần hạt tinh bột hẹp lại, trên mặt hạt tinh bột có vân khá rõ.
  • Đặc điểm tinh bột khoai riềng khi nấu với nước là có thể đông cứng lại như thạch. Ngoài ra, nó còn chứa ít tanin.

Công dụng và liều dùng khoai riềng

Khoai riềng được khai thác ở nhiều quốc gia để làm nguồn chế biến tinh bột với tên arrow-root của Sierra Leone, hoặc với tên fecule de basílier, fecule de Toìomane (tránh nhầm lẫn với arrow-root chế biến từ loại củ dong – Maranta arundimcea L.)

Gần đây, ở nước ta phát triển trồng làm nguồn tinh bột dùng ăn, chế biến miến hoặc dùng làm tá dược trong kỹ nghệ dược phẩm.

Vị trong củ khoai riềng có ít tanin, nên 1 số người nhạy cảm dễ bị táo bón khi ăn khoai riềng. 

Khoai riềng có tác dụng gì? 

Trong những năm tháng khó khăn, giống như khoai, ngô, sắn, củ dong riềng cũng là thực phẩm được dùng để thay thế cho lúa gạo bằng cách luộc ăn hoặc miến. Nhưng cũng ít người biết rằng, từ xa xưa loại củ này còn được dùng để làm thuốc. 

Theo Y học Cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, khoai riềng có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giáng áp và an thần. Nên nó thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, ho ra máu, bệnh lỵ mạn tính, huyết lâu, bạch đới, kinh nguyệt không đều, ung nhọt,... 

Khoai riềng có vị ngọt, tính lạnh giúp thanh nhiệt, lợi thấp, giáng áp và an thầnKhoai riềng có vị ngọt, tính lạnh giúp thanh nhiệt, lợi thấp, giáng áp và an thần

  • Theo sách “Sinh thảo dược tính”: Củ dong riềng có tác dụng thoái nhiệt độc, lợi tiểu tiện, trị ung nhọt. 
  • Sách “Nam Ninh thị dược vật chí”: Dong riềng có khả năng trừ đàm, thu liễm, dùng để chữa lỵ kinh niên, thổ huyết cùng các bệnh thần kinh.
  • Sách “Tứ Xuyên trung dược”: Loại củ này có tác dụng trị huyết lậu, bổ thận hư, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, nhọt độc gai trong giai đoạn sưng nóng đỏ đau.

Bên cạnh đó, các nhà y học Trung Quốc cũng đã tiến hành nghiên cứu dùng rễ dong trong việc điều trị bệnh viêm gan truyền nhiễm cấp tính bằng cách lấy 100 - 150g rễ dong riềng tươi, sắc kỹ lấy nước, uống 2 lần sáng chiều, 1 liệu trình là 20 ngày. Trong thời gian dùng thuốc kiêng thức ăn cay, tôm cá.

Kết quả sơ bộ cho thấy trên 63 bệnh nhân đã có 58 ca khỏi bệnh, 3 ca chuyển biến tốt, 2 ca không đỡ. Trong đó, khỏi bệnh sau 20 ngày là 34 ca, sau 30 ngày là 18 và sau 48 ngày là 6 ca.

Một số nghiên cứu khác, dùng dong riềng phối hợp với các loại thảo dược khác chế thành thuốc viên để điều trị cho 100 bệnh nhân cũng đạt kết quả tốt với 92 ca khỏi bệnh, 8 ca có chuyển biến rõ rệt.

Theo y học hiện đại

  • Không chứa gluten

Tinh bột trong củ khoai riềng không chứa gluten. Vì vậy, đây là thực phẩm có lợi cho người mắc hội chứng không dung nạp gluten. Bên cạnh đó, tinh bột trong loại củ này còn hoạt động như chất keo kết dính, có thể thay thế nhiều loại bột trong chế biến bánh nướng, bánh pudding,... 

  • Thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa

Theo Báo Lao Động dẫn nguồn của tờ Stylecraze cho biết, khoai riềng có thể làm giảm tần suất bị tiêu chảy ở những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Hơn thế, nó còn rất giàu chất xơ, có lợi trong việc điều trị táo bón.

Tinh bột của dong riềng có thể hỗ trợ quá trình lên men vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ thức ăn tiêu hóa tốt hơn, giảm đau bụng về lâu dài.

Tinh bột dong riềng hỗ trợ quá trình lên men, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơnTinh bột dong riềng hỗ trợ quá trình lên men, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn

  • Tốt cho trẻ

Do đặc tính không chứa gluten giúp củ dong riềng trở thành thực phẩm lành mạnh với trẻ em. Bên cạnh đó, nó còn làm dịu cơn đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ. Theo y học cổ truyền thì loại củ này còn được dùng để điều trị chứng chướng bụng ở trẻ nhỏ. 

  • Kích thích hệ miễn dịch

Thành phần của khoai riềng có chứa prebiotic – dạng chất xơ tạo môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn đường ruột phát triển. Theo nghiên cứu thực nghiệm trên chuột trong 14 ngày liên tiếp được ăn bột dong riềng cho thấy sự thay đổi rõ rệt. 

Nồng độ globulin miễn dịch G, A và M có ở bên trong máu tăng lên một cách đáng kể. Globulin được biết đến là những kháng thể kháng nhau với khả năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại bên ngoài. 

Một vài nghiên cứu khác được thực hiện cũng cho kết quả tương tự. Thế nhưng, để chứng minh được tác dụng này thì vẫn cần thực hiện thêm trên nhiều nghiên cứu trên người. 

Bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh từ khoai riềng

Bài thuốc chữa bệnh từ củ dong riềngBài thuốc chữa bệnh từ củ dong riềng

– Chữa mụn nhọt: Cách dùng thông thường là sắc nước uống, ăn củ dong riềng luộc hoặc giã nát để đắp ngoài.

– Chữa rong kinh kéo dài: Dùng củ dong riềng và hoa đỗ quyên (ánh sơn hồng) với lượng vừa đủ để hầm gà ăn.

– Chữa đau răng và khí hư: Dùng củ dong riềng và gạo nếp để hầm gà ăn.

– Chữa chướng bụng ở trẻ em: Dùng lá, hoa khoai riềng, kim tiền thảo với lượng bằng nhau, giã nát rồi đắp lên bụng. 

– Cầm máu vết thương do kim khí: Lấy 20g hoa dong riềng để sắc uống.

– Chữa viêm gan, vàng da: Dùng rễ dong riềng để sắc uống. 

– Chữa viêm tai, chảy mủ: Dùng hạt dong riềng sấy khô, tán bột rồi rắc vào trong tai.

Ngoài ra, ở Ấn Độ thì rễ dong riềng còn được dùng để làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trị sốt và phù thũng. 

Khoai riềng và ứng dụng trong cuộc sống

Khoai riềng hoàn toàn có thể sử dụng ở cả dạng tươi lẫn cả khi được chế biến thành dạng bột. Trong một số trường hợp, bột của loại củ này còn được dùng để tạo độ sánh cho các món như nước sốt, thạch,... Ngoài ra, bột của củ dong còn được dùng để thay thế cho những loại bột mì khi chế biến cho người đang ăn kiêng hoặc cần tránh nạp gluten. 

Bột khoai riềng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sốngBột khoai riềng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống

Mặt khác, với khả năng hấp thụ dầu khá tốt nên nó còn là thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm điển hình như:

  • Dầu gội khô: Giúp tóc sạch hơn mà không cần dùng nước.
  • Khử mùi hôi: Dùng cùng dầu dừa hoặc baking soda với tỷ lệ tương đương nhau giúp loại bỏ mùi hôi vô cùng tốt.
  • Dùng để thay thế cho bột talc hoặc dùng làm phấn cho em bé. Loại bột này giúp da giữ được độ ẩm và giúp chúng mịn màng hơn nhiều. 

Trên đây là những tác dụng của củ khoai riềng với sức khỏe mà Dược Thái Minh muốn đem đến cho bạn. Đặc biệt là bột củ dong lại càng được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích mà chúng mang lại. Tuy nhiên, để sử dụng củ dong trong việc điều trị, tăng cường sức khỏe thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng sử dụng phù hợp nhất.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/24

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.