Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Kiến kỳ nam và 5+ bài thuốc hữu ích về kiến kỳ nam trong dân gian!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Cây kiến kỳ nam hay còn gọi là cây tổ kiến bí kỳ nam hoặc kỳ nam được biết đến là vị thuốc quen thuộc trong dân gian. Đặc biệt là bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan, viêm thận hoặc các bệnh lý liên quan đến xương khớp….

Vậy cụ thể bài thuốc đó là gì? Cách điều chế ra sao? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Kỳ kiến nam dược liệu quý bách bệnh trong dân gian 

Kỳ kiến nam dược liệu quý bách bệnh trong dân gian 

Thông tin chung về cây kiến kỳ nam 

Kiến kỳ nam thực vật có hình dạng bên ngoài vừa giống tổ kiến lại vừa giống với quả bí xanh. 

Tên gọi trong dân gian: trong dân gian chúng được gọi với nhiều tên khác nhau như củ tự nhiên, kỳ nam kiến, kỳ nam gai, ổ kiến…..

Tên khoa học: Hydnophytum Formicarum thuộc họ cà phê. 

Đặc điểm chung: 

  • Là cây mọc hoang thường sống ký sinh trên thân cây gỗ với kích thước khá lớn bên cạnh đó sống cộng sinh với kiến. Khi cây phát triển to kiến sẽ gặm nhấm rồi làm tổ, phần thân phình to lên gọi là củ. 
  • Củ kỳ nam gai vừa là nơi sinh sống lại vừa là nguồn thức ăn cho loài kiến. Ngược lại, kiến cũng bảo vệ quá trình thụ phấn của cây và phát tán hạt cho cây. 
  • Phần củ của cây có nhiều hình dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là hình bầu dục và hình giống với con quay. Kích thước trung bình của cây dao động từ 10 - 30cm. 
  • Vỏ bên ngoài của kỳ kiến nam màu nâu xám, sần sùi có rất nhiều lỗ bên trong thân. Phần củ thịt dày, màu trắng hơi đục, nhiều nhựa và nhiều nước. Tuy nhiên đây lại chính là môi trường sống lý tưởng của những loài kiến. 
  • Củ trên thân gồm có nhiều cành, màu nâu, hơi mập và khá ngắn. 
  • Lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và dài, phía mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới lá xanh thẫm hơi nhạt và lá cây thường sẽ rụng rất sớm. 
  • Hoa trắng, không có cuống, chùm hoa gồm 4 - 5 bông sẽ xuất hiện ở nách lá. Mùa hoa thường sẽ từ tháng 11 cho tới tháng 1 năm sau.
  • Quả nhỏ hình trứng, có đài quả. Khi chín quả sẽ có màu đỏ cam, trong quả có 2 hạt. 

Kỳ kiến nam gồm 2 loại lá rộng và lá hẹp 

Kỳ kiến nam gồm 2 loại lá rộng và lá hẹp 

Hiện nay cây tổ kiến bí kỳ nam gồm 2 loại: 

  • Loại cây lá rộng: 
    • Tên khoa học: Hydnophy Formicarum Jack
    • Cây phân bố nhiều ở những khu rừng thưa tại trung du.
    • Vỏ củ bí kỳ nam lá rộng màu xám đen, trơn láng. Phần thịt tổ bên trong màu vàng xám và có nhiều lỗ cho kiến ở. 
    • Thân nhẵn, lá hình trái xoan, dày, nhẵn. Hoa trắng, không có cuống, thời gian ra hoa hàng năm từ tháng 5 - tháng 8 hàng năm. 
    • Quả cứng, có vị hơi ngọt, dài trung bình từ 5 - 7mm. 
  • Loại cây lá hẹp: 
    • Khác với loại lá rộng, đối với cây lá hẹp phần vỏ củ bên ngoài có gai màu xám đen. Phần bên trong vẫn có màu vàng xám và có nhiều lỗ cho kiến trú ngụ. 
    • Thân tròn, nhẵn. Lá thon dài, hẹp, quả hạch có nhân cứng, chiều dài quả từ 2,5cm. 

Phân bố 

Tuy là cây mọc hoang nhưng chúng vẫn được xếp vào một trong những loại thực vật hiếm tại Việt Nam. Người ta tìm thấy kỳ kiến nam tại các tỉnh miền Tây và miền nam nhưng Đắk Lắk,  Gia Lai…..Phát triển nhiều trên thân cây gỗ đặc biệt là cây dầu trà beng. 

Sau khi được tìm thấy người ta sẽ nhổ cả, cắt tỉa cảnh sau đó bỏ rễ và chỉ lấy ngọn phình to (thường được gọi là củ) rồi về điều chế thành thuốc sử dụng trong đông y. 

Cách chế biến thành dược liệu: 

  • Củ kỳ bí nam rửa sạch sẽ, cắt đôi để loại bỏ hết kiến bên trong.
  • Thái nhỏ củ thành từng lát mỏng rồi đem đi phơi khô. 
  • Để sử dụng người ta thường chần củ qua nước sôi sau đó đem sao vàng trên lửa vừa, cuối cùng điều chế thành từng bài thuốc mỗi bài thuốc sẽ khác nhau tùy vào sức khỏe của mỗi người. 

Phần bên trong của dược liệu kỳ kiến nam 

Phần bên trong của dược liệu kỳ kiến nam 

Tác dụng và bài thuốc kinh nghiệm từ kiến kỳ nam 

Theo kinh nghiệm trong dân gian, kỳ nam là dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là công dụng điều trị lợi tiểu, kháng khuẩn, tiêu viêm…. Chính vì thế, chúng được sử dụng trong việc điều trị xơ gan, viêm gan, vàng da, đau nhức xương khớp, bong gân, thấp khớp, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống kém tiêu hóa. 

Tùy vào từng thể bệnh sẽ có bài thuốc chữa trị riêng, cụ thể: 

Bài thuốc hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cây kỳ kiến nam, xuyên tiêu, rễ vú bò mỗi loại 20g 
  • 30g ngũ gia bì 

Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần rửa sạch sắc lấy nước uống hoặc ngâm thành rượu thuốc, uống trước bữa ăn mỗi lần uống 15ml. 

Bài thuốc điều trị vàng da, viêm gan 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Kỳ kiến nam, atiso mỗi loại 20g 
  • 15g nhân trần 
  • 10g thảo quyết minh 

Cách thực hiện: Sắc toàn bộ dược liệu trên lấy thuốc uống, uống mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn. Duy trì bài thuốc trong vòng 10 - 15 ngày sẽ thấy hiệu quả. 

Bài thuốc chữa tiêu chảy, đau bụng 

Bài thuốc này người bệnh chỉ cần chuẩn bị 20g kiến kỳ nam sắc lấy nước uống (nên sắc nước thật đặc). Uống mỗi ngày 2 lần và uống cách nhau 1 tiếng. 

Hình ảnh thực tế của cây dược liệu kỳ kiến nam 

Hình ảnh thực tế của cây dược liệu kỳ kiến nam 

Bài thuốc chữa bong gân, thấp khớp 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 40 kỳ kiếm nam 
  • Bổ cốt toái, ngũ gia bì mỗi loại 30g 
  • Rễ trứng cuốc, rễ trinh nữ, rễ vú bò, xuyên tiêu mỗi loại 20g 

Cách thực hiện: 

  • Sắc thuốc lấy nước uống trong ngày hoặc ngâm rượu thuốc (chọn loại rượu có nồng độ cồn 30 - 40 độ, cứ 350g thuốc sẽ sắc cùng 1 lít nước). 
  • Uống mỗi ngày 2 lần để triệu chứng đau sớm được cải thiện. 

Một vài phát hiện mới về dược liệu kỳ nam 

Ngoài những công dụng và bài thuốc chữa theo kinh nghiệm dân gian như trên, gần đây theo nghiên cứu dược liệu kỳ kiến nam còn có thêm một vài công dụng khác như: 

  • Là thực vật không chứa độc tính đặc biệt là độc tính đối với gan, thận. Điều này đã được chứng minh trên chuột. 
  • Nguyên nhân mắc đái tháo đường một phần là do hoạt động của tuyến tụy bị suy yếu. Theo nghiên cứu trên những con chuột bị đái tháo đường cho thấy khi tiêm thuốc có chứa dịch chiết trực tiếp từ cây kỳ nam có thể giúp kích thước giảm đi đồng thời làm tiểu đảo tại tuyến tụy hoạt động mạnh hơn. Do đó uống nước sắc từ dược liệu này cũng sẽ hứa hẹn hỗ trợ quá trình điều trị đái tháo đường. 
  • Dược liệu kỳ bí nam có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa. Nó có thể kháng nhiều loại vi khuẩn khác nhau nhất là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột gây bệnh tiêu chảy. 
  • Ngoài ra dược liệu kỳ kiến nam còn có tác dụng kích thích tăng số lượng tế bào lympho, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi độc tố gây hại. 

Có thể thấy theo đông y cây kiến kỳ nam có nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy là dược liệu tự nhiên nhưng nếu sử dụng sai cách nó vẫn có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, do đó trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến từ lương y để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/03

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.