Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Lá sen có tác dụng gì? 10 bài thuốc quý từ lá sen không nên bỏ qua

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Lá sen, nguyên liệu tưởng chừng như bình dị nhưng lại là một vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và. Để hiểu hơn về những công dụng tuyệt vời của lá sen, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin chi tiết về loại lá này.

Lá sen - vị thuốc quý điều trị bệnh trong Y học cổ truyềnLá sen - vị thuốc quý điều trị bệnh trong Y học cổ truyền

Lá sen là gì?

Lá sen - một bộ phận của cây sen, là phần lá mọc trồi lên trên mặt nước, có tên gọi khác là hà diệp hay liên diệp với đặc điểm:

  • Phần cuống lá dài, có gai nhỏ bên ngoài. Các phiến lá hình khiên, to với đường kính 60 - 70cm tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và điều kiện phát triển.
  • Phần trên mặt lá hơi nhám, có màu lục tro. Các phần mặt dưới nhẵn bóng có màu nâu nhạt với gân nổi gờ lên. Mỗi lá có khoảng 17 - 23 gân và mọc toả tròn hình nan hoa. Lá sen giòn nên dễ bị nát vụn, khi nát có mùi thơm và vị đắng.

Hình lá sen khi đến mùa thu hoạchHình lá sen khi đến mùa thu hoạch

Khu vực phân bố

Sen là loài cây mọc tự nhiên hoặc được trồng tại các vùng đầm lầy, ao hồ ở nhiều vùng cận nhiệt đới và ôn đới như Tây Á, Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á. Riêng ở nước ta, cây sen có thể tìm thấy ở khắp nơi và điển hình nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ.

Thành phần hóa học

Theo một số phân tích cho thấy, trong lá sen có chứa một số thành phần quan trọng bao gồm:

  • Các hợp chất Alkaloid tạo ra vị đắng cho sen.
  • Hợp chất Flavonoid
  • Các thành phần dầu dễ bay hơi
  • Acid hữu cơ
  • Carotin
  • Và nhiều nguyên tố vi lượng khác

Thu hoạch và chế biến

Lá sen chỉ được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Bởi trong khoảng thời gian còn lại trong năm thì cây sen thường khô và chết. 

Sau khi thu hoạch, người dân sẽ cắt lá về, bỏ cuống, lau sạch rồi đem phơi khô thành hình bán nguyệt, tiếp đó dùng dao bén thái thành miếng mỏng rồi mang đi phơi tiếp cho tới khi khô hẳn.

Tác dụng lá sen khôTác dụng lá sen khô

Công dụng của lá sen

Lá sen có tác dụng gì? Theo Y học cổ truyền, lá sen có vị đắng, tính bình, được dùng thăng thanh tán ứ, băng trung huyết lỵ, an thần, lợi thấp và thanh thư hành thũng giúp chủ trị:

  • Bệnh mất ngủ, ngủ không ngon
  • Tăng huyết áp
  • Chảy máu não, chảy máu cam
  • Nôn ra máu, máu hôi không ra hết sau sinh
  • Sốt xuất huyết

Còn theo Y học hiện đại, lá sen có nhiều tác dụng, bao gồm:

  • An thần
  • Chống co thắt cơ trơn
  • Ức chế loạn nhịp tim
  • Chống choáng phản vệ

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá sen

Bài thuốc chữa mất nước

Nguyên liệu: Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa)

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ lá sen đã chuẩn bị.
  • Ép lấy nước uống.
  • Có thể uống nhiều lần trong ngày.

Ngoài cách trên, bạn có thể thái nhỏ lá sen trộn cùng với các loại rau để dễ ăn hơn.

Bài thuốc chữa máu hôi không ra hết sau sinh

Nguyên liệu: 20 - 30g lá sen

Cách thực hiện:

  • Sao thơm lá sen.
  • Nghiền nhỏ rồi uống với nước hoặc sắc với 200ml, đun cạn khi còn 50ml thì tắt bếp và uống một lần trong ngày.

Bài thuốc chữa mất ngủ

Nguyên liệu: 30g lá sen (loại bánh tẻ)

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá sen đã chuẩn bị
  • Phơi khô, thái nhỏ và hãm nước sôi để uống.
  • Bài thuốc này có tác dụng lớn hơn cả dùng tâm sen.

Cách pha trà lá sen giúp giảm tình trạng mất ngủCách pha trà lá sen giúp giảm tình trạng mất ngủ

Bài thuốc sốt xuất huyết

Nguyên liệu:

  • 40g lá sen
  • 40g ngó sen (hoặc cỏ nhọ nồi)
  • 30g rau má
  • 20g hạt mã đề

Cách thực hiện:

  • Lấy nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào ấm.
  • Sắc với nước và uống.
  • Mỗi ngày dùng một thang.

Bài thuốc chữa băng huyết, chảy máu cam

Nguyên liệu:

  • 40g lá sen sống
  • 12g rau má

Cách thực hiện:

  • Lấy lá sen và rau má đem sao vàng và thái nhỏ.
  • Sắc với 400ml và đun sôi.
  • Đun đến cạn còn 100ml nước thì tắt bếp.
  • Chia nước thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa nôn ra máu

Nguyên liệu:

  • 30g lá sen
  • 30g ngó sen
  • 30g sinh địa
  • 20g trắc bá
  • 20g ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Lấy tất cả nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.
  • Cho vào ấm đun lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc chữa váng đầu

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Lấy hạch đào nhân đem sao vàng rồi giã nát, cho vào ấm.
  • Sắc chung với 2 nguyên liệu còn lại.
  • Đun đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước, bỏ bã và chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Bài thuốc hỗ trợ giảm béo

Nguyên liệu:

  • 10g lá sen
  • 60g gạo lứt

Cách thực hiện:

  • Lấy lá sen đem sắc lấy nước, lọc lấy nước và bỏ bã.
  • Cho nước lá sen và gạo lứt vào nồi rồi nấu thành cháo.
  • Khi cháo chín, bạn nêm thêm một chút đường phèn.
  • Ăn thành 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc chữa đau mắt

Nguyên liệu:

  • 10g lá sen
  • 4g cúc hoa vàng
  • 10g hoa hoè

Cách thực hiện:

  • Lấy tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước.
  • Loại bỏ phần bã và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Bài thuốc cho bệnh nhân huyết áp cao

Nguyên liệu:

  • 20g lá sen
  • 15g táo mèo

Cách thực hiện:

  • Lấy nguyên liệu đem nghiền nhỏ rồi cho vào ấm.
  • Hãm cùng với nước sôi trong 30 phút.
  • Có thể uống thay trà.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng lá sen

Lá sen là một vị thuốc quý từ thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng lá sen cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên uống nước lá sen.
  • Những người thể hàn không nên dùng lâu dài bởi có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, tim đập thất thường, giảm trí nhớ.
  • Tuyệt đối không dùng lá sen thay thế nước lọc khi đang sử dụng các loại thực phẩm giảm cân. 
  • Người đang sử dụng thuốc tây cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá sen.

Qua bài viết này của Dược phẩm Thái Minh, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc thêm những kiến thức về lá sen cũng như các bài thuốc từ lá sen để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý không nên lạm dụng lá sen để tránh gây ra các vấn đề khác về sức khỏe.

Cập nhật lúc: 2024/05/27

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.