Lá vọng cách thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Nhưng đây cũng là loại thảo dược quý với nhiều công dụng trị bệnh, chẳng hạn như gan, thận, trị nhức mỏi, chữa chứng đầy bụng, không tiêu,... Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như các bài thuốc trị bệnh từ lá vọng cách trong bài viết dưới đây nhé!
Lá vọng cách
Vọng cách là gì?
- Tên tiếng Việt: Bọng cách, Cách
- Tên khoa học: Premna serratifolia L.
- Tên đồng nghĩa: Premna integrifolia L.
- Họ: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)
Đặc điểm cây
- Đây là loại cây mọc thành bụi, cao trung bình từ 5-7m, thân nhỏ phân thành nhiều cành. Dược liệu của nó mọc thẳng đứng, có gai xung quanh.
- Lá cách có nhiều hình dáng khác nhau nhưng chủ yếu là hình trái xoan hoặc hình bầu dục, phần trên tù hoặc hình tim, phần lá phía dưới gốc hơi tròn. Mặt dưới lá có lông, đặc biệt nhiều lông hơn ở trên gân lá.
- Mỗi lá có chiều dài từ 10-16cm và có thể lớn hơn khi già. Màu sắc của lá khi non là xanh nhạt, chuyển sang xanh đậm khi trưởng thành.
- Quả của cây hình trứng nhỏ, khi chín có màu đen nhạt, có bề mặt xù xì, đầu hơi lõm và chia thành 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt.
- Hoa mọc ở đầu cành, có màu trắng xám và kích thước nhỏ.
Hình ảnh cây lá vọng cách
Thu hái và chế biến
Lá vọng cách là nguyên liệu chủ yếu được dùng trong y học, dược liệu được thu hái quanh năm. Sau khi thu hái, lá được rửa sạch và sấy khô để bảo quản và sử dụng dần.
Thành phần hóa học :
Trong lá vọng cách chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng như iridoid, flavonoid, polysaccharide, đường khử, tinh dầu, ganiarin, premnin, và nhiều nguyên tố như Fe, Zn, Na, Mg, K,...
Lá vọng cách có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền
Tính vị quy kinh: Lá cách có vị ngọt, tính mát, rễ có vị đắng, hăng. Quy kinh vào các kinh tâm, can, tỳ. Mặc dù lá có mùi hăng, nhưng khi chế biến dưới nhiệt độ cao, lá sẽ có mùi thơm và có tác dụng khử mùi tanh của thực phẩm.
- Lá vọng cách: trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu.
- Rễ vọng cách: thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hóa, thanh nhiệt, nhuận tràng, hạ sốt, tiêu viêm.
Lá cách trị bệnh gì? – Cành lá vọng cách: Chữa lỵ, trợ tiêu hóa, thông tiểu tiện. Theo kinh nghiệm y học cổ truyền của các nước Đông Nam Á, lá và cành vọng cách dùng để:
- Ổn định huyết áp
- Thông tiểu tiện
- Trị đầy hơi
- Phòng ngừa và chữa các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan
- Trị ho, viêm họng, khó thở, cảm, sốt
- Lợi sữa
- Điều hòa kinh nguyệt, trị nhức mỏi, thanh tâm hỏa an thần,...
- Trị kiết lỵ, thấp khớp, đau dây thần kinh
- Nước sắc lá tươi dùng tắm cho trẻ sơ sinh, vệ sinh vùng kín
- Cành cây cách dùng ngoài da trị bệnh chàm, dị ứng, vết lở loét và mụn nhọt giúp mau lành
- Rễ dùng cho các chứng ho, hen suyễn, viêm phế quản, đau dây thần kinh, di chứng xuất huyết não, bệnh phong, chán ăn, rối loạn gan, rối loạn da, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiểu đường, suy nhược nói chung và các bệnh về thần kinh.
Lá vọng cách có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học cho thấy cây lá cách chứa các hoạt chất alkaloid như premnin, granimin có tính cường giao cảm thần kinh. Điều này gây ra phản ứng co mạch, tăng huyết áp, tiết nước bọt, giãn đồng tử, tăng nhu động ruột, giãn khí quản.
- Khi uống nước sắc từ cành, lá vọng cách, người dùng sẽ cảm thấy hưng phấn, hết mệt mỏi, ăn ngon miệng và khỏe ra.
- Nước sắc cây vọng cách có tính kháng khuẩn mạnh, giúp chống nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm, lỵ trực trùng. Nước sắc đặc bôi mụn nhọt ngoài da.
- Cao lỏng lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau trên mô hình thực nghiệm với chuột.
- Tác dụng kháng khuẩn, cường giao cảm của lá cách giúp khắc phục triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng.
- Ngoài ra, lá cách còn có công dụng lợi sữa, lợi kinh, trị nhức mỏi, thấp khớp.
Bài thuốc dân gian sử dụng lá vọng cách
Bài thuốc dân gian sử dụng lá vọng cách
Bài thuốc trị kiết lỵ, tiêu chảy
- Dược liệu: Lấy 10-15gr dược liệu tươi ngâm rửa với nước muối
- Để ráo nước và ăn sống, mỗi lần ăn 5 lá và sử dụng 2-3 lần trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh đại tràng
- Dược liệu: 10gr bạch truật, 20g lá vọng cách, 10g khổ sâm
- Sắc 500ml nước cho đến khi thuốc cô đặc lại còn 150ml thì chắt phần nước ra để uống. Dùng liên tục trong 7 - 10 ngày thì ngưng.
Bài thuốc trị huyết áp thấp
- Dược liệu: 15gr lá cách khô, 300ml nước đã đun sôi.
- Hãm trà dược liệu trong vòng 20 phút và sử dụng khi còn ấm.
Bài thuốc lợi sữa sau sinh
- Dược liệu: Lấy 10gr dược liệu khô với 20gr chè vằng.
- Hãm dược liệu với nước sôi, uống thay trà hằng ngày.
Bài thuốc tăng cường chức năng gan
- Dược liệu: 20gr cà gai leo, 10gr lá vọng cách
- Đem dược liệu trên sắc cùng 1 lít nước ở lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 500ml thì chắt nước để uống. Dùng thuốc trước 30 phút ở mỗi bữa ăn chính, có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa vàng da
- Dược liệu: 20gr lá vọng cách; vỏ đại, thần khúc, cuống thơm nếp mỗi loại 10g; 30g nhân trần, 30gr ý dĩ, 20gr atiso, 12gr nghệ vàng, 12gr mã đề, 8gr thảo nam, 16gram mạch nha.
- Sắc các dược liệu trên cho đến khi cạn còn 150ml thì chắt nước. Tiếp tục dùng phần bã sắc thêm nước lần 2 cho tới khi cạn còn 100ml thì trộn chung nước và nước 2 lại và uống. Chia thành nhiều lần uống trong ngày, dùng trước bữa ăn dùng liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý, thận trọng khi dùng lá vọng cách
Theo y học hiện đại, ganiarin và premarin trong cây vọng cách là những chất có tác dụng cường giao cảm. Dù nghiên cứu về độc tính cho thấy với liều uống 2g chiết xuất lá cách trên mỗi kg cơ thể động vật thí nghiệm không gây ra ngộ độc nào.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên dùng thuốc theo từng liệu trình từ vài ngày đến vài tuần để trị bệnh rồi tạm ngưng. Không nên uống liều cao thường xuyên, bởi nó có thể gây cao huyết áp, cường thần kinh giao cảm, không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý cần biết khi dùng lá vọng cách
Một công dụng nổi trội của lá vọng cách là bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng khi điều trị gan nhiễm mỡ là người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn rượu, bia,... Bổ sung rau xanh, hoa quả, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để không làm tổn hại gan mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể.
- Không lạm dụng các bài thuốc trong thời gian dài
- Không thay thế các bài thuốc thay cho nước lọc hàng ngày
- Khi dùng dược liệu cần kiêng trứng, mỡ, đường trắng, chuối tiêu.
Đối tượng không nên dùng lá vọng cách
Dù có tác dụng rất tốt trong việc chữa, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng dược liệu này. Dưới đây là những đối tượng không nên dùng lá vọng cách:
- Người mắc các bệnh về gan và người nghiện rượu, thường xuyên sử dụng rượu bia.
- Người mắc bệnh sỏi thận.
- Phụ nữ trong giai đoạn sau khi sinh.
- Bệnh nhân đau nhức xương khớp.
- Người bị huyết áp thấp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về dược liệu lá vọng cách. Dù đây là thực phẩm có thể sử dụng hàng ngày, tuy nhiên bạn vẫn cần hết sức thận trọng khi sử dụng làm thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh gặp phải tác dụng phụ.
>> Xem thêm:
- Cây dành dành là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa gì?
- Lá vông nem: Đặc điểm và bài thuốc chữa hiệu quả ít ai biết
- Mạch môn là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa gì?
Cập nhật lúc: 2024/09/28