Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Lá vông nem: Đặc điểm và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả ít ai biết!

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Cây vông nem dược liệu quen thuộc trong bài thuốc chữa mất ngủ theo dân gian. Là dược liệu dễ dàng tìm kiếm trong dân gian tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết công dụng chữa bệnh từ loại cây thuốc này. Vậy công dụng và tác hại của lá vông là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

 

Cây lá vông mang đến nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau Cây lá vông mang đến nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau 

Thông tin cơ bản về lá vông nem 

Tên thường gọi: cây lá vông nem 

Tên gọi khác: lá vông, bơ tòng, co tóong lang, thích đồng, hải đồng

Vông nem tên khoa học: Erythrina indica Lamk

Đặc điểm 

Cây lá vông là cây thân nhẵn, cao từ 5 - 8m, vỏ thân màu xám nhạt, bên ngoài thân có lớp gai ngắn bao phủ. Lá cây màu xanh mọc so le nhau, lá có 3 chét, đầu lá nhọn, mặt lá nhẵn bóng. Hoa màu đỏ thường mọc ở kẽ lá theo từng cụm nằm ngang, tuy hoa của cây lá vông ra rất nhiều nhưng số lượng đậu thành trái rất ít. Quả giáp màu đen dài từ 15 - 30cm, chiều rộng quả có hơi hẹp lại ở giữa các hạt, trong mỗi quả có từ 5 - 8 hạt màu đỏ hoặc màu nâu. 

Phân bố, thu hái 

Cây vông nem mọc ở đâu? Là loại cây dễ thích nghi, trên thế giới chúng được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Tại Việt Nam dược liệu mọc nhiều các khu vực ven biển, gần các khu rừng thưa, rừng ngập mặn và một số khu vực người dân còn trồng với mục đích làm cây cảnh. 

Hiện nay đa số các bộ phận trên cây lá vông đều có thể sử dụng làm thuốc từ vỏ cây, hoa, lá cho tới hạt đều là dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đó cũng là lý do lá vông được rộng rãi trong y học cổ truyền. 

Vào tháng 4 - 5 hàng năm là thời điểm lý tưởng để thu hái lá vông, thường người ta sẽ chọn những lá bánh tẻ, bỏ cuống và chọn những chiếc không sâu. Sau đó dùng tươi hoặc dùng khô tùy vào mục đích sử dụng. 

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu trong lá vông có chứa 2 hoạt chất chính là Alkaloid và Saponin, trong đó

  • Hàm lượng của hoạt chất Alkaloid chỉ chiếm từ 0,1 - 0,16%. 
  • Saponin có chứa lượng nhỏ Migarin gây giãn đồng tử. 

Ngoài các thành phần trên trong lá vông còn chứa Alkaloid là Erythrin. Đây là hoạt chất có thể làm giảm đi chức năng của thần kinh trung ương thậm chí nặng hơn có thể làm chức năng này mất đi. Tuy nhiên với hàm lượng Erythrin khá nhỏ vì thế nó không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến chức năng vận động và co bóp của cơ. 

Lá vông hoặc bơ tòng đều là tên gọi khác của cây vông nem Lá vông hoặc bơ tòng đều là tên gọi khác của cây vông nem 

Công dụng lá vông nem 

Theo y học cổ truyền 

Theo đông y vỏ thân, lá cây lá vông đều có vị chát, đắng, tính bình. Được quy vào kinh vị và kinh đại tràng, còn riêng vỏ cây được quy vào kinh thận và can. 

Nhờ vào tính vị như trên từ lâu cây dược liệu này được biết đến là vị thuốc chữa an thần, hạ huyết áp, co bóp cơ. Vỏ cây có công dụng sát trùng, khu phong thông sát, gây tê liệt còn đối với lá vông có khả năng tiêu tích, trừ phong thấp…. 

Theo y học hiện đại 

Không là dược liệu trong đông y, theo y học hiện đại cây lá vông còn mang đến nhiều công dụng khác nhau có thể kể đến như ức chế hệ thần kinh trung ương, ngủ ngon giấc, trấn tĩnh, hạ huyết áp, hạ nhiệt độ cơ thể. 

Thử nghiệm trên ếch khi uống nước sắc từ lá vông còn có khả năng co cứng cơ thắt trực tràng đồng thời co cứng cơ bắp chân. Bên cạnh đó, dược liệu cũng đem đến hiệu quả trong việc sát trùng, chữa bệnh ngoài da. 

Ngoài ra các thí nghiệm trên chuột đồng, chuột bạch, thỏ, mèo, chó, khỉ…..khi sử dụng dịch chiết trực tiếp từ lá vông không phát hiện bất cứ ngộ độc nào.

>> Phá cố chỉ có tác dụng gì? 7+ Bài thuốc chữa bệnh cổ truyền

Vông nem chữa bệnh gì? Một vài bài thuốc kinh nghiệm 

Bài thuốc chữa mất ngủ 

Uống nước sắc từ lá vông hàng ngày là phương pháp đơn giản giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể, đặc biệt bài thuốc từ lá dược liệu này có thể áp dụng với mọi đối tượng khác nhau. 

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: từ 8 - 16g lá vông khô (liều lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng). 
  • Sắc nguyên liệu vừa chuẩn bị với 200ml cho tới khi nước thuốc cạn còn 50ml tắt bếp vào chia đều thành nhiều lần uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm để đạt công dụng tốt nhất. 

Uống nước sắc từ lá vông mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ Uống nước sắc từ lá vông mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ 

Bài thuốc 2 

Chuẩn bị: 

  • 16g lá vông 
  • 10g táo nhân 
  • 5g tâm sen + 3 bông hoa nhài 

Cách thực hiện: lá vông vò nát, táo nhân và tâm sen đem sao vàng cho tới khi thấy mùi thơm. Sau đó hãm dược liệu trên tương tự với cách pha trà, khi trà ngấm cho hoa nhài rồi uống khi trà còn ấm. 

Bài thuốc 3 

Chuẩn bị:

  • 30g lá vông 
  • 50g lạc tiên 
  • 10g lá dâu tằm 

Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần sao vàng các dược liệu trên, tiếp theo cho vào ấm hãm trong khoảng 10 - 15 phút là uống được.

Ngoài 3 bài thuốc chữa mất ngủ bằng lá vông như trên bạn cũng có thể chế biến lá vông thành món ăn, một vài món đơn giản bất cứ ai cũng có thể thực hiện như: 

  • Nấu canh lá vông. lá vông luộc lấy nước. 
  • Lá vông nấu canh với tôm đất. 
  • Lá vông xào nhộng…. 

Bài thuốc chữa tê mỏi chân tay, phong thấp khớp 

  • Chuẩn bị dược liệu: Vỏ thân vông nem, phong kỷ, ý dĩ, vỏ cây chân chim, kê huyết đằng mỗi loại 16g 
  • Sắc tất cả vị thuốc trên lấy nước uống, mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần. 

Bài thuốc chữa rong kinh, kinh nguyệt không đều

Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh ở nữ giới rất đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị từ 40 - 50g lá vông rồi sắc lấy nước uống hết trong ngày. Chia nước thuốc thành 2 - 3 lần uống mỗi ngày và uống khi còn ấm để đạt hiệu quả cao nhất. 

Bài thuốc cải thiện tình trạng suy giảm thị lực, khó nhìn 

Nguyên liệu cần có trong bài thuốc này gồm có vỏ cây lá vông, cỏ mần trầu, lá mần tưới và ngưu tất mỗi vị 15g. Mỗi ngày uống 1 thang sau thời gian ngắn sẽ thấy tình trạng trên cải thiện đáng kể. 

Bài thuốc chữa viêm da 

  • Vỏ cây lá vông, xà sàng tử, rễ chút chít, vỏ dâm bụt theo liều lượng vừa đủ + ít rượu trắng. 
  • Rửa sạch, tán các dược liệu thành bột minh sau đó trộn đều với rượu trắng theo đúng tỉ lệ 1:5. Lấy trực tiếp hỗn hợp thuốc vừa trộn bôi lên vị trí da bị viêm. 

Vông nem có hoa màu đỏ Vông nem có hoa màu đỏ 

>> Xem thêm:

Lưu ý khi sử dụng 

Sử dụng lá vông là phương pháp an toàn, ít rủi ro, ít gây tác dụng phụ nhưng để đảm bảo an toàn bạn vẫn cần chú ý một vài vấn đề sau:

  • Không dùng lá vông đối với những bệnh nhân bị đau khớp, sưng khớp, đỏ khớp
  • Chỉ mang đến công dụng chữa mất ngủ đối với những bệnh nhân bị mất ngủ do thận và can. Vì thế với những trường hợp mất ngủ do tỳ, phế và can sẽ không mang lại hiệu quả. 
  • Tuyệt đối không dùng lá vông đối với bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc trẻ nhỏ. 
  • Để quá trình chữa mất ngủ với lá vông đạt kết quả cao người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và khoa học. 
  • Không nên phơi lá vông dưới ánh nắng trực tiếp thay vào đó bạn có thể phơi dưới bóng râm để dưỡng chất trong lá không bị thay đổi. 

Trên đây là những chia sẻ của Dược Thái Minh về cây vông nem. Có thể thấy vông nem dược liệu quen thuộc trong dân gian đặc biệt là với công dụng chữa mất ngủ. Tuy là dược liệu tự nhiên, ít gây độc tố và phù hợp với hầu hết đối tượng tuy nhiên nếu quá lạm dụng hoặc dùng quá nhiều có thể gây an thận khiến người bệnh dễ mất tập trung. Do đó, để tránh những tình trạng đó trước khi sử dụng lá vông trong việc chữa bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn về cách dùng cũng như liều lượng phù hợp. 

>> Xen thêm: Uống gì để chữa mất ngủ? 8 Cây thuốc trị mất ngủ hiệu quả

Cập nhật lúc: 2024/06/17

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.