Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Lá xông giải cảm gồm những gì? 9 Loại lá dễ kiếm, dễ dùng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Nga

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Cảm cúm, ho và sổ mũi là những tình trạng thường gặp, đặc biệt là khi thay đổi thời đổi. Thay vì vội dùng thuốc tây thì nhiều người lựa chọn phương pháp dân gian xông lá để giải cảm, vừa đơn giản, vừa an toàn. Vậy lá xông giải cảm gồm những gì và cách sử dụng như thế nào? Cùng Dược Thái Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

lá xông giải cảm gồm những gìTìm hiểu lá xông cảm cúm gồm những gì

Tác dụng của lá xông giải cảm

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở và phát triển thành bệnh cảm cúm. Thông thường nhiều người vẫn duy trì thói quan mua thuốc trị cảm và kháng sinh về uống. Nhưng theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, không nên lạm dụng kháng sinh nhiều. Do đó để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và tăng sức đề kháng, dùng là xông giải cảm là một phương pháp hiệu quả.

Lá xông là sự kết hợp từ các loại lá thảo mộc từ tự nhiên, có thể có sẵn trong vườn nhà giúp sát khuẩn, tiêu đờm, trị cảm cúm, ho, sổ mũi và để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Cụ thể:

Kháng khuẩn, làm sạch hệ hô hấp

Hơi nước thảo dược nóng cùng độ ẩm bốc lên được hít vào sẽ giúp hệ hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản thông thoáng hơn, dễ dàng rửa trôi các chất bẩn còn sót lại. Đồng thời hơi nóng cũng sẽ được hấp thụ vào các cơ quan hô hấp dưới như khí quản, phế quản, phế nang, màng phổi, phổi và nhanh chóng đi vào máu rồi phân bố đều khắp cơ thể. Từ đó giúp phổi sạch thông thoáng và thở tốt hơn.

Làm sạch và làm sáng da

Hơi nước nóng bốc lên giúp mở lỗ chân lông trên da, loại bỏ mụn đầu đen tích tụ và sạch bụi bẩn. Đồng thời, giúp da trở nên sạch và sáng hơn.

Thư giãn, giảm căng thẳng

Mùi hương nhẹ nhàng của những lá thảo dược và hơi nước bốc lên sẽ giúp cơ thể, tâm trí luôn trong trạng thái thoải mái, dễ chịu, nhịp tim cũng sẽ chậm lại và bạn sẽ có giấc ngủ ngon, sâu hơn.

Giảm ho, sổ mũi, cảm cúm 

Hơi nước nóng làm giãn mạch máu dưới da, vừa kích thích lưu thông máu vừa thúc đẩy quá trình đào thải khí lạnh ra khỏi cơ thể qua mồ hôi. Từ đó, giúp người bệnh giải cảm, và hạ sốt nhanh, đồng thời cũng hỗ trợ giảm triệu chứng hen suyễn, viêm xoang, dị ứng, viêm phế quản và cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.

>> TOP 5+ xịt mũi của Mỹ hiệu quả, giá tốt, được yêu thích nhiều

Lá xông giải cảm gồm những gì?

Dưới đã là những lá xông giúp giải cảm an toàn, hiệu quả, dễ tìm và có sẵn trong vườn nhà: 

  • Lá sả

Trong sả có chứa nhiều tinh dầu geraniol, citral,...với tác dụng kháng khuẩn, giảm ho và hạ sốt hiệu quả. Mùi hương từ sả sẽ giúp điều hòa, ổn định chức năng của hệ thần kinh. Ngoài ra, dùng sả để xông còn giảm triệu chứng nôn mỉa, ho, tiêu chảy,...

Bên cạnh đó, thành phần hoạt tính limonene trong sả giúp khử trùng đường hô hấp khi nó bốc hơi trong quá trình xông hơi. Hàm lượng vitamin C cũng có thể chữa nghẹt mũi, cúm và các rối loạn hô hấp khác như hen suyễn. Tinh dầu sả chanh với thành phần chính là Citral đem tới tính kháng khuẩn mạnh nên có tác dụng loại bỏ một số vi khuẩn có hại và bã nhờn trên da, giúp da sạch hơn.  

lá xông cảm cúm gồm những gìLá sả giúp khử trùng đường hô hấp

  • Lá tre

Xông giải cảm bằng lá gì? Lá tre hay còn gọi là lá trúc diệp, là một loại lá giúp giải cảm nhanh và hiệu quả. Trong lá có các chất giúp hạ nhiệt, giải độc, an thần,...

  • Lá chanh

Lá chanh có vị cay nhẹ, tính ôn nên có tác dụng tiêu đờm và sát khuẩn. Dân gian thường ứng dụng để giảm bớt triệu chứng ho, cảm do thời tiết. Bên cạnh đó, lá chanh có một mùi thơm rất dễ chịu nên được dùng phổ biến xông giải cảm. Lá chanh chứa axit citric – một chất khử trùng có tác dụng chống lại virus và vi khuẩn. Ngoài ra, thành phần hoạt tính này có thể giúp cải thiện sắc tố da thông qua việc tắm.

xông giải cảm bằng lá gìLá chanh giúp tiêu đờm và sát khuẩn

  • Lá bưởi

Lá bưởi chứa hoạt chất alpha - pinen, limonene alpha-terpineol,...là những tinh dầu mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe như giảm đau, giảm ho, hạ sốt, sát trùng mũi họng,...Limonene đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, chống căng thẳng và sát trùng.

Bên cạnh đó, Neroli trong lá bưởi là chất chống oxy hóa cho da, giúp tăng cường hệ thống phòng thủ tự nhiên, hạn chế tình trạng da lão hóa do các tác nhân từ môi trường. Ngoài ra, nó còn phục hồi và sửa chữa các tế bào bị tổn thương, từ đó làn da sẽ mịn màng hơn.

  • Ngải cứu

Cây ngải cứu có vị đắng và hơi cay, kết hợp cùng các loại lá kể trên sẽ mang lại hiệu quả lưu thông khí huyết và cải thiện hệ tuần hoàn. Hoạt chất cineole trong ngải cứu có khả năng làm loãng dịch nhầy, giúp đường hô hấp thông thoáng, giảm đau và giảm sưng tại vị trí tiếp xúc. Bên cạnh đó, trong ngải cứu có chứa flavonoid với  tác dụng chống viêm và giảm đau ngoài da. 

  • Bạc hà

Trong lá bạc hà có tinh dầu menthol, α - β pinene với tác dụng kháng khuẩn, loãng đờm và giảm đau. Ngoài ra, trong lá còn có canxi, vitamin B, kali giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bạc hà chứa chất chống oxy hóa và chống viêm gọi là Axit Rosmarinic, nên khi xông sẽ làm sạch và thông xoang. Axit Salicylic và Vitamin A trong lá bạc hà giúp kiểm soát tiết bã nhờn trên da, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ chữa mụn trứng cá, thông thoáng lỗ chân lông.

bà bầu xông lá giải cảm được khôngLá bạc hà có tác dụng kháng khuẩn loãng đờm

  • Tía tô

Lá tía tô giàu dinh dưỡng và chứa các hoạt chất như vitamin A, vitamin C, canxi, sắt nên rất tốt cho cơ thể. Đồng thời khi xông hơi bằng loại lá này sẽ giúp người bệnh giảm đau đầu, hạ sốt và giảm mệt mỏi.

  • Gừng

Gừng rất giàu hoạt chất Gingerol với tác dụng làm giãn cơ trơn đường thở và có khả năng hoạt động như một thuốc giãn phế quản mới. Thành phần chính và chiếm tỷ lệ cao nhất trong gừng là shogaol - một hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ cho cơ thể.

>> Cây gừng dại là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

>> Xông lá ngải cứu có tác dụng gì? 3 Tác dụng to lớn không ngờ

  • Hương nhu

Hương nhu chứa tinh dầu eugenol và methyl eugenol đem tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và hạ nhiệt hiệu quả.

Cách nấu lá xông giải cảm

Để liệu pháp dùng lá xông giải cảm hiệu quả, người bệnh nên tiến hành trong phòng kín và không để gió lùa vào. Có thể dùng khăn trùm kín lên để xông. Tiếp theo cần chuẩn bị những bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu lá cần xông rồi cho vào nồi. Riêng bạc hà dễ bay hơi nên cho vào sau.
  • Bước 2: Đổ nước vào, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút, khi chuẩn bị xông thì thì cho bạc hà vào, đun thêm 1 - 2 phút nữa.
  • Bước 3: Chọn nơi kín gió, cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước để cơ thể thích nghi, xông hơi trong 5 - 10 phút. Bắt đầu hít thở để hơi nước vào mũi và miệng.
  • Bước 4: Sau đó mở chăn ra một chút để cơ thể thích nghi.
  • Bước 5: Khi hơi nước nguội, dùng nước này để tắm nhanh, sau đó lau khô và mặc quần áo.

Những lưu ý khi xông lá

Xông lá là phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả giúp giải cảm, trị ho, sổ mũi, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên xông hơi quá 20 phút mỗi lần và một ngày nên thực hiện 1 - 2 ngày là đủ
  • Sau khi xông cần lau mồ hôi ngay và tránh những nơi có gió lùa vì dễ bị nhiễm lạnh
  • Khi bị cảm nặng thì không nên xông toàn thân mà nên xông cục bộ
  • Phụ nữ mang thai, người suy nhược cơ thể, tim mạch, huyết áp cao nên cẩn thận khi xông
  • Người bị sốt xuất huyết hoặc siêu vi không nên áp dụng biện pháp này.

Qua bài viết trên, hy vọng người bệnh sẽ biết lá xông giải cảm gồm những gì và cách nấu lá. Tuy là một phương pháp đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn đầu mới cúm. Chỉ cần thực hiện chính xác, cơ thể sẽ hồi phục nhanh chóng.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/07/11

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.