Chữa trị tại nhà bằng phương pháp xông lá giúp lưu thông máu tại tĩnh mạch hậu môn tốt hơn. Hơn nữa, tinh chất từ lá thuốc thẩm thấu góp phần làm dịu cơn đau, ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ.
Dưới đây là 5 loại lá xông trĩ dễ tìm, dễ kiếm, cho hiệu quả nhanh mà bạn có thể tham khảo.
5 loại lá xông trĩ nhà ai cũng có!!!
Xông lá chữa trĩ có hiệu quả không?
Trĩ là tình trạng sưng tấy và giãn rộng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên gặp ở những đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị táo bón, nhân viên văn phòng ít vận động,...
Dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh trĩ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, nhiều người lựa chọn sử dụng các phương pháp dân gian để hỗ trợ quá trình điều trị, trong đó có phương pháp xông hơi. Bởi, việc xông hơi có thể đem lại những lợi ích sau:
Xông lá – Phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị trĩ được nhiều người áp dụng
- Thông qua phương pháp xông hơi, nhiệt độ của nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hậu môn đang chịu tổn thương. Việc xông hơi giúp xoa dịu đi những cơn đau nhức, tăng lưu thông máu tại hậu môn. Từ đó, cơ thể cũng được đả thông nguồn khí huyết đang bị ứ trệ, giảm tải áp lực tác động đến thành tĩnh mạch, góp phần ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ.
- Tinh chất trong lá thảo dược thẩm thấu vào vùng niêm mạc của ống hậu môn đang bị tổn thương. Điều này giúp tăng cường sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, thu nhỏ phần búi trĩ.
5 loại lá xông trĩ dễ kiếm, cho hiệu quả nhanh
Lá trầu không
Lá trầu không là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian Việt Nam. Thành phần hoạt chất như estragol, chavicol, tanin có trong lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm sưng tấy và đau nhức do trĩ gây ra.
Bạn có thể dùng lá trầu không để xông chữa trĩ nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng hậu môn bằng cách:
- Chuẩn bị: 10 lá trầu không và 1 thìa muối.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không, sau đó đem những lá trầu này đun với 2 lít nước. Đun cho tới khi nước sôi khoảng 5 phút thì cho muối vào, khuấy đều, tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu, để nguội bớt đến khi còn ấm. Ngồi xông hơi hậu môn trong 10-15 phút. Sau khi xông, bạn có thể dùng nước lá này để rửa vùng hậu môn.
- Kiên trì thực hiện từ 2 - 3 tuần để thấy rõ hiệu quả.
Lá lốt
Trong lá lốt chứa hàm lượng lớn flavonoid - hợp chất có tác dụng làm bền thành mạch máu, hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, xông hơi bằng lá lốt còn giúp giảm ngứa rát, khó chịu và tăng cường lưu thông máu tại khu vực này.
Lá lốt có hàm lượng lớn flavonoid - hợp chất có tác dụng làm bền thành mạch máu
- Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt (bao gồm cả lá và thân cây); 2 củ nghệ vàng
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt và nghệ vàng, thái lá lốt thành khúc nhỏ, giã nát nghệ vàng. Cho lá lốt và nghệ vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Đổ hỗn hợp nước lá lốt và nghệ ra chậu, để nguội bớt đến khi còn ấm.
- Ngồi xông hơi hậu môn trong 10 - 15 phút. Có thể kết hợp thêm ngâm hậu môn trong nước lá đã nguội khoảng 5 phút.
Lá cúc tần
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá cúc tần có chứa hoạt chất như carotene, vitamin C giúp sát trùng, sát khuẩn, kích thích tái tạo các tổn thương ở ống hậu môn. Đồng thời, hỗ trợ giảm tổn thương tại ống hậu môn do bệnh trĩ gây ra.
Cách xông bằng lá cúc tần cũng khá đơn giản:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá cúc tần (bạn có thể chuẩn bị loại tươi hoặc loại khô) và muối.
- Lá cúc tần rửa sạch rồi đun với 2 lít nước. Sau khi nước sôi thì đun thêm 10 phút. Sau đó, đợi nước lá nguội bớt thì đem đi xông hậu môn. Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt hơn sau mỗi lần xông thì nên ngâm rửa hậu môn bằng nước lá cúc tần nguội.
Lá sung
Khi nhắc đến 5 loại lá xông trĩ không thể không nhắc đến lá sung. Đây là loại lá quen thuộc, dễ kiếm, nhưng lại chứa lượng lớn chất xơ, sắt, kali cùng với vitamin C. Chúng có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ngừa táo bón, kháng viêm, thu nhỏ búi trĩ, giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Lá sung - Lá xông trĩ khá hiệu quả
- Rửa sạch 30-40 lá sung, vò nát hoặc thái nhỏ. Cho lá vào nồi nước đun sôi khoảng 5-10 phút.
- Đổ nước ra chậu, để nguội bớt đến khi còn ấm. Ngồi xông hơi hậu môn trong 10-15 phút.
- Có thể kết hợp thêm ngâm hậu môn trong nước lá đã nguội khoảng 5 phút. Sau khi xông có thể dùng để vệ sinh hậu môn.
Lá diếp cá
Tinh dầu chiết xuất từ diếp cá có chứa hoạt chất diệt khuẩn, giảm thiểu sự sưng viêm, nên có thể dùng để thu nhỏ búi trĩ rất tốt. Nếu muốn dùng thảo dược này làm bền thành mạch tại hậu môn thì có thể thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị: 200g diếp cá, muối.
- Diếp cá rửa sạch, đun cùng 2 lít nước. Đun cho tới khi nước sôi khoảng 10 phút thì cho muối vào và khuấy đều. Để nước rau diếp cá nguội tới khi nhiệt độ còn khoảng 80 độ C thì xông hậu môn.
>> Xem thêm: Tham khảo 12+ mẹo chữa trị tại nhà áp dụng mọi đối tượng
Lưu ý cần biết khi xông hơi chữa trĩ tại nhà
Xông hơi là một phương pháp truyền thống giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ một cách tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi thực hiện xông hơi chữa trĩ tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
Lưu ý cần biết khi xông hơi chữa trị tại nhà
- Nước xông không nên quá nóng để tránh gây bỏng. Nhiệt độ nước xông lý tưởng là khoảng 80 độ C. Tránh xông ngay sau khi vừa nấu nước xong. Thay vào đó, hãy chờ nước nguội bớt.
- Ngồi ở tư thế thoải mái, tránh ngồi quá gần chậu nước xông. Có thể dùng khăn quấn quanh vùng xông để giữ hơi nước không thoát ra ngoài quá nhanh.
- Khi xông, cần giữ khoảng cách giữa hậu môn và nước xông để tránh bị bỏng. Khoảng cách lý tưởng là khoảng 20-30 cm. Điều này giúp đảm bảo hơi nước có thể lan tỏa và tác động đều mà không gây tổn thương.
- Không nên xông quá 15 phút mỗi lần để tránh làm khô và kích ứng da. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên ngừng xông ngay lập tức.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước và sau khi xông để tránh nhiễm trùng. Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ để rửa vùng hậu môn, sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
- Xông hơi là phương pháp tự nhiên và cần thời gian để thấy rõ hiệu quả. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày trong ít nhất vài tuần để cảm nhận sự cải thiện.
- Xông hơi chỉ là một phương pháp hỗ trợ giảm đau và làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác giúp tác động sâu vào căn nguyên của bệnh
5 loại lá xông trĩ trên là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ quá trình điều trị trĩ. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện thường xuyên và kết hợp với các biện pháp khác để đạt được kết quả tốt.
>> Xem thêm:
Cập nhật lúc: 2024/06/26