Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Lô hội có tác dụng gì? 9 lợi ích tuyệt vời của vị thuốc này cho sức khỏe

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Cây lô hội, hay còn gọi là nha đam, là một loại cây mọng nước với nhiều đặc tính chữa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về loài cây này.

Hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của cây lô hội và áp dụng vào cuộc sống để nâng cao sức khỏe và làm đẹp một cách tự nhiên.

Lô hội là gì? Đặc điểm, cách sử dụng hiệu quảLô hội là gì? Đặc điểm, cách sử dụng hiệu quả

Cây lô hội là gì?

  • Tên thường gọi: Nha đam, lô hội, long tu
  • Tên khoa học: Aloe vera L và Aloe ferox Mill
  • Họ: Lô hội (Asphodelaceae)

Cây lô hội tên khoa học là Aloe vera LCây lô hội tên khoa học là Aloe vera L

Đặc điểm thực vật 

  • Lô hội là loại cỏ thân thảo ngắn, mọng nước, nhiều nhánh mọc sát nhau. Cây có màu xanh lục và cao từ 40 - 80cm.
  • Lá lô hội dày, mọng nước, thuôn dài, nhọn đầu, mép lá có răng cưa. Màu sắc lá lô hội thường là xanh lục, có thể có đốm trắng hoặc đốm nâu. Lá không cuống, phiến lá thẳng hoặc hình mũi dáo cao khoảng 40 - 50cm và rộng 6 - 7cm. Đỉnh lá nhọn bìa phiến hơi hồng có gai cứng màu vàng sáng cao 2mm.
  • Hoa lô hội mọc thành cụm ở đầu cành, màu vàng cam rực rỡ, thường nở vào mùa hè và mùa thu.
  • Quả lô hội nang, hình trứng thuôn, ban đầu màu xanh sau chuyển dần sang màu nâu.

Khu vực phân bố

Cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi, sau đó du nhập vào nước ta và được trồng nhiều ở các vùng Phan Rang, Phan Thiết, Phan Rí thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Hình ảnh cây lô hộiHình ảnh cây lô hội

Thu hái và chế biến

Lô hội được thu hái quanh năm. Sau khi mang về sẽ cắt nhỏ lá, giã và ép lấy nước. Để nước lắng trong 24 giờ thì gạn nước thu được đem cô lại ở ngoài nắng hoặc đun cho đặc. Ngoài ra có thể sử dụng nha đam tươi bằng cách gọt bỏ phần vỏ, làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng rồi cắt thành khúc.

Thành phần hoá học

Lô hội chứa hoạt chất chính là aloin bao gồm nhiều anthraglycosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lên 16 - 20%, cụ thể như:

  • Các Polysaccharide và Monosaccharide bao gồm glucose, xylose, aldopentose, rhamnose, arabinose,, acemannan và mannose, cellulose.
  • Axit béo chưa bão hoà và prostaglandin như acid gama linolenic.
  • Enzym: Amilaza, lipaza, Allnilaza, oxydaza và Catalaza.
  • Nhóm anthraglycoside như barbaloin, Aloinosit A, aloe Emodin, Aloezin, Aloectin, Anthranol,  Aloinosit Baloin, axit cinnami và hysophani..

Thành phần hoạt chất chính của vị thuốc lô hội là aloinThành phần hoạt chất chính của vị thuốc lô hội là aloin

Cây lô hội có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền

Lô hội có vị đắng, tính hàn được quy vào 4 kinh là can tỳ, vị đại tràng với tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, thông đại tiện, nhuận tràng, thường được dùng để chữa cam tích ở trẻ em, táo bón, kinh giản.

Theo Y học hiện đại

Làm dịu vết bỏng

Theo một số nghiên chứ chỉ ra rằng, lô hội giúp các vết thương do bỏng được làm lành nhanh hơn, trung bình sẽ khoảng 12 ngày. Vì vậy, lô hội thường được dùng sử dụng làm dịu vết bỏng, thúc đẩy quá trình chữa bỏng độ 1, độ 2 an toàn và hiệu quả hơn.

Chữa lành vết thương 

Trong lá lô hội có chứa một lượng lớn chất gel với 96% chất nước, 75 loại chất. Khi thoa gel lô hội vào vết thương sẽ giúp giảm đau, giảm ngứa, kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Nhờ đó, tăng cường lưu thông tại vùng bị thương. Đồng thời kích thích các tế bào da và nguyên bào sợi thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Ngăn ngừa rụng tóc

Trong lô hội có chứa axit amin, enzyme proteolytic và nhiều loại vitamin cần thiết cho mái tóc. Khi sử dụng lô hội có thể giúp cải thiện sức khỏe da đầu, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và thúc đẩy quá trình mọc tóc con. Đặc biệt hơn, nó còn có tác dụng trị gàu và phòng ngừa các vấn đề về da dầu, giúp bạn sở hữu mái tóc mềm mại, khoẻ mạnh.

Giảm đau, viêm loét dạ dày

Lô hội có khả năng kiểm soát quá trình tiết axit trong dạ dày, nhờ đó giảm chứng đau khi bị ợ nóng. Đồng thời hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và ngăn chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều hoà kinh nguyệt

Bên cạnh việc hỗ trợ làm đẹp da, lô hội còn được biết tới với tác dụng điều hoà hormone trong cơ thể, giải quyết nỗi lo kinh nguyệt không đều cho phái nữ.

Tăng miễn dịch ngừa ung thư

Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, cây lô hội giúp kích thích hệ miễn dịch chống ung thư, ức chế sự phát triển của các khối u, hạn chế sự phát triển của tế bào ác tính.

Hỗ trợ giảm cân

Lô hội chứa một lượng ít calo, phù hợp với những người giảm cân, ăn kiêng. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng lượng calo đốt cháy giúp giảm cân hiệu quả.

Khắc phục các vấn đề về ruột

Nước lô hội giúp điều chỉnh độ pH trong đường ruột, trung hòa lượng axit trong dạ dày và cải thiện tình trạng co bóp ruột - dạ dày, đem lại hiệu quả tốt cho nhuận tràng, làm giảm lượng vi sinh vật trong phân, giảm chứng táo bón và loét dạ dày.

Chăm sóc răng miệng

Gel lô hội có chứa một lượng vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa các mảng bám trên răng. Đồng thời hỗ trợ giảm sưng nướu, chảy áu chân răng, hôi miệng và chống sâu răng.

>> Xem thêm: Cây lá tiết dê: Đặc điểm, tác dụng và 5 bài thuốc

Liều dùng - Cách sử dụng cây lô hội

Lô hội thường được dùng ở dạng bôi ngoài da, nấu nước uống hoặc ăn sống. Tuỳ thuộc vào từng loại bệnh sẽ có liều lượng dùng khác nhau.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây lô hội

Chữa ho có đờm

Lấy 20g lô hội, cắt bỏ vỏ rồi rửa sạch chất dính bên ngoài. Sau đó, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa ho ra máu

Lấy 12 - 20g hoa lô hội khô cho vào ấm và sắc thành nước uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Chữa trẻ em cam tích

Dùng 20g rễ lô hội khô sắc thành nước uống uống trong ngày

Chữa đau đầu, chóng mặt

Lấy 20g lô hội, 12g hoa đại, 20g lá dâu rửa sạch rồi sắc thành nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 2 - 3 lần uống.

Chữa tiêu hoá kém

Dùng 20g lô hội, 12g bạch truật, 4g cam thảo sắc thành nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 2 - 3 lần uống.

Chữa viêm loét tá tràng

Dùng 20g lô hội, 20g dạ cẩm, 12g nghệ vàng, 6g cam thảo sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 2 - 3 lần. Nếu bị ợ chua nhiều, có thể thêm 10g mai mực đã tán bột, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục trong 15 ngày.

Chữa bế kinh, đau bụng kinh

Chuẩn bị 20g lô hội, 12g nghệ đen, 20g rễ củ gai, 12g tô mộc, 4g cam thảo sắc lấy nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Chữa quai bị

Lấy lá lô hội giã nát rồi đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Đồng thời sắc 20g lá lô hội thành nước uống trong ngày.

Chữa viêm đại tràng mãn tính

Lấy 5 lá lô hội tươi, bóc bỏ vỏ bên ngoài rồi đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 30ml.

Chữa đau nhức do chấn thương

Lá lô hội tươi đem giã nát đắp trực tiếp vào chỗ sưng đau. Đồng thời lấy 20g lá lô hội xay nhỏ hoặc giã nhát và chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày.

Chữa trứng cá

Lấy lá lô hội tươi bóc vỏ ngoài rồi xoa phần gel tươi lên vùng bị trứng cá, mỗi ngày thực hiện 1 lần và duy trì liên tục.

Một số lưu ý khi sử dụng lô hội

Lô hội là một loại cây mọng nước có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng lô hội để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện da phát ban, nổi mề đay hay khô cứng thì bạn nên ngừng dùng và tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ.
  • Không sử dụng gel lô hội trực tiếp lên vùng da bị nhiễm trùng.
  • Không dùng quá nhiều nước lô hội để tránh bị tiêu chảy do tác dụng nhuận tràng của loài cây này.
  • Tránh dùng nước lô hội kết hợp chung với tỏi, điều này có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và giảm nồng độ kali trong cơ thể.
  • Trước khi sử dụng lô hội làm đẹp, nên thử trước ở vùng da nhỏ để xem có xảy ra biểu hiện lạ không, sau đó mới tiếp tục dùng.

Như vậy, bài viết trên của Dược Thái Minh đã tóm tắt một số nội dung xoay quanh đặc điểm và công dụng của cây lô hội. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy để an toàn cho sức khoẻ và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc lô hội này nhé.

Cập nhật lúc: 2024/06/21

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.