Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Măng cụt, một loại quả được mệnh danh là "nữ hoàng của các loại trái cây", với lớp vỏ tím huyền bí và phần thịt trắng ngọt ngào. Vậy ăn măng cụt có tốt không? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng của loài cây măng cụt này nhé!
Măng cụt: đặc điểm, công dụng và cách sử dụng
Hình ảnh cây măng cụt trên thực tế
Trên thực tế, người ta chỉ mới quan sát thấy cây cái. Theo nghiên cứu cho thấy, trong số các nhị lép (staminode) bao xung quanh bầu có thể chứa phấn hoa.
Măng cụt được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Lào… Ở nước ta, măng cụt là loại di thực được các nhà truyền giáo mang giống từ nước ngoài về. Cây ưa sống ở những vùng khí hậu nóng ấm tại các tỉnh miền nam như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Gia Định. Một số ít khu vực ở Huế cũng được trồng nhưng năng suất thấp.
Măng cụt ưa sống ở những vùng khí hậu nóng ấm tại các tỉnh miền nam nước ta
Vỏ thân cây măng cụt sẽ được thu hoạch quanh năm. Sau khi lột sẽ được đem về rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô.
Riêng phần vỏ quả phải đợi đến mùa cây ra trái và cho quả chín, thông thường sẽ vào tháng 5-tháng 8. Sau khi ăn lớp thịt quả màu trắng bên trong, vỏ sẽ được giữ lại, để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô cất trữ làm thuốc.
Thu hoạch măng cụt vào tháng 5- tháng 8
Quả măng cụt có tác dụng gì? Xanthones - hợp chất quý giá có trong vỏ măng cụt, không chỉ có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ mà còn là một "lá chắn" bảo vệ sức khỏe răng miệng. Súc miệng bằng nước sắc vỏ măng cụt sau bữa ăn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả và mang lại hơi thở thơm mát.
Bên cạnh tác dụng bảo vệ tế bào khỏi những tác động có hại, hoạt chất Xanthones còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng. Thêm vào đó, chiết xuất từ vỏ quả này còn thể hiện khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị kiết lỵ.
Nhờ khả năng chống viêm và ức chế quá trình oxy hóa mạnh mẽ, xanthone trong măng cụt góp phần bảo vệ tế bào thần kinh, giảm thiểu tổn thương và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý về thần kinh trung ương.
Mangostin, hoạt chất chính trong măng cụt đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại ký sinh trùng, trong đó có ký sinh trùng sốt rét và amip gây viêm giác mạc.
Các kháng thể Xanthones trong măng cụt giúp các tế bào trở nên mềm và có thể thấm nước. Đồng thời biến thực phẩm chúng ta ăn trở thành năng lượng. Điều này giúp chúng ta thoải mái hơn và dễ dàng giảm cân.
Măng cụt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ tim mạch nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Các hợp chất trong măng cụt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, làm chậm quá trình lão hóa của mạch máu. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, dịch chiết và các hợp chất phân lập từ vỏ quả măng cụt có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Đặc biệt, hợp chất xanthone nổi bật với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.
Chuẩn bị: Vỏ quả măng cụt, rượu trắng 40 độ.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: 10 vỏ quả măng cụt.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: 6g vỏ quả măng cụt, 8g cây mã xỉ hiện (rau sam), 8g rau má, 8g bạch hoa thảo, 8g cỏ sữa, 6g trà xanh, 4g vỏ quýt, 4g quốc lão (cam thảo), 3 lát gừng tươi.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: vỏ quả măng cụt, 2 thìa mật ong, 200ml nước.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: Măng cụt.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị: Vỏ quả măng cụt.
Cách thực hiện:
Theo các phân tích chỉ ra rằng, măng cụt cũng chứa một hàm lượng đường khá cao giống phần lớn các loại trái cây nhiệt đới khác. Vì vậy, khi ăn quá nhiều măng cụt sẽ gây nóng cho cơ thể. Trong trường hợp này, đường sẽ nhanh chóng đi vào máu và chuyển hóa thành năng lượng, sinh ra nhiệt. Từ đó sẽ khiến bạn cảm thấy bị nóng trong người.
Măng cụt được xem là một loại trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Đối với bà bầu, ăn măng cụt trong thai kỳ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai.
Tiểu đường ăn măng cụt được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chị em sau sinh và đang cho con bú không nên ăn măng cụt. Bởi trong măng cụt có chứa một số thành phần không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như mất ngủ, ảnh hưởng chất lượng sữa, dị ứng, phát ban, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón…
Bà đẻ ăn măng cụt được không?
Trong 100g măng cụt có chứa khoảng 73 calo, một quả măng cụt chứa khoảng 30-40 calo. Ngoài ra trong thành phần măng cụt không chứa cholesterol và chất béo bão hoà nên đây được coi là loại quả không gây béo.
Như đã nêu trên, măng cụt nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong, từ đó có thể dẫn đến việc nổi mụn nhiều.
Câu trả lời là có. Những đối tượng đau dạ dày, trào ngược dạ dày có thể sử dụng măng cụt, bởi xanthone có trong thành phần có thể trung hòa acid dạ dày. Đồng thời làm dịu, thư giãn tinh thần và cải thiện tâm trạng.
Như vậy, với những thông tin trong bài viết trên của Dược Thái Minh, có thể thấy măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, song chúng ta vẫn cần sử dụng nó một cách hợp lý và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có những lựa chọn tốt cho bản thân và gia đình.
|| Một số bài viết liên quan dành cho bạn:
Cây đậu bắp và những tác dụng của đậu bắp với sức khỏe. Xem Ngay!
Hoa bụp giấm: Công dụng, cách dùng & các bài thuốc hay
Sâm Ô Linh (Xylaria nigripes): Kho tàng dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe
950.000đ
Hộp 120 viên