Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Mật nhân: 5+ Tác dụng và lưu ý cần biết khi sử dụng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Mật nhân là thực vật phát triển tương đối mạnh mẽ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Từ lâu, loài cây này đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc bổ trợ sinh lý nam, được phái mạnh tin dùng. Ngoài ra, cây còn có nhiều công dụng đặc biệt đang chờ bạn khám phá trong bài viết này!

mật nhânTìm hiểu cây mật nhân: đặc điểm, công dụng và cách dùng đúng

Giới thiệu chung về mật nhân

Trước khi biết được cây mật nhân có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu khái quát về loại cây này.

Nguồn gốc, đặc điểm cây mật nhân

Mật nhân (tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack), còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bá bệnh, bách bệnh, mật nhơn, bá bịnh, là một loại thảo dược quý giá được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. 

Loại cây này phân bố chủ yếu ở các khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Mật nhân là loại cây bụi thân mảnh, thường không phân nhánh. Thân cây có nhiều lông, có thể cao đến 10 mét. Lá kép lông chim chẵn có thể dài đến 1 mét, với cuống lá màu nâu đỏ. Mỗi lá kép gồm 30 – 40 lá chét, hình mũi mác hoặc hình trứng ngược. Mặt trên của lá mật nhân màu xanh, mặt dưới màu trắng.

Hoa mật nhân mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu và có nhiều lông tơ mịn. Quả của cây hình trứng, nâu vàng khi còn non và trở thành nâu đỏ khi chín.

cây mật nhânHình ảnh cây mật nhân

Thành phần hóa học.

Cây mật nhân chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, bao gồm:

  • Eurycomanone: Một vài quassinoid có khả năng tăng cường testosterone, cải thiện chức năng sinh lý nam.
  • Eurycomalactone và Eurycomanol: có tác dụng kháng viêm, giảm đau, và góp phần chống sốt rét.
  • Beta-carboline alkaloid: có khả năng hỗ trợ kháng khuẩn và kháng nấm.

Tác dụng của cây mật nhân

Từ lâu, cây mật nhân đã được sử dụng nhằm cải thiện đời sống sinh lý nam giới, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị xơ gan, phòng ngừa ung thư và nhiều công dụng khác. Cụ thể:

Cải thiện sinh lý

Thành phần E. longifolia trong cây mật nhân kích thích lưu thông khí huyết, tăng cường sản sinh testosterone. Nhờ vậy, nồng độ testosterone và chất lượng tinh trùng được cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống sinh lý cho nam giới.

cây mật nhân có tác dụng gìRượu mật nhân có tác dụng cải thiện sinh lý nam giới

Có thể bạn quan tâm:

Giảm căng thẳng 

Mật nhân sở hữu tính thanh mát, giúp giảm căng thẳng nhờ lượng lớn anxiolytic giúp thư giãn tinh thần, giảm lo âu. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng mật nhân không chỉ tăng testosterone mà còn giảm cortisol (hormone gây căng thẳng).

Phòng ngừa ung thư 

Các thành phần trong mật nhân có tác dụng hỗ trợ chống ung thư, đặc biệt là phòng ngừa ung thư phổi và ung thư cổ tử cung. Hơn 60 hợp chất trong mật nhân có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn hoạt động của gốc tự do, từ đó giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị xơ gan

Lá và thân cây mật nhân chứa acetone có khả năng chống vi khuẩn, hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm loét dạ dày. Đây cũng là lý do vì sao nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiện nay thường có chứa cao mật nhân.

> Xem thêm: “Mách bạn” 12 cây thuốc nam mát gan giải độc mà ít ai biết

Một số tác dụng khác 

Ngoài những công dụng chính kể trên, thì cây mật nhân còn tác động tích cực đến sức khỏe theo nhiều khía cạnh khác. Cụ thể như:

  • Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa rát chân tay.
  • Kích thích cảm giác ngon miệng, góp phần giúp đường tiêu hóa hoạt động ổn định.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng đau mỏi xương khớp.
  • Góp phần giải độc cơ thể, giải rượu.

cao mật nhânCao mật nhân có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Tác hại của cây mật nhân

Bên cạnh các công dụng tích cực đến sức khỏe, cây mật nhân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng bừa bãi. Dưới đây là một số tác hại của cây mật nhân có thể xảy ra sau khi sử dụng:

  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Dị ứng (ngứa, nổi mẩn đỏ, khó thở)
  • Hạ huyết áp
  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Giảm hiệu quả thuốc tây

Ngoài ra, cây mật nhân có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do đó cần thận trọng khi sử dụng trước và sau khi phẫu thuật.

Nhìn chung, cây mật nhân là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và tuân thủ các lưu ý để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Cách sử dụng mật nhân tại nhà

Mật nhân có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của người dùng. Dưới đây là một số cách sử dụng mật nhân phổ biến:

  • Dạng viên: Chủ yếu là các loại thuốc tây.
  • Dạng bột: Rễ mật nhân sau khi phơi khô được nghiền thành bột mịn rồi pha lấy nước uống hoặc lặn thành viên với mật ong.
  • Sắc nước uống: Rễ mật nhân đem phơi khô, cắt thành từng khúc nhỏ, sắc lấy nước uống như trà. Liều lượng: 15g mật nhân mỗi ngày.
  • Nấu cao: Rễ mật nhân thái nhỏ, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong và đun nóng ở 55°C. Sau khi nguội, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.
  • Ngâm mật ong: Ngâm rễ mật nhân với mật ong trong 3-4 ngày, sau đó có thể dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
  • Ngâm rượu: Rễ mật nhân phơi khô ngâm với rượu ít nhất 1 tháng. Liều lượng: 30ml mỗi ngày, chia 3 lần.

mật nhân có tác dụng gìRượu mật nhân

8 Lưu ý khi dùng mật nhân

Để quá trình sử dụng mật nhân được an toàn, hiệu quả cao nhất, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nên chọn mua mật nhân tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Mật nhân tốt có màu nâu vàng, mùi thơm đặc trưng, không bị mốc, mối mọt.
  • Nên chọn mua rễ mật nhân đã được phơi khô và sơ chế sạch sẽ.
  • Liều lượng sử dụng mật nhân tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của người dùng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng mật nhân.
  • Nên sử dụng mật nhân theo liệu trình để đạt được hiệu quả tốt nhất (từ 1 - 3 tháng).
  • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến thận,...
  • Nên sử dụng sau khi ăn để 30 phút để tránh gây kích ứng dạ dày.
  • Không nên sử dụng mật nhân vào buổi tối trước khi đi ngủ vì có thể gây mất ngủ.

Đặc biệt, cây mật nhân không phải là thuốc, không thể sử dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Cần kết hợp sử dụng mật nhân với chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất!

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/05/24

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.