Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

10 Mẹo chữa đau răng sâu tức thì tại nhà hiệu quả nhanh

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Trịnh Thị Nhàn

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược liệu

Bạn đã bao giờ mất ngủ, đau đầu hoặc khó tập trung vì sự tấn công của vi khuẩn khiến cấu trúc răng bị phá hủy và hình thành lỗ hổng hay còn gọi đau răng sâu chưa? Bạn không cô đơn, vì đã có rất nhiều người gặp phải triệu chứng tương tự. Đừng lo lắng, dưới đây là 10 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà tức thì mà bạn có thể tham khảo. 

mẹo chữa đau răng sâuTìm hiểu các mẹo chữa đau răng sâu tại nhà

Nguyên nhân gây đau răng sâu

Sự hình thành mảng bám liên tục trên bề mặt răng do tiêu thụ thức ăn và đồ uống hàng ngày mà không vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng sử dụng đường và tinh bột trong thực phẩm tiêu thụ để tạo thành axit. Các axit bắt đầu ăn mòn lớp men và ngà răng. Khi lỗ sâu răng trở nên sâu hơn, chúng sẽ tiếp xúc với tủy răng – nơi chứa dây thần kinh và mạch máu và gây ra cảm giác đau nhức. 

Sâu răng không thể tự khỏi và sẽ có xu hướng nặng thêm nếu không được điều trị kịp thời. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức răng liên tục, khó chịu và ảnh hưởng tới thần kinh. Do đó, nếu phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ đơn giản hơn mà không phải can thiệp các kỹ thuật phức tạp.

cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhàĐau răng sâu chủ yếu do vệ sinh răng miệng không đúng cách

10 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà 

Những cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà sau đây không những có tác dụng làm dịu tình trạng viêm trong miệng, tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn hoạt động như một chất gây tê cho các vấn đề nhỏ. Tuy nhiên các mẹo này không phải là cách chữa trị dứt điểm hoàn toàn cơn đau. Sâu răng có thể tiến triển vào dây thần kinh, tạo ra sự nhạy cảm với nóng và lạnh. Nên nếu không được điều trị sớm cơn đau sẽ ngày càng nặng hơn. Lúc này phải tới gặp nha sĩ ngay lập tức. 

  • Súc miệng bằng nước ấm và muối để làm sạch vùng xung quanh răng

Ở cấp độ khoa học, súc miệng bằng nước muối sẽ giúp làm giảm cơn đau răng bằng cách tăng độ pH bên trong khoang miệng, tạo ra môi trường kiềm, khiến vi khuẩn gây đau răng sâu không còn phát triển. Bởi vi khuẩn có hại gây đau răng thích hợp với môi trường axit. Khi độ pH được trung hòa, vi khuẩn sẽ giảm xuống và giúp miệng bớt viêm đau hơn.

Súc miệng bằng nước muối cũng làm giảm đau răng bằng cách rửa sạch các hạt thức ăn mắc kẹt giữa các răng, giúp giảm viêm và đánh bay vi khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Trộn nửa cốc nước ấm với ⅓ thìa cà phê muối.
  • Khuấy hỗn hợp cho tới khi muối tan một phần.
  • Súc hỗn hợp trong ba mươi giây hoặc lâu hơn. 

nhét gì vào răng sâuSúc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn

  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên

Chỉ nha khoa có tác dụng loại bỏ mảng bám răng tích tụ ở kẽ răng và các mảnh vụn như hạt thức ăn nếu không được loại bỏ, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn lây lan trong miệng gây đau, viêm. 

Để dùng chỉ nha khoa đúng cách, hãy nhẹ nhàng lướt chỉ nha khoa lên xuống, chà xát vào cả hai mặt của mỗi răng. Không lướt chỉ nha khoa vào nướu. Điều này có thể làm xước hoặc bầm tím nướu. Khi chỉ nha khoa chạm đến nướu, hãy uốn cong chỉ nha khoa ở gốc răng để tạo thành hình chữ C. 

Nếu không dùng chỉ nha khoa trong một thời gian, nướu có thể bị chảy máu. Nguyên nhân là do vi khuẩn, mảng bám và cao răng dọc theo đường viền nướu gây kích ứng và viêm nướu. Nên khi cố gắng loại bỏ sự tích tụ đó bằng chỉ nha khoa, nướu bị sưng và viêm sẽ bắt đầu chảy máu. 

  • Chườm lạnh

Đây là một trong những mẹo chữa đau răng sâu được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Chườm lạnh sẽ giúp làm co mạch máu ở phần miệng bị viêm và đau, làm chậm dòng máu chảy đến vùng bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp làm tê cơn đau bằng cách giảm lưu lượng máu, từ đó giảm sưng viêm gây đau răng. 

Chườm lạnh đặc biệt có hiệu quả vào ban đêm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nhìn chung, đau răng thường đau hơn vào ban đêm và sáng sớm vì tư thế ngủ sẽ khiến máu dồn lên đầu nhiều hơn, tạo thêm áp lực cho vùng nhạy cảm. Cảm giác đau và nhức có thể giảm bớt vào ban ngày vì người bệnh thường đứng hoặc ngồi. 

Có thể chườm lạnh bằng túi đá hoặc lấy một vài viên đá rồi bọc trong khăn. Đặt túi chườm lên má bên ngoài vùng đau trong 15 phút, chườm liên tục.Lặp lại nhiều lần trong ngày.

sâu răng nhẹ đánh răng có hết khôngChườm lạnh là phương pháp giảm đau nhanh chóng

  • Uống ibuprofen hoặc acetaminophen để giúp giảm đau.

Ngoài các biện pháp khắc phục trên, thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin IB,...) và naproxen (Aleve), có thể giúp giảm đau răng hiệu quả. Bởi vì chúng có khả năng ngăn chặn enzyme khiến nướu và vùng đau của trở nên đỏ và sưng. Lưu ý, phải luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào và sử dụng theo chỉ dẫn.

  • Sử dụng trà bạc hà

Bạc hà được biết đến rộng rãi vì có hiệu quả trong việc giảm ho, viêm họng, nhiễm trùng xoang các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạc hà có chứa hợp chất kháng khuẩn, giúp chống lại vi khuẩn gây đau răng sâu. Ngoài ra, bạc hà có đặc tính gây tê nên sẽ ngăn chặn cơn đau nhói.

Để giảm đau răng sâu, hãy làm theo các bước sau:

  • Đun sôi nước
  • Cho túi trà vào nước nóng và để trà ngấm (trên túi trà sẽ có hướng dẫn cụ thể, có thể mất khoảng 1 – 5 phút).
  • Sau khi trà đã sẵn sàng, hãy đảm bảo túi trà đủ mát để không làm tổn thương da hoặc miệng khi sử dụng. Nếu vẫn còn quá nóng, hãy đặt túi trà vào tủ đông trong 2 – 3 phút.
  • Lấy túi trà ra và đắp trực tiếp lên răng bị đau trong 10 – 30 phút hoặc có thể súc miệng bằng trà để giảm đau thêm.
  • Dùng dầu đinh hương

Đinh hương chứa eugenol, một chất khử trùng tự nhiên, giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Do đó, sẽ hỗ trợ chống lại vi khuẩn gây đau răng sâu. Để điều trị đau răng, hãy thoa một lượng nhỏ dầu lên bông gòn hoặc tăm bông, rồi chấm vào vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bệnh có thể nhai đinh hương khô và giữ tại khu vực đau răng trong 30 phút.

  • Rửa bằng Hydrogen Peroxide

Súc miệng bằng hydrogen peroxide là một phương pháp chữa đau răng sâu hiệu quả tại nhà. Nó tấn công vi khuẩn có hại trong miệng, giảm mảng bám và giúp làm dịu nướu răng chảy máu để giảm đau răng. 

Trộn 3% hydrogen peroxide và nước theo tỷ lệ bằng nhau. Súc miệng trong nửa phút, sau đó nhổ ra. Đảm bảo súc miệng kỹ sau khi điều trị.

  • Tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương là một mẹo chữa sâu răng dân gian hiệu quả được áp dụng phổ biến. Với đặc tính kháng nấm và sát trùng mạnh, nó có thể chống lại nguyên nhân gốc rễ của chứng đau răng.

Để giảm đau, hãy trộn một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương với nước và súc miệng. Đảm bảo không nuốt nước súc miệng và lặp lại quy trình khi cần thiết.

  • Dùng gừng tươi

Đây là mẹo chữa sâu răng tại nhà tức thời đơn giản và dễ thực hiện. Tính chất kháng khuẩn của gừng giúp ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, gừng có đặc tính chống viêm có thể giúp ngăn cơn đau răng tiếp theo và đem đến cảm giác dễ chịu hơn.

Cắn một lát gừng tươi gần răng bị đau để nước gừng bao phủ vùng bị đau. Tiếp tục nhai trong khoảng 5 phút. Lúc này bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu trong vòng vài phút. 

mẹo chữa sâu răng tại nhàDùng gừng tươi để giúp ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám tích tụ

  • Hoa cúc

Hoa cúc có tác dụng chống viêm và giúp giảm sưng. Viện Y tế Quốc gia ghi nhận hiệu quả của thảo mộc trong việc điều trị nhiều bệnh và khuyến cáo nên sử dụng ngoài da để ngăn ngừa đau răng. Cách dễ nhất để sử dụng là dạng túi trà. Ngâm một túi trà hoa cúc trong nước nóng vài phút. Sau khi trà nguội đến nhiệt độ phòng, súc miệng bằng nước trà.

Lưu ý khi dùng mẹo chữa đau răng sâu tại nhà

Tất cả những cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà trên đều là tức thời và không thể khắc phục tình trạng đau kéo dài. Do đó, để có giải pháp điều trị cụ thể và dứt điểm, người bệnh nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu đau răng sâu không được xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như bệnh nướu răng, áp xe răng hoặc viêm tủy răng. 

9 Cách phòng ngừa đau răng sâu

Đau răng sâu là một vấn đề răng miệng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. May mắn thay, có nhiều cách để phòng ngừa tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả bạn có thể áp dụng:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để làm sạch các kẽ răng, nơi mà bàn chải đánh răng khó tiếp cận. Nên dùng kem đánh răng có fluor để bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.
  • Súc miệng bằng nước muối nhằm làm sạch khoang miệng và giảm vi khuẩn gây hại.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
  • Hạn chế đồ ngọt bởi đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng.
  • Cung cấp chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày để giúp làm sạch răng và tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Uống đủ nước để giúp loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn trong miệng.
  • Không hút thuốc bởi khói có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
  • Tránh nhai đồ cứng vì sẽ làm vỡ hoặc mẻ răng.

Một số câu hỏi thường gặp

  • Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Câu trả lời là Không. Việc đánh răng hàng ngày rất quan trọng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, một khi sâu răng đã hình thành, đặc biệt là khi đã ăn sâu vào men răng, thì chỉ đánh răng thôi là không đủ để loại bỏ hoàn toàn.

Bởi sâu răng là cả một quá trình vi khuẩn tấn công men răng tạo thành các lỗ nhỏ. Đánh răng chỉ làm sạch bề mặt răng, không thể loại bỏ các lỗ sâu bên trong. Để điều trị sâu răng, người bệnh cần đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

  • Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?

Việc có nên nhổ răng số 7 bị sâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể là tình trạng sâu răng của người bệnh như thế nào. Theo khuyến cáo, chỉ nên nhổ răng số 7 trong trường hợp răng sâu quá nặng, đã ăn vào tủy, chân răng lung lay không còn khả năng tái tạo.

Trên đây là tổng hợp 10 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo thực hiện. Tuy nhiên, những biện pháp này không thể điều trị dứt điểm, mà thay vào đó, người bệnh hãy tới gặp bác sĩ để có phương án điều trị hợp lý.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/09/16

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.