Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

18 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Trịnh Thị Nhàn

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược liệu

Trào ngược dạ dày đang trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người, với những triệu chứng khó chịu đi kèm như ợ nóng, ợ chua, đau rát cổ họng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để điều trị, thì người bệnh có thể giảm nhẹ triệu chứng và đẩy lùi bệnh bằng cách áp dụng 18 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản sau đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Tìm hiểu các mẹo chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhàTìm hiểu các mẹo chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà

Uống sữa tách béo

Sữa từ lâu đã được coi là một mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản nhanh chóng và hiệu quả. Nó hoạt động bằng cách phủ tạm thời lên thực quản và niêm mạc dạ dày, để có thể làm giảm ngay cảm giác nóng rát liên quan đến trào ngược axit. Đồng thời, sữa giống như thuốc kháng axit không kê đơn có chứa canxi, đem tới tác dụng trung hòa axit dạ dày.

Mặc dù sữa có thể giúp giảm triệu chứng ợ nóng tạm thời, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là sữa có hàm lượng chất béo và protein cao, có thể gây kích thích sản xuất nhiều axit dạ dày hơn và khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn về lâu dài. Hơn nữa, nhiều người nhạy cảm với protein sữa hoặc không dung nạp lactose cũng không thể uống sữa. Do đó, hãy chọn sữa tách béo hoặc ít béo để sử dụng. Tương tự, nên dùng sữa chua ít béo để giảm chứng ợ nóng và cung cấp một lượng lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Sữa tách béo giúp giảm chứng ợ nóng hiệu quảSữa tách béo giúp giảm chứng ợ nóng hiệu quả

Giấm táo

Thức ăn nằm trong dạ dày càng lâu mà không được tiêu hóa thì càng có khả năng gây chứng khó tiêu và ợ nóng. Giấm táo là một cách trị trào ngược dạ dày theo dân gian là có thể hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng. Mặc dù có tính axit, nhưng nó giúp cân bằng độ pH của cơ thể. Khi dạ dày không sản xuất đủ axit, cơ thắt thực quản dưới (cơ giữ cho thức ăn trong dạ dày không trào ngược vào thực quản) có xu hướng nới lỏng, gây ra trào ngược axit. Lúc này, giấm táo sẽ làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày và giúp tiêu hóa thức ăn đúng cách. 

Một thìa giấm táo pha loãng với nửa cốc nước có thể cung cấp cho dạ dày một lượng axit cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng của giấm táo đối với trào ngược, nên người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Chuối

Chuối là một chất kháng axit tự nhiên và trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những người bị GERD và trào ngược axit. Loại trái cây này chứa một chất giúp tăng cường niêm mạc dạ dày và bảo vệ dạ dày khỏi những tác hại của việc sản xuất quá nhiều axit.

Hơn nữa, chuối có nhiều chất xơ và kali, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa trào ngược axit hiệu quả. Hãy kết hợp chuối vào chế độ ăn hàng ngày như một bữa ăn nhẹ, đặc biệt là vào buổi sáng. Vị ngọt tự nhiên của chuối cũng khiến chúng trở thành một lựa chọn tráng miệng lành mạnh, giúp kiềm chế cơn thèm đường.

Chuối là một chất kháng axit tự nhiên và giúp giảm triệu chứng trào ngược tốtChuối là một chất kháng axit tự nhiên và giúp giảm triệu chứng trào ngược tốt

Gừng

Gừng là một mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà được đánh giá cao vì đặc tính dược liệu của trong nhiều thế kỷ. Nó đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm GERD và trào ngược axit. Đặc tính chống viêm giúp làm dịu niêm mạc thực quản bị kích ứng, từ đó giảm bớt sự khó chịu liên quan đến trào ngược.

Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm khả năng trào ngược dạ dày xảy ra sau khi ăn. Người bệnh có thể thêm gừng tươi vào món ăn, nhai một miếng gừng sống hoặc pha trà gừng. Để pha trà gừng, hãy thái vài lát gừng tươi và ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Lọc và nhấp từng ngụm nhỏ. Trà này có thể uống trước bữa ăn 20 phút để tiêu hóa tối ưu và giảm trào ngược.

Nước ép lô hội

Lô hội được biết tới là một cách chữa trị trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà. Với đặc tính chống viêm và chứa hàm lượng vitamin cao, nước ép lô hội có thể giảm triệu chứng ợ nóng hiệu quả và làm dịu thực quản bị kích ứng, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược axit dạ dày.

Lô hội có đặc tính chống viêm và làm dịu thực quản bị kích ứngLô hội có đặc tính chống viêm và làm dịu thực quản bị kích ứng

Hạnh nhân

Hạnh nhân không chỉ là một lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh mà còn giúp trung hòa axit dạ dày và làm dịu dạ dày. Hơn nữa, chúng có nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược axit hiệu quả.

Tiêu thụ một nắm nhỏ hạnh nhân mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng để làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng ợ nóng. Người bệnh có thể thưởng thức hạnh nhân nguyên chất hoặc kết hợp cùng ngũ cốc ăn sáng, sinh tố hoặc salad để có một bữa ăn bổ dưỡng.

Kẹo cao su

Theo một số nghiên cứu, nhai kẹo cao su có thể làm giảm trào ngược dạ dày thực quản  bằng cách tăng sản xuất nước bọt và làm loãng, rửa trôi axit tích tụ trong ruột để giúp giảm chứng ợ nóng. Nên chọn kẹo cao su không đường để tránh nguy cơ sâu răng và nhai trong khoảng nửa giờ sau bữa ăn để có hiệu quả tốt.

Nước chanh

Mặc dù nước chanh có tính axit cao nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit và GERD. Một lượng nhỏ nước chanh pha với nước và mật ong có thể trung hòa axit dạ dày. Hơn nữa, nước chanh rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ thực quản khỏi bị tổn thương do trào ngược mãn tính.

Để tận dụng lợi ích của nước chanh, hãy trộn một thìa nước chanh tươi với 300ml nước và uống vào buổi sáng để giúp duy trì mức độ pH cân bằng trong dạ dày, giảm các trường hợp trào ngược axit trong suốt cả ngày. Hãy nhớ súc miệng bằng nước sau đó để bảo vệ men răng khỏi axit citric trong nước chanh.

Nước chanh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược hiệu quảNước chanh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược hiệu quả

Mù tạt

Mù tạt giúp giảm triệu chứng ợ nóng nghe có vẻ lạ, nhưng nhiều người đã áp dụng nó và thành công. Vì mù tạt có vị chua, bản chất của nó là kiềm, có nghĩa là sau khi tiêu thụ, mù tạt có thể giúp trung hòa axit gây khó chịu trong thực quản. Hơn nữa, mù tạt rất giàu khoáng chất và có chứa một loại axit yếu dưới dạng giấm.

Tinh dầu

Tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật, đã được sử dụng trong nhiều năm qua để điều trị nhiều loại bệnh. Mặc dù không có bằng chứng khoa học, nhưng nhiều người vẫn khẳng định lợi ích của tinh dầu trong việc giảm chứng ợ nóng. Ví dụ, tinh dầu bạc hà có thể làm dịu dạ dày, giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng vì nó cũng có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, có khả năng gây trào ngược nhiều hơn. Để sử dụng tinh dầu bạc hà, hãy nhỏ vài giọt vào trà nóng hay nước, hoặc thoa trực tiếp lên dạ dày.

Các loại tinh dầu có lợi khác bao gồm hoa oải hương và khuynh diệp. Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu và giúp giảm căng thẳng ở dạ dày. Trong khi đó tinh dầu khuynh diệp có đặc tính chống viêm và làm dịu niêm mạc thực quản bị kích ứng. Tuy nhiên, tinh dầu rất mạnh và luôn phải pha loãng trước khi sử dụng. Đồng thời phải luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để đảm bảo an toàn. 

Lá húng quế

Tiếp tới là một mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà được nhiều người áp dụng. Lá húng quế, còn được gọi là Tulsi, được biết đến với tác dụng kích thích dạ dày sản xuất nhiều chất nhầy hơn, từ đó giúp giảm tình trạng axit và viêm thực quản. Để giảm chứng trào ngược dạ dày, người bệnh có thể nhai hai đến ba lá khi bụng đói. Ngoài ra, còn có thể đun sôi một nắm lá húng quế trong nước cho đến khi lượng nước còn một nửa, sau đó để nguội và lọc uống. 

Lá húng quế giúp giảm tình trạng trào ngược và viêm thực quảnLá húng quế giúp giảm tình trạng trào ngược và viêm thực quản

Nước ép dứa

Dứa chứa nhiều bromelain, một loại enzyme góp phần đáng kể trong việc phân hủy thức ăn và hỗ trợ tiêu hóa, từ đó giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. Ngoài ra, chúng có đặc tính chống viêm nên có tác dụng dịu thực quản và làm giảm cảm giác nóng rát liên quan đến trào ngược. Tuy nhiên, hãy nhớ tiêu thụ ở mức độ vừa phải, vì lượng axit citric cao đôi khi có thể gây trào ngược axit ở một số người. Nước ép dứa cũng chứa nhiều đường và có thể không phù hợp một số người bệnh đang kiêng đường.

Nước dừa

Uống nước dừa là mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản được nhiều người bệnh thực hiện. Nước dừa chứa nhiều enzyme và chất xơ tự nhiên, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và điều chỉnh độ axit trong dạ dày. Hơn nữa, tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày và thực quản có thể giảm bớt sự khó chịu do trào ngược. Hãy uống hai cốc nước dừa mỗi ngày để giảm chứng ợ nóng.

Nước dưa chua

Bên cạnh tính axit tự nhiên, vỏ dưa chua còn phát triển một loại vi khuẩn có lợi là Lactobacillus trong quá trình lên men. Nó giúp thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh và có thể điều chỉnh sản xuất axit dạ dày. Ngoài ra, nước ép dưa chua có thành phần chính là giấm. Như đã đề cập trước đó, giấm có thể cân bằng độ pH của cơ thể và giảm các triệu chứng trào ngược.

Tuy nhiên, nước dưa chua có hàm lượng natri cao, vì vậy, biện pháp khắc phục này nên được sử dụng một cách thận trọng đối với những người bị huyết áp cao hoặc đang hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể.

Hoa cúc

Hoa cúc nổi tiếng với đặc tính làm dịu và chống viêm. Khi nói đến GERD và trào ngược axit, hoa cúc có thể giúp làm dịu niêm mạc thực quản và dạ dày bị kích ứng, giảm chứng ợ nóng cùng các chứng khó chịu khác. Hơn nữa, trà hoa cúc còn làm giảm độ axit trong dạ dày, hạn chế sự khởi phát của chứng trào ngược.

Chia nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày 

Nếu người bệnh ăn ba bữa một ngày và bị ợ nóng thì hãy cố gắng chia thành 5, 6 bữa nhỏ để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, khi dạ dày quá đầy hoặc thức ăn quá nhiều chất béo, khả năng thức ăn và axit di chuyển từ dạ dày ngược lên cổ họng sẽ cao hơn, gây ra chứng ợ nóng, ợ chua. Các bữa ăn hơn 500 calo cũng gây trào ngược nhiều hơn các bữa ăn ít calo.

Thường xuyên tập thể dục 

Sự lắng đọng mỡ quá mức xảy ra do thiếu hoạt động thể chất, đặc biệt là ở vùng bụng. Điều này buộc dịch dạ dày phải trào ngược lên thực quản, dẫn đến chứng ợ nóng nhiều hơn. Do đó, hãy tập thể dục thường xuyên và giữ gìn sức khỏe để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. 

Gối cao đầu khi ngủ

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Missouri Medicine, việc nâng đầu giường, gối cao khi ngủ đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị GERD. Ngủ ở tư thế này sẽ giúp axit trong thực quản quay trở lại dạ dày nhanh hơn và làm giảm các triệu chứng GERD. Ngoài ra, ngủ nghiêng về bên trái cũng sẽ ngăn chặn axit dạ dày trào ngược vào thực quản.

Trên đây là bài viết tổng hợp 18 mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà của Dược Thái Minh mà người bệnh có thể tham khảo. Những cách trên sẽ phần nào giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn nhưng chỉ hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ. Ngoài ra quý bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm viên uống TPBVSK Bình Vị Thái Minh vừa tiện lợi, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả cũng cải thiện rõ ràng. Còn nếu bệnh nặng thì phải can thiệp tới y tế, phẫu thuật vá van thực quản. Đồng thời, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

|| Một số bài viết liên quan đến trào ngược dành cho bạn:

Mucosave FG HIA Hỗ trợ điều trị viêm loét, trào ngược dạ dày

Giganosin và khả năng chữa loét dạ dày, ngăn trào ngược hiệu quả

17 cách chữa chướng bụng đầy hơi hiệu quả bằng mẹo dân gian tại nhà

Mách bạn 11+ mẹo chữa đầy bụng khó tiêu cực hiệu quả tại nhà

Cập nhật lúc: 2024/08/22

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK Bình Vị Thái Minh

170.000đ

Hộp 20 viên

*Hộp 80 viên 595.000đ (tiết kiệm 85k)

4.9 / 593 đánh giá