Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Mộc hoa trắng là cây gì? Đặc điểm, hình ảnh, chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Mộc hoa trắng là một vị thuốc quý được ứng dụng rộng rãi trong dân gian, nhằm mục đích trị viêm đại tràng hoặc lỵ amip,... Ngày nay các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất ra một số loại thuốc có khả năng giảm tiêu chảy, chữa bệnh đại tràng hiệu quả. Vậy bạn đã có thông tin gì về loại dược liệu này chưa hay chỉ mới nghe kể lại. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức bổ ích nhé.

I. Tìm hiểu về cây Mộc hoa trắng

Mộc hoa trắng có tên khoa học là Holarrhena pubescens Wall. ex G. Don, họ Apocynaceae (Trúc đào). Còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Mức hoa trắng, Mức lá to, Xí chào,...Tại Việt Nam, cây được phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc như Cao bằng, Lạng sơn, Phú Thọ, Bắc Giang và nhiều tỉnh khác.

1.1 Đặc điểm hình thái

Cây thuộc dạng cây bụi, thân gỗ to nhỏ tùy vào đặc điểm của đất và môi trường sống thích hợp, đôi khi có cây cao tới 12m, chu vi khoảng 1,1m. Cành cây non nhẵn hoặc có lông màu nâu đỏ bám vào, trên bề mặt có xuất hiện nhiều bì khổng màu trắng rõ, phần sẹo lá còn lại sẽ nổi hẳn lên. 

Lá cây hình bầu dục, dài 15 - 20cm, rộng 4 - 8cm, mọc đối xứng và gần như không có cuống, không lá kèm và mép cũng không xẻ. Phần đáy và đầu lá nhọn hoặc tròn, mặt lá bóng màu xanh nhạt.

Mộc hoa trắngHình ảnh cây mộc hoa trắng

Hoa cây có màu trắng, mọc thành từng chùm hình ngù ở kẽ lá hoặc đầu cành. Đài hoa dài khoảng 2 - 3mm, hình mác, đầu nhọn và có lông tơ. Quả mộc hoa trắng có hình trụ màu nâu, vân dọc dài 15 - 30cm, bề ngang tầm 7mm. Quả mọc song song ở hai bên, thường một bên sẽ nhỏ hơn, phía trong có lõi màu trắng. Hoa sẽ nở từ tháng 3 - 7, còn quả sẽ đậu khoảng tháng 6 - 12.

1.2 Bộ phận sử dụng và thành phần hóa học

Vỏ cây và hạt là hai bộ phận được sử dụng để làm thuốc chủ yếu, ngoài ra lá cây cũng có một số hoạt chất có khả năng điều trị.

Thành phần hóa học có nhiều tác dụng đặc trị trong cây là alkaloid bao gồm conessin, conesinidin, holarrhemine, conkurchin, kurchine,...Trong hạt có chứa khoảng 0,025% alkaloid và 36 - 40% dầu.

1.3 Thu hái chế biến

Thời điểm thu lấy hạt thích hợp là khi quả đã chín già vào mùa đông. Sau khi hái về có thể dùng dưới dạng tươi hoặc phơi sấy khô để bảo quản được lâu hơn. Tốt nhất là nên đặt trong túi kín và bảo quản nên khô ráo, thoáng mát.

>> Xem thêm: Cây Đại (Hoa sứ): Đặc điểm, công dụng & bài thuốc chữa bệnh

II. Mộc hoa trắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc có khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm đại tràng, chữa lỵ amip và tăng cường chức năng tiêu hóa. Tính và vị vẫn chưa thấy tài liệu ghi nhận. Còn theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra nhiều tác dụng hiệu quả đối với con người, điển hình như:

2.1 Giảm tình trạng tiêu chảy

Đây là một tác dụng phổ biến được nhiều người biết đến và thường xuyên áp dụng của vị thuốc mộc hoa trắng. Theo kết quả nghiên cứu ở trên ba chủng E.coli, nước sắc từ vỏ cây có khả năng chống tiêu chảy hiệu quả. Điều này là do nó còn có thể ức chế sự sản xuất và bài tiết của vi khuẩn trong đường ruột, giảm độc tính của các chủng vi khuẩn gây bệnh.

Mộc hoa trắng chữa bệnh gìMộc hoa trắng có tác dụng giảm tiêu chảy hiệu quả

Bên cạnh đó, ngoài chủng E.Coli thì nước sắc còn có hiệu quả lên nhiều vi khuẩn khác như tụ cầu vàng, lỵ… ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng.

2.2 Khả năng chống lại ký sinh trùng

Vị thuốc mộc hoa trắng có tác dụng gì? Conessin có trong hạt, vỏ cây có khả năng diệt lỵ amip, giun và cả kén của ký sinh trùng. Để có hiệu quả như vậy đều nhờ vào khả năng ức chế sự tăng trưởng, chống ăn mòn và khử trùng của Conessin. Tác dụng dược lý tương tự emetin nhưng độc tố kém hơn cùng với đó là diệt được nhiều ký sinh trùng hơn. 

2.3 Hỗ trợ ngăn chặn khối u phát triển

Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện mộc hoa trắng có thể chống lại 14 loại ung thư ở người. Các dùng tế bào ung thư xuất phát từ 9 loại mô khác nhau bao gồm ruột, tử cung, vú, miệng, hệ thần kinh trung ương, gan, phổi, tuyến tiền liệt và buồng trứng.

Hiện nay tác dụng này vẫn đang nghiên cứu với nhiều giai đoạn chiết xuất. TRong quá trình thực hành, người ta quan sát thấy tại phân đoạn hòa tan hoạt chất trong cloroform thì cho khả năng chống ung thư cao nhất trên những dòng ung thư trên người.

2.4 Giảm lượng đường huyết trong máu

Dịch chiết etanolic từ hạt mộc hoa trắng được nghiên cứu rộng rãi cà cho thấy khả năng giúp giảm đái tháo đường. Với liều lượng khoảng 250 - 300 mg/kg thì dịch chiết của nó có thể ức chế hoạt động của alpha glucosidase. Từ đó làm giảm sự hấp thu carbohydrat ở ruột và ngăn cản đường huyết tăng sau ăn. 

Ngoài hạt ra thì chiết xuất từ lá cũng có đặc tính giảm nguy cơ đái tháo đường nếu dùng 21 ngày liên tục ở liều 400 mg/kg.

III. Liều dùng và một số bài thuốc phổ biến từ mộc hoa trắng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng ở dạng thuốc bột hay dạng cao lỏng. Một số khuyến cáo về liều lượng như sau:

  • Bột từ vỏ: 10g/ngày
  • Bột từ hạt: 3 - 6g/ngày
  • Cồn từ hạt: 2 - 6g/ngày
  • Cao lỏng: 1 - 3g/ngày

Cây mộc hoa trắng có tác dụng gìNên dùng dược liệu đúng liều lượng

Dưới đây là 2 bài thuốc phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài thuốc điều trị viêm đại tràng: Chuẩn bị vỏ cây mộc hoa trắng khô rồi đem đi tán thành bột mịn, Mỗi ngày dùng 10g pha chung với nước uống khi còn ấm. Bên cạnh đó, có thể dùng phần hạt rồi tán thành bột mịn, sắc với nước hoặc hòa với nước sôi ấm mỗi ngày 10g. Dùng đều đặn để mang đến hiệu quả cao.
  • Bài thuốc điều trị lỵ: Đem phần vỏ cây khô đi tán thành bột. Sắc hoặc pha với nước uống mỗi ngày 10 - 15g. Dùng liên tục đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Tuy mộc hoa trắng là dược liệu tự nhiên khá lành tính, nhưng với liều cao, conessin trong nó sẽ gây liệt trung tâm hô hấp. Do đó cần dùng đúng liều lượng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ thì không nên dùng. Hy vọng thông qua bài biết này sẽ giúp người đọc có thêm thông tin bổ ích.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 2024/03/12

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.