Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cây mộc hương cùng 7 bài thuốc cho người đại tràng, tiêu chảy

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Mộc hương từ lâu được biết tới là loại tinh dầu được sử dụng nhiều trong lĩnh vực mỹ phẩm hoặc làm chất tạo hương vị trong đồ uống. Nhưng ít ai biết rằng nó con là dược liệu quý trong dân gian với hàng loạt công dụng khác nhau. Vậy đó là những công dụng nào? Hiệu quả chữa bệnh ra sao? Cùng theo dõi thông tin có trong bài viết sau.

cây mộc hươngMộc hương vừa là cây cảnh lại vừa mang đến công dụng chữa bệnh ít ai biết 

Cây mộc hương có mấy loại? 

Là thực vật thân có hoa thuộc họ Asteraceae. Cây phát triển nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, Trung Quốc…. Hiện nay dựa vào đặc điểm cây được chia thành 3 loại khác nhau, cụ thể: 

  • Xuyên mộc hương (thiết bản mộc hương) có tên khoa học là Jurinea aff souliei Franch. Lá màu xanh, mặt trên được phủ bởi lớp lông thưa, mặt dưới lá có lông mịn trắng, mép lá có chia thùy, quả dẹt. 
  • Thổ mộc hương hay còn gọi là hoàng hoa thái Inula helenium L: cây sống lâu năm, lá cây mọc so le càng xuống dưới gốc lá cây càng to. Mép lá có răng cưa, cụm hoa vàng, quả bế. 
  • Vân mộc hương (quảng mộc hương) tên khoa học Saussurea lappa Clarke: là cây sống lâu năm, cụm rễ to với đường kính rộng lên tới 5cm, vỏ ngoài thân màu nâu. Cây mọc thẳng, không phân cành, mép lá có viền răng cưa, hoa mộc hương màu lam tím mọc thành từng cụm. Cây cho ra quả nhiều từ tháng 7 - tháng 9. Quả hơi dẹt màu tím nhạt hoặc hơi nâu, mùa ra quả từ tháng 8 đến tháng 10. 

Trong đông y rễ cây được biết tới là vị thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau. Rễ mộc hương được thu hoạch vào mùa đông hàng năm, rễ sau khi được đào lên khỏi mặt đất sẽ được đem rửa sạch, cắt thành nhiều khúc nhỏ sau đó phơi khô và sử dụng. Tránh phơi rễ nhiều bởi nó có thể gây mất mùi dược liệu. 

cây mộc hương có mấy loạiHình ảnh cây mộc hương 

Cây mộc hương có tác dụng gì?

Theo đông y 

Theo y học cổ truyền thảo dược này có tính ấm, vị đắng, cay mang đến công dụng kiện tỳ tiêu tích, hành khí chỉ thông, bình can giảm áp. Hiểu đơn giản mộc hương có tác dụng điều hòa tỳ vị, trừ phong tả, tả khí hỏa, làm tan ứ trệ, giải biểu, phát hãn, kiện tỳ chỉ tả, hành khí giảm đau. 

Bên cạnh đó, nó còn giúp cầm tả lỵ, điều hòa hoãn hành khí, hỗ trợ hoạt động đại tràng chính vì thế nó thường được dùng để chữa mọi chứng đau, tiểu không thông, tắc tiểu, ngất xỉu do trúng khí độc, khó tiêu, đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, tiết tả đi lỵ. 

Theo y học hiện đại 

Không chỉ mang đến hiệu quả trong đông y mà trong y học hiện đại nó cũng mang đến nhiều tác dụng nổi bật có thể kể tới: 

Mang đến hiệu quả cho người bị bệnh gan 

Trong nhiều nghiên cứu dược lý đều cho thấy hiệu quả của mộc hương đối với gan, cụ thể:

  • Nghiên cứu dược lý in vivo đều cho thấy khả năng chống viêm loét, bảo vệ sức khỏe gan và ngừa ung thư gan. 
  • Hàm lượng helenin có trong dược liệu giúp ích cho quá trình kích thích dịch tiết ở mật do đó nó được dùng nhiều cho bệnh nhân bị vàng da, sung huyết gan, gan kém. 

Tốt cho hệ miễn dịch 

Hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách loại bỏ virus, vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng đặc biệt với trường hợp bị ho mãn tính, viêm phế quản, hen suyễn. 

Tác dụng tốt như thuốc trị giun 

Có thể điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng gây nên. Bên cạnh đó theo nghiên cứu cho thấy hoạt chất có chứa trong rễ mộc hương còn giúp giảm bớt số lượng trứng giun có trong phân của trẻ nhỏ. 

Tác dụng với tim mạch 

Theo nghiên cứu trên con thỏ khi sử dụng dịch chiết từ mộc hương giúp giảm nhịp tim, cải thiện hoạt động lưu thông máu ở tim. Và hiệu quả này được đánh giá ngang bằng với những con thỏ được điều trị bằng Diltiazem và Digoxin. 

Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa 

Không chỉ giúp làm sạch đường tiêu hóa mà còn đẩy nhanh hoạt động tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa thành phần costunolide được tìm thấy trong dịch chiết của mộc hương mang đến công dụng chống loét dạ dày. Với những bệnh nhân mắc viêm dạ dày mãn tính khi uống nước sắc từ loại dược liệu này còn giúp rút ngắn thời gian làm trống dạ dày, gastrin huyết thanh và somatostatin có trong huyết tương, thay đổi nồng độ axit trong dạ dày. 

Chống viêm giảm đau 

Các hoạt chất có trong rễ mộc hương mang đến công dụng giảm sưng, giảm tấy đỏ bên trong. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp các triệu chứng viêm khớp dần được cải thiện. Ngoài ra, khi kết hợp loại dược liệu này với một số nguyên liệu khác còn giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng ở nữ giới khi đến kỳ kinh. 

cây mộc hương có tác dụng gìMang đến công dụng trong cả đông y và tây y 

Bài thuốc chữa bệnh từ cây mộc hương 

Tùy vào từng chứng bệnh người ta sẽ kết hợp được liệu này với các loại dược liệu khác nhau. Cụ thể: 

Bài thuốc chữa bệnh lỵ mãn tính

  • Chuẩn bị mộc hương và hoàng liên với số lượng bằng nhau.
  • Đem 2 vị thuốc trên đi tán thành bột mịn sau đó viên thành từng viên vừa uống. Mỗi lần uống từ 0, 2 - 0,5g ngày uống từ 2 - 3 lần. 

Bài thuốc chữa viêm đại tràng 

Nguyên liệu: 

  • 6g mộc hương 
  • Ý dĩ, hoài sơn, đẳng sâm, bạch truật mỗi thứ 12g 
  • 8g phụ tử chế 
  • Chỉ thực, thương truật mỗi loại 6g 
  • Xuyên tiêu, nhục quế: 4g 

Sắc thuốc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang. 

Bài thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em 

Chuẩn bị: 

  • Mộc hương, hoàng liên, chỉ thực, mạch nha, bạch truật, sơn tra, trần bì, thần khúc mỗi loại 12g
  • La bạc tử, sa nhân, liên kiều mỗi vị 8g. 

Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần tán vị thuốc trên thành bột mịn sau đó làm thành viên vừa uống. Mỗi ngày uống từ 4 - 8g sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng 

Chuẩn bị: 

  • 6g mộc hương 
  • Phục linh, kỷ tử, bạch thược, đại táo, đương quy mỗi loại 12g 
  • 10g xuyên khung 
  • A giao, táo nhân mỗi thứ 8g 
  • Ngũ vị tử, trần bì mỗi loại 6g 
  • 2g gừng tươi

Sắc dược liệu trên lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang. Duy trì sau 5 - 10 thang sẽ thấy bệnh dần được cải thiện. 

Bài thuốc viêm cầu thận cấp tính 

Chuẩn bị: 

  • Mộc hương, thanh bì mỗi loại 10g 
  • Đại kích, nguyên hoa, cam toại, trần bì, tân lang, hắc sửu mỗi vị thuốc 6g 

Tán tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị trên thành bột rồi viên thành viên hoàn. Mỗi lần uống từ 4 - 6g.

mộc hương có tác dụng gì

Bài thuốc chữa thiếu máu 

  • 6g mộc hương 
  • Bạch truật, đẳng sâm mỗi thứ 16g 
  • Long nhãn, hoàng kỳ, bạch thược, thục địa, đại táo, kỷ tử mỗi vị 12g 
  • Táo nhân, đồng lượng, phục linh, viễn chí mỗi vị 8g 
  • 6g đương quy 

Sắc thuốc lấy nước uống, mỗi ngày sắc 1 thang.

>> Xem thêm: Những cây thuốc nam trị thiếu máu não an toàn, lành tính!

Bài thuốc hỗ trợ chữa xơ gan

Chuẩn bị: 

  • 6g mộc hương 
  • 16g ý dĩ 
  • Trạch tả, hoài sơn, bạch truật, phụ tử chế, đồng lượng, xa tiền tử mỗi vị thuốc 12g 
  • 6g chỉ xác 
  • Kê nội kim, nhục quế mỗi loại 4g 

Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang. 

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể

  • Mộc hương, trần bì, sa nhân mỗi loại 6g 
  • 8g bán hạ chế 

Đem toàn bộ dược liệu vừa chuẩn bị trên tán thành bột, viên thành viên hoàn mỗi lần uống 20g hoặc sắc thuốc lấy nước uống hàng ngày. 

Lưu ý trong quá trình sử dụng 

Quá trình sử dụng vị thuốc mộc hương để chữa bệnh bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe: 

  • Không nên uống quá nhiều mộc hương bởi hàm lượng hoạt chất axit aristolochic có chứa trong thảo dược này có thể hại cho thận. Thậm chí lâu ngày có thể gây ung thư. 
  • Với những người đang khỏe mạnh không nên uống loại thảo dược này trong nhiều ngày. 
  • Cẩn trọng khi dùng với phụ nữ đang cho con bú, người bị bệnh tim, người mắc cao huyết áp và người đang điều trị bệnh thận. 

Nhìn chung mộc hương là vị thuốc quý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nó chỉ phát huy công dụng khi dùng đúng liều lượng cũng như đúng đối tượng. Chính vì thế để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ đông y để được tư vấn về liều lượng uống phù hợp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/18

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.