Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Mộc Nhĩ và 5+ lợi ích vượt trội đến sức khỏe đừng xem thường!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Mộc nhĩ gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn nhưng ít ai biết nó còn là vị thuốc quý trong dân gian với hàng loạt công dụng như tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa, giải độc….Để hiểu hơn về loại dược liệu này đừng bỏ qua những thông tin tổng hợp trong bài viết dưới đây. 

mộc nhĩMộc nhĩ trong dân gian còn gọi là nấm mèo 

Mộc nhĩ là cây nào?

Mộc nhĩ còn gọi tên khác là: nấm mèo, nấm tai mèo, mộc nhu, mộc nga, hắc mộc nhĩ, vân nhĩ, mộc tung….

Tên khoa học: Uricularia auricula (L.) Underw

Mộc nhĩ màu nâu thường mọc trên thực vật thân gỗ,  hình dạng giống tai mèo phần mặt trên của nấm nhẵn, mặt dưới có lông. Mô nấm chứa chất keo, mặt sinh sản nhẵn hoặc nhăn được bao quanh bởi lớp phấn trắng do các bao tử phóng ra trong quá trình thân nấm phát triển.
Đảm đa bào là cơ quan sinh sản phổ biến của mộc nhĩ, chúng có hình chùy nằm phía trong chất keo. Mỗi một cây nấm mèo có chứa 1 bào tử phát triển từ dưới lớp keo sang lớp bao nhầy rồi lên phía trên bề mặt của thảo quả. 

Phần thịt của nấm mèo dài trung bình từ 1 - 3mm, để làm dược liệu người ta thường dùng phần thế quả với tên khoa học là Auricularia. 

Hiện nay, mộc nhĩ được phân bố rộng rãi tại các khu vực cận nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Ở nước ta mộc nhĩ được trồng vừa nhằm mục đích làm thuốc lại vừa làm thực phẩm ăn hàng ngày. Và chúng được đánh giá phát triển tốt hơn khi được phát triển thân cây hòe, sắn, ruối, sung, sậu, mít. 

Sau khi được thu hoạch mộc nhĩ sẽ được phơi khô, bảo quản trong túi buộc kín hoặc ở môi trường khô ráo, thoáng mát tránh để tiếp xúc với độ ẩm bởi nó có thể làm mốc dược liệu. 

Hàm lượng dinh dưỡng trong mộc nhĩ 

Là thảo dược với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, theo nghiên cứu trong 100g mộc nhĩ khô có chứa: 

  • Năng lượng 293,1 kcal
  • 375 mg - Calcium Ca
  • 0,2 g - Chất béo Lipid
  • 65g - Đường Glucides
  • 0,03% mg - Carotène
  • 185 mg - Sắt Fe
  • 201 mg - Phosphore P
  • 10,6 g - Chất đạm protein 
  • Chất tro 5,8 g

tác dụng của mộc nhĩMộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe 

Công dụng của mộc nhĩ trong ngành y học

Trong đông y 

Theo y học cổ truyền nấm mèo có vị ngọt dịu, tính bình mang đến tác dụng cầm máu, cầm huyết, thông mạch, thanh nhiệt, giải độc….. Chuyên chủ trị các chứng bệnh: 

  • Tiểu ra máu, băng huyết, trường phong, lỵ ra huyết
  • Cải thiện sức, giảm nguy cơ mắc suy nhược toàn thân 
  • Hỗ trợ điều trị trĩ, lỵ do nhiệt độ, đau răng 
  • Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, xuất huyết tử cung, chữa chảy máu cam, xuất huyết, chữa thiếu máu. 

Trong y học hiện đại 

Được biết đến là món ăn quen thuộc trong nhiều bữa cơm Việt, tuy nhiên ít ai biết rằng công dụng của chúng đã được khoa học chứng minh, gồm có: 

Tốt cho hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột  

Với hàm lượng prebiotics dạng beta glucan có vai trò như chất xơ giúp làm tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột từ đó xây dựng hệ vi sinh vật đường ruột luôn khỏe mạnh. 

Bên cạnh đó, hoạt chất này còn hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, duy trì chức năng của ruột đặc biệt hệ vi sinh vật này có liên kết mật thiết với sức khỏe đường ruột nhờ đó làm tăng khả năng miễn dịch với các mầm mống gây bệnh cho cơ thể. 

Tác dụng như chất chống oxy hóa mạnh mẽ 

Thành phần chứa chất chống oxy hóa mang đến khả năng chống stress oxy hóa mạnh mẽ. Hơn nữa, thành phần ăn uống giàu chất chống oxy hóa polyphenol cũng sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư hoặc bệnh mãn tính gồm cả bệnh tim mạch chuyển hóa. 

Giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu 

Lượng polyphenol trong nấm mèo có thể giúp giảm bớt nồng độ cholesterol xấu (cholesterol LDL) trong máu, bên cạnh đó khi nồng độ này thấp sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

mộc nhĩ có tác dụng gìNấm tai mèo “thảo dược” hàng đầu cho bệnh nhân mắc bệnh về đường ruột

Bảo vệ chức năng gan

Có thể giúp duy trì và bảo vệ hoạt động của gan khỏi sự tấn công của một số loại vi khuẩn gây hại. Điều này đã được chứng minh ở chuột, khi cho chuột dùng dung dịch chiết và bột mộc nhĩ cho thấy kết quả rõ rệt trên gan giúp gan phục hồi chức năng, giảm bớt tổn thương do sử dụng acetaminophen quá liều. 

Thúc đẩy hoạt động não bộ 

Giúp duy trì chức năng não bởi khả năng ức chế hoạt động của enzym giải phóng protein amyloid beta - beta secretase. Đây là loại protein gây độc cho não và là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. 

Bổ sung sắt vào cơ thể 

Có thể bạn chưa biết trong 100g nấm mèo có chứa tới 185mg sắt. Chính vì thế nếu cơ thể đang rơi vào trạng thái thiếu sắt bạn có thể bổ sung dưỡng chất này bằng cách ăn mộc nhĩ. 

Làm đẹp 

Không chỉ giúp giảm cân mà nó giúp làm da luôn khỏe đẹp, mịn màng, tươi sáng bởi có chứa hàm lượng lớn vitamin E, protein và chất chống oxy hóa. 

Bài thuốc chữa bệnh từ mộc nhĩ tại nhà

Tăng cường chức năng não, tư âm bổ gan 

Chuẩn bị: 

  • 60g mộc nhĩ 
  • 15g vừng đen 

Cách thực hiện: 

  • Sao khô vừng đen, mộc nhĩ chia thành 2 phần bằng nhau - một phần sao khô, phần còn lại sao cháy. 
  • Trộn đều nguyên liệu vừa chuẩn bị sau đó đem tán nhỏ
  • Mỗi ngày pha 6g thuốc với 120ml nước, có thể uống thay trà hàng ngày. 

Hỗ trợ cải thiện tai di chứng biến mạch máu não và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành 

Nguyên liệu: 

  • Nấm mèo + nấm tuyết mỗi loại 100g
  • 150g dưa chuột

Cách thực hiện: 

  • Ngâm rửa 2 loại nấm trên rồi xé thành từng miếng nhỏ.
  • Dưa chuột rửa sạch, thái thành từng lát mỏng sau đó trộn đều với phần nấm vừa chuẩn bị. Nêm nếm gia vị vừa ăn, ăn mỗi ngày để bệnh sớm cải thiện. 

mộc nhĩ có tác dụng gìHỗ trợ giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch, cải thiện mỡ trong máu cao 

Chuẩn bị:

  • 10g nấm mèo khô 
  • 5 quả táo tàu 
  • 50g thịt lợn nạc 
  • 3 lát gừng + 6 chén nước 

Cách làm đơn giản người bệnh chỉ cần hầm phần nguyên liệu trên cho tới khi hỗn hợp cạn còn 2 chén nước, tắt bếp thêm gia vị để tăng hương vị món ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần thực hiện trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả. 

Bài thuốc tán ứ hoặc dùng cho phụ nữ bị rong kinh 

Nguyên liệu gồm có: 

  • 60g mộc nhĩ 
  • 10g huyết dư than 

Cách thực hiện: 

  • Sao vàng nấm mèo, tiếp theo trộn đều với huyết than dư rồi tán thành bột mịn. 
  • Pha bột với nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày uống tối đa từ 6 - 10g (có thể pha kết hợp với giấm thanh để phát huy công dụng tốt hơn). 

Bài thuốc chữa hen suyễn, chân tay lạnh, nhiều đờm 

Chuẩn bị: 

  • 20g nấm mèo 
  • 15g đường phèn 

Cách thực hiện đơn giản bạn chỉ cần nấu nấm mèo với đường phèn. Nước thu được uống hết trong ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy bệnh tiến triển tích cực. 

Bài thuốc chữa đại tiện không thông 

  • Hải sâm, mộc nhĩ mỗi thứ 30g 
  • 200g phèo lợn 
  • Rửa sạch phèo lợn, cắt thành miếng vừa ăn rồi hầm chung với hải sâm, nấm mèo. Thêm gia vị tùy theo khẩu vị, ăn lúc nóng để đạt tác dụng cao nhất.

>> Tham khảo ngay:

Ai không nên ăn mộc nhĩ?

Không chỉ là gia vị mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này đặc biệt là các trường hợp sau: 

  • Người bệnh đang gặp vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy. Bởi tính hàn trong nấm mèo sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn. 
  • Phụ nữ mang thai: Với công dụng hoạt huyết tiêu ứ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi vì thế bà bầu nên hạn chế ăn món ăn có chứa nấm mèo. 
  • Người bệnh vừa trải qua cuộc phẫu thuật hoặc người vừa nhổ răng.
  • Người bị dị ứng với thành phần của mộc nhĩ. 
  • Trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn bởi các hoạt chất có chứa trong thành phần của nấm mèo có thể gây viêm da, phù nề thanh quản, đau da, nhức da…. 
  • Với tác dụng ngừa đông máu dược liệu này không phù hợp với người khó đông máu hoặc bị bệnh loãng máu. 
  • Tuyệt đối không dùng nấm mèo cho những trường hợp bệnh vừa mới bị xuất huyết não. 

Ai không nên dùng mộc nhĩKhông nên dùng mộc nhĩ cho phụ nữ đang mang thai hoặc người bị bệnh về tiêu hóa 

Lưu ý khi dùng mộc nhĩ 

Là thảo dược tự nhiên nhưng nó vẫn gây độc tố nếu sử dụng sai cách do đó để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau: 

  • Không kết hợp nấm mèo với ốc bươu và củ cải trắng
  • Ăn mộc nhĩ nhiều có thể làm cản trở hoạt động tiêu hóa, làm tắc nghẽn đồng thời khiến cơ thể khó tiêu hóa. 
  • Nên ngâm mộc nhĩ với nước lạnh thay vì nước ấm. Bởi khi ngâm với nước ấm sẽ làm thành phần dinh dưỡng trong nấm mèo bị thay đổi 
  • Ngâm nấm mèo trong khoảng thời gian nhất định không ngâm quá lâu bởi ngâm lâu có thể gây độc tố không tốt cho cơ thể. 
  • Không ăn mộc nhĩ tươi bởi hàm lượng morpholine có chứa trong thành phần sẽ làm 

Nhìn chung mộc nhĩ vừa là thực phẩm bổ dưỡng lại vừa là thảo dược mang đến hàng loạt lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng mộc nhĩ trong món ăn hoặc sử dụng để chữa bệnh khi kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng cường sức khỏe đồng thời phòng một số bệnh lý. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến từ lương y để được tư vấn về liều lượng phù hợp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/12

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.