Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Ngải cứu giúp giảm đau, cầm máu, lợi tiểu, điều hoà khí huyết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Ngải cứu là một vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng ngải cứu nên được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn, hiệu cho sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về ngải cứu có thể bạn sẽ quan tâm.

ngải cứu có tác dụng gìKhám phá về ngải cứu: công dụng, cách dùng và lưu ý

Ngải cứu là cây gì?

Ngải cứu tên khoa học là Artemisia vulgaris, còn được biết đến với các tên gọi khác như thuốc cứu, nhả ngải, bắc ngải. Ở Việt Nam, ngải cứu thường được tìm thấy ở các vùng ven sông, ruộng đồng và các khu vực có đất phì nhiêu, được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như làm thuốc, làm gia vị hay trong nông nghiệp sinh thái.

Đặc điểm thực vật

Ngải cứu là loại cây cỏ, sống lâu năm cao từ 0,4 - 1m, cành có lông, thân mọc thẳng. Lá ngải cứu mọc so le, hình dạng hẹp dài, đầu nhọn, có lông nhung màu trắng ở mặt dưới và mặt trên màu xanh lục sẫm, khi vò có mùi thơm hắc. 

Hoa ngải cứu mọc thành từng chùm hoa nhỏ màu vàng ở đầu các cành. Những bông hoa này không có lá bắc mà chỉ có cánh hoa màu vàng. Quả của ngải cứu có hình dạng hạt nhỏ, không túm lông.

Phân bổ

Ngải cứu phân bố rộng khắp các lục địa, thường được tìm thấy ở các vùng ôn hòa và ôn đới. Loài cây này ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hoặc cây con hoặc mọc dại ở nơi có đất ẩm như bờ đê, ruộng đồng và bãi cỏ.

uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gìHình ảnh cây ngải cứu

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của ngải bao gồm nhiều hợp chất quan trọng như tinh dầu, các flavonoid, các amino acid như adenin và cholin. Mỗi hợp chất đều mang lại các tác dụng đặc biệt trong y học và làm đẹp và thực phẩm.

Ngải cứu có tác dụng gì?

Để hiểu rõ ngải cứu có công dụng gì, ta cần dựa theo Đông Y và Tây Y. 

Theo Đông Y, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, chuyên trị phong thấp, đau kinh, thổ huyết, an thai. Theo Tây Y, ngải cứu chứa nhiều hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin, giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

Dưới đây là một số thông tin về tác dụng chính của ngải cứu:

Giảm đau khớp gối

Ngải cứu chữa đau khớp gối là một trong những công dụng lâu đời được truyền miệng. Lá ngải cứu sở hữu các hoạt chất quý giá như thujone và camphor có đặc tính giảm đau và kháng viêm. Nhờ vậy, lá ngải cứu giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng tấy và khó vận động do các bệnh lý liên quan đến khớp gối gây ra.

Cầm máu

Tác dụng của ngải cứu là cầm máu hiệu quả, giúp kiểm soát các trường hợp chảy máu cam, ra máu kinh nguyệt không đều và các vấn đề khác như thổ huyết.

tác dụng của ngải cứuNgải cứu chữa chảy máu cam

Lợi tiểu

Các hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng kích thích chức năng thận, từ đó giúp thận hoạt động hiệu quả hơn trong việc lọc và bài tiết nước tiểu.

Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu của ngải cứu còn được hỗ trợ bởi các yếu tố khác như hàm lượng kali cao và tính chất lợi tiểu của nước.

Chữa đau bụng, tiêu chảy

Những ai bị đau bụng, tiêu chảy có thể sử dụng ngải cứu để giảm các triệu chứng này nhanh chóng. Sở dĩ, lá ngải cứu chứa nhiều hoạt chất chống viêm giúp làm dịu các cơn co thắt đường ruột, giảm viêm niêm mạc và phục hồi chức năng tiêu hóa.

Điều hòa khí huyết

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có công dụng điều hòa lưu thông khí huyết, giúp cân bằng sự tuần hoàn năng lượng trong cơ thể.

Chống nhiễm ký sinh trùng

Các nghiên cứu cho thấy, lá ngải cứu chứa các hợp chất có khả năng chống lại nhiễm ký sinh trùng và một số vi khuẩn có hại như Plasmodium falciparum gây sốt rét, Entamoeba histolytica gây bệnh lỵ amip và nhiều loại ký sinh trùng đường ruột khác.

Hỗ trợ điều trị trĩ

Một trong những tác dụng của lá ngải cứu khác đó là hỗ trợ chữa trĩ. Nhờ vào các đặc tính kháng viêm, giảm đau và cầm máu, uống nước ngải cứu thường xuyên giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh.

uống nước ngải cứu hàng ngày có tốt khôngThành phần trong lá ngải cứu chữa trĩ

Chống oxy hóa

Ngải cứu chứa nhiều flavonoid và các hợp chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến lão hóa và ung thư.

Ngoài những tác dụng được đề cập, ngải cứu còn có một số tác dụng khác như: hỗ trợ quá trình điều trị da, làm dịu các triệu chứng của mãn kinh, hỗ trợ quá trình điều trị cảm lạnh và ho, hỗ trợ giảm cân và đuổi côn trùng.

Tác dụng phụ của ngải cứu

Mặc dù ngải cứu được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá mức hoặc không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như ảo giác, mất ngủ và co giật. Tuy nhiên, lá ngải cứu không trực tiếp gây ra tác dụng phụ này. Bởi, khi ăn ngải cứu cùng một lượng lớn rượu chứa thujone thì các triệu chứng này có thể phát sinh do thujone. 

Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh nguyên nhân của các tác hại này là do rượu hay do ngải cứu có trong rượu. Vì thế, những triệu chứng này chỉ có giá trị lịch sử và chưa được chứng minh rõ ràng.

Cách dùng và liều lượng sử dụng ngải cứu

Ngải cứu có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến:

Sắc uống

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực thế, uống nước hay trà ngải cứu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm đau và viêm, cũng như để giảm các triệu chứng của các vấn đề khác như trĩ và tiêu chảy.

Cách thực hiện: Sắc 30-50g lá ngải cứu tươi với 500ml nước, đun sôi trong 5-10 phút, sau đó để nguội và uống. Bạn có thể thêm mật ong hoặc đường phèn để dễ uống hơn.

Liều lượng: Chỉ nên uống từ 1-3 cốc trà ngải cứu mỗi ngày, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và trạng thái sức khỏe cụ thể.

cây ngải cứu trị bệnh gìUống lá ngải cứu giúp hỗ trợ tiêu hóa

Xông hơi

Xông hơi bằng ngải cứu có thể giúp làm dịu cơ thể và tinh thần, đồng thời làm dịu các triệu chứng búi trĩ hiệu quả.

Cách thực hiện: Đun sôi 2 nắm lá ngải cứu trong một nồi nước lớn, sau đó để nguội khoảng 5 phút, đổ ra chậu to, chế thêm nước lạnh rồi xông hơi toàn thân hoặc vùng bụng, vùng kín,...

Bôi ngoài da

Khi gặp các vấn đề về da như phỏng, chảy máu, bạn nên làm sạch vết thương sau đó thận trọng đắp ngải cứu lên da.

Cách thực hiện: Dùng lá ngải cứu tươi xay nhuyễn hoặc nấu thành nước sắc để bôi lên vùng da bị tổn thương.

Liều lượng: Ngày bôi từ 1 - 2 lần.

Các bài thuốc chữa từ ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc đặc biệt tốt cho phụ nữ và rất thông dụng trong Đông Y và Tây Y. Theo Ths. Bs. Nguyễn Quang Dương - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số bài thuốc chữa có ngải cứu như sau:

  • Bài thuốc chữa kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều, mệt mỏi: Sắc 20g lá ngải cứu khô, 1 chút đường và 400ml nước, đun đến khi còn 200ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần, uống sáng và chiều trong thời gian diễn ra kinh nguyệt.
  • Bài thuốc an thai từ ngải cứu: Sắc 16g lá ngải, 16g tía tô và 600ml nước đến khi còn 100ml, thêm ít đường, chia thành 3-4 lần và uống trong ngày.
  • Bài thuốc giảm đau khớp từ ngải cứu: Ninh nhừ 50g lá ngải cứu tươi, 100g gạo tẻ, có thể cho thêm đường đỏ và lá lốt, chia 2 lần, ăn sáng và trưa, ăn liên tục từ 3 - 5 ngày.
  • Bài thuốc chữa đau đầu: Rán 2 quả trứng gà tươi với 200g ngải cứu, ăn khi nóng, ăn 1 lần/ngày liên tục trong 10 ngày.
  • Bài thuốc trị đau bụng do lạnh: Chuẩn bị 100g ngải cứu tươi rửa sạch, 100g thịt thăn lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ rồi cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào, dùng làm canh ăn với cơm. 

ngải cứu chữa đau khớp gốiBài thuốc chữa đau bụng từ ngải cứu

Lưu ý khi dùng lá ngải cứu

Trong quá trình sử dụng ngải cứu, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên sử dụng lá ngải cứu tươi, sạch, không phun thuốc trừ sâu.
  • Không nên sử dụng ngải cứu cho phụ nữ mang thai, người có bệnh lý về tim mạch, huyết áp.
  • Nếu tình trạng sức khỏe không cải thiện sau vài ngày sử dụng ngải cứu, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Nên kết hợp sử dụng ngải cứu với các phương pháp điều trị y khoa khác theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt.
  • Không nên sử dụng ngải cứu trong thời gian dài, vì có thể gây nóng trong, mất ngủ, hồi hộp trống ngực, nổi mụn nhọt.
  • Hạn chế ăn trứng gà ngải cứu nếu bạn bị sỏi thận, xơ vữa động mạch vành.

Câu hỏi liên quan

Uống nước ngải cứu hàng ngày có tốt không?

Uống nước ngải cứu hàng ngày có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng nên được thực hiện một cách cân nhắc và hợp lý để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ăn ngải cứu có mất sữa không?

Ăn ngải cứu có thể ảnh hưởng đến sự tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú do các hợp chất có thể gây ra co thắt tử cung, ức chế sản xuất sữa. Vì thế, nếu bạn đang cho con bú hoặc có kế hoạch cho con bú, nên hạn chế sử dụng ngải cứu và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn uống mới nào chứa ngải cứu.

Đang có kinh uống ngải cứu được không?

Không nên uống ngải cứu trong chu kỳ kinh nguyệt, vì ngải cứu có thể làm tăng lưu thông máu và kích thích tổn thương tử cung. Việc này có thể gây ra các vấn đề không mong muốn như đau đớn, chảy máu nhiều hơn bình thường. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngải cứu mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại nhiều giá trị đến bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi khác liên quan đến ngải cứu, hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/07/03

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.