Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Ngũ bội tử: Dược liệu được ví như thần dược trong Đông Y

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Ngũ bội tử được biết đến là loại thảo dược dùng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hoá, ngăn chảy máu, sát trùng da… Để hiểu rõ hơn về dược liệu này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết loại cây dược liệu này là gì, tác dụng và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

ngũ bội tửTổng quan về cây dược liệu thần dược này

Đặc điểm tự nhiên

Ngũ bội tử hay còn được gọi là bầu bí, bách trùng thương, văn cáp… Cây thuộc họ đào lộn Anacardiaceae, có tên khoa học là Schlechtendalia sinensis Bell và tên dược liệu là Galla Sinensis. 

ngũ bội tử có tác dụng gìHình ảnh thực tế của dược liệu

Loại dược liệu này có cách tạo ra khá đặc biệt, nhờ vào sâu ngũ bội sống ký sinh trên cây diêm phu mộc (cây muối). Cây này thường sống lâu năm, có chiều cao từ 2 - 8m với các đặc điểm chung như:

  • Lá: Lá có dạng kép lẻ, thường mọc so le nhau. Mỗi lá gồm 7 - 14 lá chét, lá này có phiến hình trứng, không cuống, các mép lá hình răng cưa to và thô. Ngoài ra, chiều rộng của lá khoảng 2.5 - 9cm và dài từ 5 - 14cm.
  • Hoa: Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng sữa và mọc thành từng cụm ở đầu cành. Các cụm hoa thường dài khoảng 20 - 30cm. 
  • Quả: Quả có màu đỏ cam, bên trong có chứa 1 hạt nhỏ.

Ngũ bội tử được chia thành 2 loại chính Á và Âu, chúng có hình dạng, màu sắc khác nhau, cụ thể là:

  • Ngũ bội tử Á: Là do loài sâu Schlechtendalia chinensis Bell tạo nên từ cây muối (cây diêm phu mộc). Loài này có kích thước to, thành mỏng, dễ vỡ và màu xám hồng. Bên ngoài có lông tơ rậm và ngắn, thường mọc ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta.
  • Ngũ bội tử Âu: Là tổ được tạo nên từ loài côn trùng cánh vàng có tên là Cynips gallae tinctoriae Olivier. Chúng thường chích và đẻ trứng trên cành cây non cây sên (Quercuss lusitanica Lamk). Loài này có hình cầu, cuống ngắn, thành dày và đặc biệt có màu sắc thay đổi như xám, vàng nâu, xanh nâu. Hơn nữa, chúng có thể tự chui ra khi sâu trưởng thành.

Thành phần hoá học

Trong dược liệu này có chứa tới 50 - 70% hoạt chất Tanin hay còn gọi là Acid Galotanic (thuộc nhóm Tanin Gallic). Bên cạnh đó còn có các thành phần khác như:

  • Tinh bột
  • Acid Gallic tự do
  • Acid Oxalic
  • Canxi Oxalat
  • Chất béo…

Khu vực phân bố

Ở nước ta, ngũ bội tử chỉ xuất hiện vào mùa hè ấm áp, được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung như Sơn La, Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Lâm Đồng, Quảng Nam…. hay được gọi với tên thân thuộc là cây muối vì nó có vị mặn. 

cây ngũ bội tửDược liệu phân bố chính ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

Thu hái và chế biến 

Thông thường vào khoảng tháng 5 - 6, con sâu ngũ bội từ những cây diêm phu mộc, cây muối chích vào cành non và lá cây rồi đẻ trứng. Từ các chất kích thích tố đặc biệt có trong trứng và sâu non, những tế bào của cây phát triển bất thường thành ngũ bội. Đến khoảng tháng 9, người dân sẽ thu hái về và đem đi chế biến để trở thành dược liệu. Công đoạn chế biến như sau:

  • Luộc hoặc hấp ngũ bột tử trong vòng 3 - 5 phút cho tới khi lớp vỏ bên ngoài trở thành màu xám tro. 
  • Phơi hoặc sấy khô ngũ bột tử.
  • Cho vào lọ và dùng dần mỗi khi cần.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp.

Bộ phận sử dụng: Chỗ sùi trên cành lá của cây diêm phu mộc (cây muối) do con sâu ngũ bội gây ra.

Ngũ bội tử có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu cho thấy đây là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, và chữa lành vết thương, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hô hấp. Những tác dụng đa dạng này đã khiến thần dược này trở thành một thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc dân gian và hiện đại.

  • Là vị thuốc có tính bình, tác động đến thận, can và phế.
  • Với tác dụng chính như liễm hãn, chỉ huyết, liễm phế, cố tinh, sáp tràng, giáng hoả.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh như nôn ra máu, đi ngoài phân lỏng, tiểu tiện có máu, viêm loét miệng, ho có đờm kéo dài…

dược liệu ngũ bội tửTác dụng trong Đông y

  • Là thành phần có trong các loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, bệnh trĩ, mụn nhọt độc…
  • Hỗ trợ giảm cảm giác nóng ngực, ho dai dẳng lâu ngày.
  • Giảm đau trong trường hợp phổi bị tổn thương.
  • Dùng làm thuốc giải độc và hấp thu chất độc trong cơ thể.
  • Dùng để cầm máu, làm đanh lại các vết loét trên da hoặc niêm mạc.
  • Hỗ trợ điều trị một số loại tế bào ung thư.
  • Làm liền nhanh các vết thương hở, giúp bài tiết các loại dịch để vết thương nhanh lành…

Một vài bài thuốc chữa bệnh

Ngũ bội tử nổi bật với nhiều công dụng chữa bệnh, từ trong y học cổ truyền đến hiện đại. Vậy cách chữa bệnh từ loại dược liệu này thế nào? Hãy cùng khám phá sâu hơn về các bài thuốc chữa bệnh từ cây này ngay dưới đây nhé.

Đi lỵ ra máu lâu ngày

Ở trường hợp này, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Lấy dược liệu sắc với nước cho tới khi cạn còn khoảng 1 lít nước. Tiếp đó, chia thành 3 lần uống trong ngày. Thực hiện đều đặn đến khi thấy hiệu quả.
  • Cách 2: Đem 2 dược liệu trên nghiền thành bột mịn rồi vo viên lại với hồ. Dùng 2 - 3 lần/ ngày, mỗi lần 2 - 3 viên uống cùng với nước cơm.

Ho lâu ngày, khạc ra máu

  • Đem sao vàng và nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 4g và uống cùng với nước chè sau bữa ăn. Ngày dùng 2 - 3 lần.

Đau bụng tiêu lỏng

  • Nghiền nát và vo thành viên như hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 15 - 20 viên cùng với nước bạc hà.

Ngâm trị trĩ

  • Nghiền vụn và ngâm cùng với 1 lít cồn 52,5%. Để lọ kín ở nơi kín gió trong 1 - 2 tháng. Tiếp đó, đem lọc cặn và giữ lại nước để đun sôi. Cuối cùng, lấy ngâm hoặc chích nước thuốc này vào búi trĩ. Bạn có thể kết hợp với thuốc giảm táo bón để đạt hiệu quả nhanh hơn.

Trị di tinh

  • Dùng bột của dược liệu trộn với nước muối sinh lý để tạo thành hồ lỏng. Tiếp đó, phết đều vào miếng cao dán 3x4cm và dán vào huyệt tứ mãn (huyệt ở dưới rốn 2 thống ngang ra mỗi bên 0,5 thốn). Thực hiện 3 lần thành 1 liệu trình, 3 ngày sẽ thay 1 lần.

Trị sẹo do bỏng

  • Lấy 8 - 100g bột ngũ bội tử, 250ml giấm đen, 1 con ngô công, 18g mật ong. Trộn đều tất cả nguyên liệu trên thành cao và phết vào miếng vải đen rồi dán vùng sẹo. 3 - 5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo mềm và băng lại.

Trị tưa miệng

  • Tán mịn bột và thổi vào vùng bị tưa miệng, dán băng phiến nếu cần thiết. Ngày thực hiện 2 lần.

Trị mồ hôi đêm

  • Lấy bột từ cây dược liệu này làm thành hồ đắp lên rốn trước khi ngủ.

Trẻ con bị trớ

  • Lấy 3g dược liệu đem một nửa đi nướng chín, một nửa để sống rồi tán hết cùng với cam thảo. Mỗi lần sử dụng 2g cùng với nước cơm hoặc cháo loãng.

Trị viêm loét miệng

  • Dùng dược liệu sắc với nước thành thuốc rồi súc miệng hàng ngày, chứng nhiệt miệng, viêm loét sẽ đ

Có khá nhiều người nhầm lẫn cây dược liệu này với ngũ vị tử, do đó khi sử dụng bạn cần phân biệt rõ. Ngũ bội tử thường dùng điều trị chứng tiêu chảy, làm lành vết thương, trong khi đó ngũ vị tử thường dùng làm an thần. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh về dược liệu cũng như các bài thuốc áp dụng loại dược liệu này. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết được ngũ bội tử có tác dụng gì và cách sử dụng an toàn, hiệu quả nhất. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/04

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.