Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là do đâu? Làm sao cải thiện

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Hải Anh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, dược lý, dược liệu, dược bào chế

Giấc ngủ quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi sau ngày làm việc dài nhưng có nhiều trường hợp khó ngủ, cứ đặt lưng xuống giường là không thể ngủ. Vậy nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được là do đâu? Tại sao nằm mãi không ngủ được? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

I. Biểu hiện của nằm mãi là không ngủ được

Nhắm mắt có được coi là ngủ không? Mặc dù nhắm mắt bước mở đầu giúp chúng ta bước vào giấc ngủ một cách nhanh chóng. Nhưng có nhiều người nhắm mắt nhưng không thể chuyển sang trạng thái đang ngủ, khi này mắt nhắm nhưng cơ thể vẫn tỉnh táo, vẫn có ý thức đồng thời đầu óc thường dễ suy nghĩ về những câu chuyện có chiều hướng tiêu cực. Đây chính là một trong những biểu hiện của việc mất ngủ.

Mất ngủ thường đi kèm với một vài dấu hiệu nhận biết sau:

  • Ngủ khó, nhắm mắt nhưng không thể ngủ
  • Đau đầu sau khi ngủ dậy hoặc cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ kéo dài
  • Ngủ nhưng không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, dễ dàng thức giấc khi có tiếng động nhỏ
  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Thời gian ngủ ngắn (dưới 7 hoặc 8 tiếng ban đêm)
  • Hay quên, khó tập trung vào công việc hoặc học tập

II. Nhắm mắt nhưng không ngủ được là do đâu? 

Xét về nguyên nhân gây mất ngủ có thể do một trong các yếu tố sau:

- Do vấn đề về tuổi tác 

Càng nhiều tuổi sức khỏe càng yếu từ đó giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng theo. Đối với người trẻ cơ thể thường tiết ra hormone HGH nhằm tái tạo chất lượng giấc ngủ đồng thời phục hồi năng lượng cho chúng ta có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên với người lớn tuổi hormone HGH giảm đi đặc biệt với người trên 60 tuổi đó cũng chính là lý do nhắm mắt mà không ngủ được lại thường gặp ở những người cao tuổi. 

Mất ngủ thường xảy ra nhiều hơn với người cao tuổi

- Do môi trường ngủ 

Có thể bạn không để ý nhưng môi trường ngủ là yếu tố ngoại cảnh tác động trực tiếp đến giấc ngủ. Môi trường yên tĩnh, sạch sẽ giúp giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn, do đó để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ bạn hãy quan sát xem xung quanh căn phòng mình đang sinh sống có một trong các yếu tố nào dưới đây không: 

  • Phòng quá bí bách, nóng ẩm, chật chội 
  • Phòng có nhiều ánh sáng gây chói mắt 
  • Phòng quá lạnh do nhiệt độ (cái này có thể dễ dàng điều chỉnh) 
  • Chăn, gối, giường bạn đang nằm không đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu 
  • Xung quanh phòng bị ô nhiễm tiếng ồn

- Chế độ ăn hàng ngày 

  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc dung nạp chất béo xấu vào cơ thể làm cho bộ máy trao đổi chất phải hoạt động liên tục. Từ đó dễ khiến bạn có cảm giác khát nước, bồn chồn, khó ngủ. 
  • Ăn khuya nhiều hoặc ăn quá no vào buổi tối khiến cơ thể rơi vào trạng thái đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua…. 
  • Uống đồ uống chứa cồn, đồ uống chứa chất kích thích: bia rượu nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ, ngủ không sâu giấc không những vậy nó còn ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan khác trong cơ thể. Thông thường sau khi uống bia rượu bạn vẫn có thể ngủ được nhưng sau khi tỉnh giấc cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đầu. Bên cạnh đó, caffeine có trong trà hoặc cà phê lại gây mất ngủ nhiều hơn. 

- Do thói quen sinh hoạt 

Nhiều khi tình trạng mất ngủ do chính bạn gây nên, một vài thói quen sinh hoạt được cho là ảnh hưởng xấu để chất lượng giấc ngủ có thể kể đến: 

  • Thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử ngay cả khi đã nằm trên giường: hoạt động này gây mất ngủ bởi ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại gây giảm melatonin từ đó khiến cơ thể không cảm thấy buồn ngủ. 
  • Thói quen sinh học thay đổi: giấc ngủ trưa quá dài và sâu giấc (nhiều hơn 60 phút) cũng là một trong những tác nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vào buổi tối. Hoặc có thể do du lịch hay công tác lệch múi giờ…. 
  • Lười vận động, tập thể dục thể thao: vận động làm tăng độ dẻo dai của cơ thể nhưng khi ít vận động cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, uể oải điều này dễ gây mất ngủ vào ban đêm. 

Nên vận động, tập thể dục để dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn

- Nguyên nhân từ các bệnh nền 

Ngoài những nguyên nhân trên nhắm mắt nhưng không ngủ được còn do bệnh nền gây ra. Trong đó các bệnh thường là:

  • Viêm khớp 
  • Dị ứng 
  • Bệnh về tuyến giáp 
  • Tim mạch 
  • Trào ngược dạ dày 
  • Hen suyễn 
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi 
  • Bệnh liên quan trực tiếp đến giấc ngủ như mộng du, chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ…. 
  • Bệnh về thần kinh: rối loạn lo âu, trầm cảm, stress, sang chấn tâm lý, suy nhược thần kinh….
  • Do uống thuốc gặp tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc cho người bệnh bị hen suyễn…. 

III. Tác hại của việc mất ngủ 

Mất ngủ không đơn giản là bạn mất ngủ vào ban đêm và có thể ngủ bù hay vẫn bình thường khi đi làm vào ban ngày mà chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đến sức khỏe và chúng có xu hướng tương tác lẫn nhau. Chẳng hạn khi bạn bị stress mất ngủ sẽ làm stress thêm nghiêm trọng hơn.

Mất ngủ dễ có nguy cơ rơi bị trầm cảm 

Bên cạnh đó, khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ tác động đến các cơ quan trong cơ thể lúc này cơ thể không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi tái tạo năng lượng, người bệnh dễ phải đối mặt với tình trạng: 

  • Mất cân bằng huyết áp khiến huyết áp tăng không kiểm soát 
  • Tăng cân nhanh 
  • Da sớm lão hóa, xuất hiện các nếp nhăn, dễ lên mụn 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hoặc hệ thần kinh 
  • Khó tập trung  
  • Dễ rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý, trầm cảm

>> Uống 5 viên thuốc ngủ có sao không? 5 tác hại và cách xử lý

IV. Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao?

Để cải thiện giấc ngủ và giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn điều độ bạn có thể tham khảo một vài phương pháp cải thiện sau: 

- Áp dụng liệu pháp tâm lý 

Để thư giãn cùng với nâng cao chất lượng giấc ngủ tại nhà tốt nhất bạn nên thực hiện bài massage, yoga, thiền, ngâm chân trong nước thảo dược….. 

- Thay đổi môi trường sống và thói quen sinh hoạt 

Thay đổi môi trường sống để có giấc ngủ đúng nghĩa ngay từ những việc nhỏ nhất như thay đổi chăn ga, gối, đệm sang bộ êm ái, thoải mái hơn khi nằm. Sử dụng rèm cửa hoặc đóng cửa số khi ngủ để hạn chế ánh sáng lọt vào phòng, dùng bịt mắt, đeo tai nghe chống ồn hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng nếu thấy phòng quá nóng hoặc quá lạnh. 

Song song với đó thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố cần thay đổi, nên thay đổi từ chế độ ăn sang chế độ sinh hoạt. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi thay thế cho chất béo xấu, uống đủ nước mỗi ngày, không nên dung nạp quá nhiều đồ ăn vào buổi tối đồng thời hạn chế uống trà, cà phê, bia rượu trước khi đi ngủ…. 

- Uống thuốc 

Nếu thấy tình trạng mất ngủ ngày càng nghiêm trọng và kéo dài trong nhiều ngày tốt nhất bạn nên chủ động đến bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra nguyên nhân để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp mất ngủ do stress, trầm cảm, lo âu bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần kết hợp với thuốc điều trị tâm lý nhằm cải thiện giấc ngủ. 

Nhìn chung có thể thấy nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể do bệnh lý, do thói quen sinh hoạt hoặc do tuổi tác gây nên. Tình trạng mất ngủ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng phần nào khiến sức khỏe giảm sút vì thế hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục phù hợp mức độ bệnh nhé.

Nguồn bài viết: Tổng hợp

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 2024/08/28

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.