Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nhũ hương có tác dụng gì? 7 lợi ích bất ngờ từ loài thảo dược này

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đào Hồng Hạnh

Chuyên khoa: Kinh Tế Dược

Nhũ hương là dược liệu lấy từ nhựa dầu của cây nhũ hương, được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

Vì vậy, để hiểu rõ hơn về những đặc tính của loài cây này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nhũ hương - vị thuốc quý trong điều trị bệnh

Nhũ hương - vị thuốc quý trong điều trị bệnh

Nhũ hương là gì?

  • Tên gọi khác: Gôm nhựa, Hắc lục hương, địa nhũ hương, thiên trạch hương.
  • Tên khoa học: Frankincense (nhũ hương) Mastic.
  • Thuộc họ: Boswellia carterii Birdw.

Hình ảnh vị thuốc nhũ hương

Hình ảnh vị thuốc nhũ hương

Đặc điểm sinh thái

  • Cây nhũ hương là loài cây thô, khỏe, có màu nâu hoặc vàng nhạt, vỏ cây màu trơn sáng với chiều cao dao động từ 4 - 5m. 
  • Lá của cây nhũ hương mọc xen kẽ, mỗi chiếc dài từ 15 - 25cm, ở cuống có màu lông trắng và mọc đối nhau. Vùng đáy của lá rất nhỏ, to dần về hướng trên. Các mé cạnh của lá có răng cưa, tròn, không theo một thứ tự nào.
  • Hoa của cây nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm. Một hoa có 5 cánh, nụ hoa hình bầu dục, đài hoa ngắn bằng ½ cánh hoa. Mỗi đài có 5 mấu nhỏ hình tam giác. Nhuỵ đực và hơi xẻ ba.
  • Quả hạch dạng hình trứng ngược, đầu tù. Vỏ của quả chắc, mỗi ngăn có chứa một hạt.

Khu vực phân bố

Cây nhũ hương được mọc ở nhiều nơi trên thế giới, từ ven biển Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông. 

Cây nhũ hương được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới

Cây nhũ hương được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới

Thành phần hoá học

Theo một số nghiên cứu, trong thành phần của vị thuốc nhũ hương có chứa nhiều hoạt chất hoá học bao gồm:

  • Arabic acid
  • Bassorin
  • Pinen
  • Dipenten
  • α, β-boswellic acid
  • α, β-phellandren

Thu hái và chế biến

Nhũ hương được thu hoạch vào mùa xuân, mùa hè là lý tưởng nhất. Trung bình một cây sẽ cho khoảng 3 - 4 kg nhựa. Cách thu hoạch nhựa chính là rạch thân cây theo chiều dọc từ dưới lên (nhựa nhiều hơn khi vết rạch sâu hơn). Lúc rạch không được để nhựa cây rơi xuống, không để tạp chất nhiễm vào.

  • Theo như Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Cho một ít rượu vào, nghiền nát, phi qua nước, phơi khô hoặc tán với bột nếp.
  • Theo như kinh nghiêm ở Việt Nam: Nhặt bỏ phần tạp chất, đem tán với Đăng tâm để thành bột với tỉ lệ 1 lạng nhũ hương tương ứng với ¼ đồng cân Đăng tâm.

Các dạng bào chế của nhũ hương

Vị thuốc nhũ hương có thể được bào chế dưới dạng:

  • Thuốc nang
  • Thuốc uống
  • Chiết xuất
  • Kem bôi ngoài da
  • Nhựa cây

Nhũ hương được bào chế ở nhiều dạng khác nhau

Nhũ hương được bào chế ở nhiều dạng khác nhau

Công dụng của nhũ hương

Theo Y học cổ truyền

Nhũ hương có tác dụng gì? Trong Đông y, nhũ hương có vị cay, đắng, tính ôn, được quy kinh tám, can, tỳ, phế, thận với công năng hoạt huyết, chỉ thống, khử, ứ, tiêu sưng, bổ tâm, tỳ có tác dụng chủ trị:

  • Khí huyết ngưng trệ
  • Bế kinh
  • Ứ huyết sau sinh gây đau bụng
  • Xương khớp đau nhức
  • Cơ co cứng
  • Mề đay do phong hàn
  • Mụn nhọt

Các tác dụng của nhũ hương trong Y học cổ truyền

Các tác dụng của nhũ hương trong Y học cổ truyền

Theo Y học hiện đại

Nhũ hương tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Theo như kết quả nghiên cứu của Y học hiện đại cho thấy, nhũ hương có tác dụng chính là giảm đau, tương tự như các loại thuốc giảm đau không steroid, được dùng để điều trị các bệnh:

  • Bệnh viêm khớp
  • Kháng khuẩn, kháng viêm
  • Se niêm mạch làm lành các vết thương
  • Viêm loét đại tràng
  • Đau bụng, đau bụng kinh
  • Tăng lưu lượng nước tiểu
  • Kích thích kinh nguyệt

Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trong thành phần của nhũ hương còn chứa một số loại axit cần thiết trong việc chống lại các chủng virus, vi khuẩn như triterpenes, monoterpenes, diterpenes, axit pentacyclic triterpenic và axit tetracyclic triterpenic. 

Nhũ hương là một dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi bật với công dụng hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Trong sản phẩm TPBVSK An Kiện Vương có thành phần Chiết xuất Nhũ hương (Boswellia serrata extract). An Kiện Vương có công dụng giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi xương khớp. Hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp và làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp.

Có thể bạn quan tâm

TPBVSK An Kiện Vương

168.000đ

Hộp 20 viên

*Hộp 80 viên 578.000đ (tiết kiệm 46k)

5.0 / 99 đánh giá

Liều lượng và cách dùng nhũ hương

Nhũ hương thường được sử dụng để sắc thành nước thuốc uống hoặc tán thành bột làm hoàn. 

Liều lượng dùng tham khảo: 3 - 10g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu nhũ hương

Trị chấn thương ngoại gây đau, sưng

Cách 1: Bài thuốc nhũ hương định thông tán

Nguyên liệu:

  • Một dược, xuyên khung, nhũ hương mỗi vị 5g
  • Xích thược, đơn bì, bạch chỉ, sinh địa mỗi vị 10g
  • 3g cam thảo

Cách thực hiện:

  • Đem hết dược liệu trên tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng lấy 3 - 4g uống với rượu.

Cách 2: Bài thuốc thất ly tán

Nguyên liệu: 

  • Một dược, nhũ hương mỗi vị 5g
  • Huyết kiệt, hồng hoa mỗi vị 6g
  • 3g băng phiến
  • 10g nhĩ trà
  • 2g xạ hương

Cách thực hiện:

  • Đem hết dược liệu trên tán thành bột mịn.
  • Trộn đều thành thuốc tán.
  • Mỗi lần dùng 0,3g uống với rượu.

Trị sưng, đau do ung nhọt

Cách 1: Bài thuốc nhũ hương tiêu độc tán

Nguyên liệu:

  • Một dược, nhũ hương mỗi vị 5g
  • Hoàng kỳ, thiên hoa phấn, đại hoàng, ngưu bàng tử, mẫu lệ mỗi vị 10g.
  • 3g cam thảo
  • 15g kim ngân

Cách thực hiện:

  • Đem hết nguyên liệu trên sắc với nước thành thuốc.
  • Chia uống trong ngày.

Cách 2: Bài thuốc hải phù tán

Nguyên liệu:

  • Một dược
  • Nhũ hương

Cách thực hiện:

  • Đem các dược liệu tán nhuyễn thành bột mịn.
  • Trộn đều rồi đắp ngoài ra.

Trị nhũ hạch

Cách 1: Bài thuốc nhũ một băng hoàng cao

Nguyên liệu:

  • Hoàng bá
  • Nhũ hương
  • Một dược
  • Đại hoàng

Cách thực hiện:

  • Nghiền nguyên liệu trên thành bột mịn.
  • Trộn đều với lòng trắng trứng.
  • Đổ vào gạc và đắp lên vùng bị đau.
  • Sau 24 giờ thay thuốc một lần cho đến khi tiêu hạch.

Cách 2: Trị viêm gan

Nguyên liệu:

  • Nhũ hương
  • Một dược
  • Miết giáp
  • Ngũ linh chi

Cách thực hiện:

  • Lấy hết dược liệu sắc với tỉ lệ bằng nhau.
  • Dùng miếng gạc tẩm thuốc đắp lên vị trí đau khi còn ấm.

Trị đau đầu, cứng cơ và đau nhức cơ thể

Nguyên liệu:

  • Nhũ hương
  • Một dược
  • Ngũ linh chi
  • Thảo ô
  • Vãn tàm sa
  • Mộc miết tử

Cách thực hiện:

  • Đem hết dược liệu tán nhuyễn thành bột mịn.
  • Trộn đều với rượu trắng và hồ tinh bột làm hoàn bằng hạt bắp.
  • Uống chung với nước sắc bạc hà mỗi lần 7 viên.

Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh

Nguyên liệu:

Cách thực hiện: 

  • Lấy hết dược liệu xay nhuyễn thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng lấy 3 - 4g uống với rượu.

Trị đau nhức vùng thượng vị

Nguyên liệu: 

Cách thực hiện:

  • Lấy tất cả nguyên liệu rửa sạch cho vào ấm.
  • Đun với nước sắc thành thuốc uống trong ngày.

Trị giãn tĩnh mạch chi thể nhiệt độc thịnh

Nguyên liệu:

  • Kim ngân hoa, hoàng kỳ mỗi vị 16g
  • Đan sâm, xích thược, đương quy, địa long tử thảo nhung ngưu tất mỗi vị 12g
  • Địa miết trùng, nhũ hương mỗi vị 10g
  • 6g sinh cam thảo

Cách thực hiện:

  • Đem hết nguyên liệu cho vào ấm sắc thành thuốc.
  • Chia uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc nhũ hương

Nhũ hương là vị thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng:

  • Trước khi sử dụng nhũ hương, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ, thầy thuốc.
  • Không sử dụng nhũ hương cho phụ nữ đang mang thai. Một số hoạt chất trong nhũ hương có tính hoạt huyết mạnh, có thể gây sảy thai. 
  • Sử dụng nhũ hương đúng liều lượng, không lạm dụng với hàm lượng lớn. Trong trường hợp chữa bệnh, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thêm, bớt dược liệu để tránh gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khoẻ.
  • Không dùng nhũ hương quá 6 tháng. Khi dùng nhũ hương ở dạng thuốc uống, bạn cần hạn chế thời gian sử dụng không quá 6 tháng để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Khi sử dụng nhũ hương bôi ngoài da, bạn nên tuân thủ thời gian sử dụng không quá 30 ngày. 
  • Nếu trong quá trình sử dụng nhũ hương xuất hiện một số biểu hiện không mong muốn, hãy ngừng dùng và tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về vị thuốc nhũ hương cũng như các công dụng mà loài cây này mang lại. Mong rằng, những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để áp dụng một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/07/02

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.

Các sản phẩm liên quan

TPBVSK An Kiện Vương

168.000đ

Hộp 20 viên

*Hộp 80 viên 578.000đ (tiết kiệm 46k)

5.0 / 99 đánh giá

TPBVSK Dưỡng Khớp Thái Minh

170.000đ

Hộp 20 viên

4.8 / 4 đánh giá

Dầu Nóng Khương Thảo Đan

55.000đ

Lọ 10ml

5.0 / 109 đánh giá