Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Chế độ ăn uống cân bằng và khoa học là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh sỏi thận một cách hiệu quả. Việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp sẽ góp phần giảm đau và ngăn ngừa hình thành sỏi. Vậy người bị sỏi thận nên ăn gì? Bài viết sau đây của Dược Thái Minh sẽ giới thiệu đến bạn những món ăn dành cho người bị sỏi thận.
Những món ăn dành cho người bị sỏi thận
Dưới đây là những thực phẩm tốt giúp hạn chế hình thành sỏi thận và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà người bệnh nên thử:
Chanh là nguồn citrate tuyệt vời được cho là có tác dụng giúp nước tiểu ít axit hơn. Sỏi axit uric có thể hình thành và phát triển khi nước tiểu có tính axit, do đó chanh rất tốt để hòa tan những viên sỏi này nếu chúng hình thành. Nước chanh nên được pha loãng với nước lọc để tránh hại dạ dày.
Bị sỏi thận nên ăn trái cây gì? Cam cũng giống như chanh là loại trái cây họ cam quýt có chứa citrate. Chất này có cùng lợi ích như nước chanh và cũng làm giảm mức độ axit trong nước tiểu. Độ axit cao trong nước tiểu có liên quan đến một số loại sỏi thận phổ biến.
Quả cam có chứa citrate giúp làm giảm mức độ axit trong nước tiểu
Sỏi thận có được ăn ổi không? Câu trả lời là Có, nó rất tốt cho bệnh nhân sau khi tán sỏi thận. Ổi có công dụng nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe, giúp người bệnh giảm mệt mỏi sau khi can thiệp ngoại khoa hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.
Trong khi việc bổ sung canxi thông qua các thực phẩm chức năng có thể khiến tỷ lệ sỏi thận cao hơn, thì việc tiêu thụ canxi từ các nguồn thực phẩm như sữa lại có nguy cơ thấp hơn.
Các loại đậu và hạt cũng là nguồn canxi tuyệt vời trong chế độ ăn uống và giúp giảm nguy cơ sỏi thận hiệu quả. Khi canxi được tiêu thụ từ các nguồn thực phẩm như thế này, nó sẽ liên kết với oxalat trong chính hệ tiêu hóa. Điều này có nghĩa là khả năng hình thành canxi oxalat trong thận thấp hơn.
Mọi người đều cần protein để duy trì sức khỏe và các nguồn thực vật này đều tốt cho những người bị sỏi thận. Protein từ thực vật không làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, vì thế những người có nồng độ axit uric cao có thể thay thế protein từ thịt bằng đậu lăng hoặc đậu Hà Lan.
Gạo và yến mạch chứa rất ít oxalat. Thông thường, nếu muốn giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, người bệnh cần cắt giảm lượng oxalat hoặc tăng lượng canxi để liên kết oxalat.
Yến mạch chứa rất ít oxalat nên giảm nguy cơ hình thành thêm sỏi
Súp lơ xanh chứa hàm lượng oxalat thấp, tốt cho việc giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat, nhưng cũng là nguồn kali tuyệt vời. Kali rất quan trọng vì nó liên kết với canxi, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi. Kali cũng có thể tham gia vào quá trình hòa tan canxi oxalat và canxi phosphat trong sỏi thận.
>> Bị sỏi thận uống gì cho hết? Top 10 loại nước không thể bỏ lỡ
Sau đây là một số công thức nấu món ăn đơn giản dành cho người bệnh đang bị sỏi thận. Những công thức nấu ăn này bao gồm các thành phần có hàm lượng oxalate thấp để hạn chế sự phát triển của sỏi cũng như các thành phần có thể hòa tan sỏi hiện có.
Những món ăn súp, cháo dưới đây vừa ngon miệng, vừa đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
Món cháo gà vừa ngon lại bổ dưỡng
Nhằm cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể, người bệnh nên tham khảo một số món canh rau sau:
Dưới đây là một vài món chính nên có trong thực đơn của người bệnh:
Các món tráng miệng dưới đây vừa giúp cải thiện vị giác, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất như:
Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn rau mồng tơi, mặc dù rau rất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại chứa hàm lượng axit oxalic khá cao. Axit oxalic kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ tạo thành các tinh thể canxi oxalat, là thành phần chính cấu tạo nên sỏi thận.
Câu trả lời là hạn chế hoặc không ăn thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày. Bởi tôm có thể làm tăng axit uric trong máu và tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Rau lang là thực phẩm chứa hàm lượng oxalic cao khiến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận tăng cao nên người bệnh không thể ăn thường xuyên.
Rau muống có hàm lượng oxalat khá cao, nên khi hấp thụ vào cơ thể dễ gây kết tủa ở thận, tạo nên sỏi. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn bởi thành phần rau muống có nhiều muối kháng, canxi, kali.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bị sỏi thận được khuyên hạn chế ăn đậu phụ vì có nhiều oxalat khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Nếu bị sỏi thận axit uric thì người bệnh nên hạn chế tiêu thụ trứng. Bởi ăn nhiều trứng có thể làm tăng lượng axit uric và khiến nguy cơ hình thành sỏi mới.
Không nên ăn. Bởi rong biển chứa lượng lớn kali, có thể khiến bệnh sỏi thận nghiêm trọng hơn.
Mặc dù đậu đen rất tốt cho chức năng thận, nhưng nếu đang bị sỏi thận thì không nên tiêu thụ quá nhiều. Bởi đau đậu khó tiêu hóa, ăn nhiều sẽ gây tăng áp lực lên cho thận, vừa không có tác dụng lại làm bệnh nặng thêm.
Trên đây là tổng hợp những món ăn dành cho người bị sỏi thận, hy vọng các thông tin trên sẽ giúp người đọc có thể thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Hãy chia sẻ bài viết với người thân và bạn bè của mình để họ có thêm kiến thức hữu ích nhé.
>>Xem thêm: