Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Quả ô môi là quả gì? TOP 7+ tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Lại Văn Việt

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Công nghiệp dược

Quả ô môi thường được bào chế thành vị thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ tiêu hoá, chữa đau lưng, kích thích tiêu hoá và điều trị các bệnh ngoài da.

Vậy quả ô môi là quả gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, thành phần hoá học, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ loài cây này nhé!

Giải đáp thắc mắc: Quả ô môi ăn được không?

Giải đáp thắc mắc: Quả ô môi ăn được không?

Thông tin chung về cây ô môi

  • Tên thường gọi là: Cây cốt khí, bò cạp nước, cây quả canhkina, sac phlê.
  • Tên khoa học: Cassia grandis L.
  • Giới (regnum): Plantae
  • Phân họ (subfamilia): Vang (Caesalpinioideae)

Cây ô môi và những bài thuốc tốt cho sức khỏe

Cây ô môi và những bài thuốc tốt cho sức khỏe

Quả ô môi là quả gì? 

Quả ô môi là quả của cây ô môi, thuộc họ Đậu. Loài cây này là thân gỗ có chiều cao khoảng 10 - 20 mét, với thân nhẵn màu nâu đen. Thân cây mọc thẳng, vỏ nhẵn, các cành non thường được bao phủ một lớp lông mịn màu rỉ sắt.

Lá của cây ô môi có dạng kép, lông chim, thường có 8 - 20 đôi lá phụ. Lá màu xanh sáng bóng, thon dài từ 7 - 12cm, rộng từ 4 - 8cm, tròn ở hai đầu lá và được phủ một lớp lông mịn bên trên.

Hoa cây ô môi màu hồng tươi, thường mọc ở nách lá đã rụng. Hoa thường mọc thành từng chùm với nhiều cụm hoa lớn, buông thõng xuống với độ dài khoảng 20 - 40cm. Mùa hoa nở thường vào tháng 2 - tháng 3.

Quả ô môi có hình trụ cứng dẹt, hơi cong như lưỡi liềm, màu nâu đen nhạt với chiều dài từ 20 - 60cm, rộng từ 2 - 3cm, đường kính 3 - 4cm. Đầu quả nhỏ có mõm nhọn, phần cuống ngắn, không mở. Quả gồm 50 - 60 ô nhỏ được phân cách nhau bởi lớp màng mỏng màu trắng. Ở mỗ ô chứa 1 hạt dẹt cứng màu vàng. Quanh hạt có lớp cơm mềm đặc sền sệt, màu nâu đen (nâu đỏ), vị ngọt, mùi hắc, lúc tươi hơi có vị chua, khi khô có màu sẫm. Khi chín khô long ra, lúc lắc quả sẽ có tiếng kêu đặc biệt. Mùa cho quả là từ tháng 5 - tháng 10.

Quả ô môi có hình dẹt, cong như lưỡi liềm với đường kính 3 - 4cm

Quả ô môi có hình dẹt, cong như lưỡi liềm với đường kính 3 - 4cm

Thành phần hoá học

Theo nhiều tài liệu cho thấy, trong cơm quả ô môi có chứa nhiều thành phần hoá học đa dạng bao gồm đường, fructose, tannin, chất nhầy, saponin, canxi oxalat, anthraglycosid, chất nhựa, sáp và tinh dầu. 

Bên cạnh đó, hạt của quả ô môi lại chứa chất béo, lá cây thì chứa anthraglucosid và flavonoid và vỏ cây chứa tannin.

Quả ô môi chứa nhiều thành phần hoá học tốt cho sức khỏe

Quả ô môi chứa nhiều thành phần hoá học tốt cho sức khỏe

Quả ô môi có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Trong Đông y, quả ô môi có tính vị ngọt, hơi đắng và mùi hăng hắc. Công dụng chính của nó là giảm đau, nhuận tràng, kích thích tiêu hoá, thông tiện và nhanh lành vết thương. Nhờ vào tác dụng trên, quả ô môi thường được bào chế thành vị thuốc chữa các vấn đề liên quan đến tiêu hoá như ăn không ngon, buồn nôn, đau nhức xương khớp và một số vấn đề khác.

Theo y học hiện đại

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, quả ô môi đem lại nhiều lợi ích sức khỏe có thể kể đến như hỗ trợ hệ thống tiêu hoá bằng cách kích thích tiêu hoá, tăng cảm giác thèm ăn và làm giảm các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu, buồn nôn.

Bên cạnh đó, quả ô môi còn có tác dụng giảm đau hiệu quả, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, sát trùng các vết thương ngoài da, trị các vết thương do rắn, rết cắn và đặc biệt tốt cho những người bị táo bón và muốn thông tiện.

Cách sử dụng - Liều dùng quả ô môi 

Quả ô môi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc và mục đích sử dụng của người dùng. Loại dược liệu này có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, bôi ngoài da, tiêu thụ phần quả ăn sống hoặc lấy quả ô môi ngâm rượu để uống.

Khi sử dụng quả ô môi, với mỗi phương pháp điều trị bệnh sẽ cần có liều lượng sử dụng khác nhau như:

  • Điều trị táo bón, nhuận tràng: 4 - 6 quả, tối đa không vượt quá 20g.
  • Bồi bổ sức khỏe: Dùng rượu ô mai với liều lượng 2 chén nhỏ x 2 lần mỗi ngày, uống trước bữa ăn.
  • Sử dụng ngoài da: Không có liều lượng nhất định.
  • Với vỏ, thân và lá nên dùng 15 - 20g mỗi ngày.

Lưu ý: Một số người có cơ địa mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu nên tránh sử dụng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên dùng loại dược liệu này. Ngoài ra, những đối tượng mắc bệnh lý liên quan đến gan, khi sử dụng quả ô môi cũng nên cẩn trọng và sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả ô môi

Bài thuốc bồi bổ sức khỏe

Nguyên liệu: Quả ô môi, 500ml rượu nếp có độ cồn từ 25 - 30 độ.

Cách làm quả ô môi ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe

Cách làm quả ô môi ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe

Cách thực hiện:

  • Lấy quả ô môi ngâm với rượu nếp trong khoảng 15 - 20 ngày.
  • Sau đó, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 chén trước bữa ăn chính.
  • Để đạt được hiệu quả tốt hơn, bạn có thể ngâm lâu hơn 20 ngày.

Bài thuốc trị thấp khớp, viêm khớp

Nguyên liệu: 50g vỏ thân ô môi, 100g dây đau xương, 100g cốt toái bổ, 30g nhục quế.

Cách thực hiện: 

  • Cho hết dược liệu trên ngầm cùng với 100ml rượu nếp (30 - 40 độ cồn).
  • Ngâm trong vòng 15 - 20 ngày là có thể dùng được.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 30 - 60ml.

Bài thuốc hỗ trợ hệ thống tiêu hoá

Nguyên liệu: 3 - 4 quả ô môi.

Cách thực hiện:

  • Đem quả ô môi tách lấy phần cơm thịt rồi ngâm với 1 lít rượu trên 40 độ.
  • Ngâm trong khoảng thời gian là 30 ngày thì dùng được.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 30 ml rượu.
  • Uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả kích thích tiêu hoá và tăng cảm giác ngon miệng.

Bài thuốc điều trị táo bón, nhuận tràng

Nguyên liệu: 10g lá non và lá già ô môi.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá ô môi đun cùng với 1 lít nước.
  • Uống mỗi ngày 3 lần sau khi ăn và dùng liên tục trong 1 - 3 tháng (tuỳ mức độ nghiêm trọng của bệnh).

Bài thuốc điều trị viêm da, hắc lào, lở ngứa

Nguyên liệu: Lá ô môi.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá ô môi rửa sạch rồi giã nát, xát trực tiếp vào vùng da bị bệnh.
  • Ngoài ra, có thể dùng lá ô môi đã giã nát trộn với rượu 40 độ theo tỷ lệ 1:1 rồi bôi trực tiếp vài lần lên da mỗi ngày.

Một vài lưu ý - kiêng kỵ khi sử dụng quả ô môi

  • Trong quá trình sử dụng rượu ô môi có thể gây ra một vài tác dụng phụ như say, buồn ngủ, đỏ mặt, choáng váng đầu óc.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú không được sử dụng rượu ô mai điều trị bệnh.
  • Người cao tuổi hay có hệ miễn dịch yếu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người có tiền sử dị ứng, người đau dạ dày hoặc mắc bệnh về gan cũng không được sử dụng.

Các thông tin có trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn đang có ý định sử dụng quả ô môi trong điều trị, cần trao đổi với bác sĩ, chuyên gia, thầy thuốc về cách dùng và liều lượng để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Cập nhật lúc: 2024/06/29

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.