Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Vị thuốc sa nhân và 5+ công dụng hàng đầu dành cho sức khỏe!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Nga

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Cây sa nhân hay còn được gọi là súc sa mật với nhiều công dụng khác nhau trong Đông Y như chữa bệnh về dạ dày, bệnh về xương khớp….Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như bài thuốc kinh nghiệm từ vị thuốc này thì đừng bỏ qua thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây!

Sa nhân là dược liệu mang đến nhiều công dụng chữa bệnh trong đông y 

Tìm hiểu thông tin về cây sa nhân 

  • Tên gọi: sa nhân 
  • Tên dân gian: xuân sa, súc sa mật, sa ngần, dương xuân sa, co nẻnh, la vê, mé tré bà…..
  • Tên khoa học: Amomum xanthioides, họ gừng
  • Chi (genus): Wurfbainia
  • Giới (regnum): Plantae
  • Họ (familia): Zingiberaceae
  • Loài (species): W. villosa
  • Phân họ (subfamilia): Alpinioideae

Đặc điểm 

Thuộc giống cây thân thảo, mọc theo nhóm dưới tán cây to trong rừng. Cây cao trung bình từ 1,5 - 2m. Lá xanh đậm dài 25 - 35cm, rộng 10 - 15cm, khác với những loại thực vật khác rễ sa nhân mọc ngang chứ không ăn sâu vào lòng đất. Cây thường cho thu hoạch quả chính vì thế mùa quả chín là mùa thu hoạch hàng năm. 

Phân loại 

Hiện nay ở nước ta có tới 16 loại sa nhân khác nhau, trong số đó có 3 loại giống cho thu hoạch năng suất nhất bao gồm:  

  • Sa nhân đỏ (Amomum villosum): loại cây này có hoa màu vàng, đỏ. Quả có hình cầu màu đỏ hoặc xanh lục. Mùa quả chín thường vào tháng 7 - 8 hàng năm. 
  • Sa nhân tím (Amomum longiligulare): hoa trắng, mép hoa vàng có điểm thêm các vạch màu đỏ hoặc tím. Quả màu tím hình cầu có thêm các đốm trắng bên ngoài, hạt bên trong quả chia thành 3 mảnh tù. Mùa thu hoạch quả vào mùa hè hoặc đông. 
  • Sa nhân xanh (Amomum xanthioides): hoa trắng có lẫn các đốm tím. Quả xanh lục có hình trứng, trên thân quả có gai, phần hạt bên trong có nhiều u lồi. 

>>> Đọc thêm: Dây đau xương

Phân bố 

Cây sa nhân tại Việt Nam được tìm thấy nhiều ở đồng bằng Nam Bộ cho tới các tỉnh miền núi phía Bắc như An Giang, Cao Bằng, Mộc Châu, Đồng Văn, Tây Nguyên…. Tuy nhiên cây mọc nhiều ở những địa hình có núi cao bằng hoặc dưới 800m và có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 3000mm. 

Sa nhân vị thuốc chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe 

Thu hái và bộ phận sử dụng

Thời điểm thu hái sa nhân hàng năm thường vào tháng 7 hoặc tháng 8, hạt dược liệu sau khi được thu hoạch sẽ được phơi hoặc sấy khô nhằm phục vụ mục đích chữa bệnh khác nhau. Để chất lượng hạt sa nhân được giữ nguyên bạn nên điều chỉnh nhiệt độ sấy ở mức 40 - 50 độ C là tốt nhất. 

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu sa nhân chứa nhiều hoạt chất hóa học quý góp phần tạo nên công dụng chữa bệnh có thể kể tới như camphor, α-pinen, bornyl acetat, myrcen, β-pinen, borneol….

Sa nhân có tác dụng gì?  

Giảm đau nhức răng 

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai kèm với đó là biểu hiện đau nhức răng gây không ít khó chịu. Bên cạnh đó sâu răng còn có thể gây sốt cao, sốt dai dẳng và ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ người bệnh có thể sử dụng sa nhân. Với thành phần chứa nhiều vitamin sẽ giúp ngăn ngừa bệnh về răng, giúp răng chắc khỏe đồng thời hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, viêm lợi….. 

Tác dụng cho người mắc bệnh về đường tiêu hóa 

Sa nhân là dược liệu hàng đầu giúp phòng tránh và điều trị bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc chứng ăn uống khó hấp thụ bởi hoạt chất có trong dược liệu này có thể giúp tăng năng lượng trong cơ thể, ức chế vi khuẩn gây hại đến sức khỏe….. 

Tốt cho thai phụ hay buồn nôn 

Nôn hoặc buồn nôn trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cả mẹ và bé đặc biệt nó còn tác động không nhỏ đến quá trình tiêu hóa. Sa nhân được liệu tự nhiên có tính mát, vị ngọt kết hợp với đó là các hoạt chất, vitamin cần thiết giúp kích thích hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra nó còn giúp giảm bớt tình trạng nôn khan, ợ chua, đầy hơi hiệu quả. 

Là dược liệu tốt cho phụ nữ đang nghén trong giai đoạn thai kỳ 

Giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày 

Sa nhân dược liệu hàng đầu giúp cải thiện bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh do hút thuốc, uống rượu bia nhiều, bị nhiễm khuẩn hoặc chế độ ăn uống không khoa học…..kèm với đó là triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, sút cân, chán ăn. Với khả năng cân bằng nồng độ axit khi chúng vượt xa mức chịu đựng của dạ dày từ đó góp phần cải thiện và ngăn ngừa viêm loét dạ dày đồng thời cũng giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. 

Công dụng giúp giảm đau và điều trị bệnh phong thấp 

Bệnh về xương khớp là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi điển hình nhất phải kể tới phong thấp. Bệnh gây sưng nóng, đau nhức và để lại khó chịu cho người bệnh. Hiện nay bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng một vài yếu tố nguy cơ cao gây bệnh thường gặp như môi trường sống, yếu tố di truyền hoặc rối loạn chức năng hệ miễn dịch.

Theo nghiên cứu từ đông y, vị thuốc sa nhân là dược liệu rất tốt cho người bị phong bệnh. Bởi thành phần có chứa các khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo dịch khớp qua đó mà ổ khớp được bôi trơn, hoạt động dễ dàng hơn cũng như giảm đáng kể những cơn đau nhức khớp. 

>>> Có thể bạn quan tâm: TOP 5 tác dụng phụ của miếng dán giảm đau ít ai biết!

Các bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân 

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày 

Chuẩn bị: 

  • Sa nhân 8g 
  • 1 dạ dày lợn 

Cách thực hiện: 

  • Dạ dày lợn rửa sạch và bóp với muối sau đó thái nhỏ. 
  • Nấu canh các nguyên liệu vừa chuẩn bị. 
  • Áp dụng bài thuốc 10 ngày 1 lần sau thời gian ngắn sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể. 

Bài thuốc chữa tiêu chảy 

Chuẩn bị:

  • Sa nhân, can khương, trần bì, vỏ rụt, vỏ quế mỗi loại 10g 
  • Phá cố, đoạn, sâm bố chính, củ mài sa mỗi vị 15g 

Cách làm đơn giản bạn chỉ cần rửa sạch vị thuốc sau đó tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 25g bột thuốc hòa với nước sẽ thấy tình trạng đi ngoài dần hiệu quả. 

Bài thuốc chữa viêm đại tràng mạn tính 

Chuẩn bị: 

  • Sa nhân, mộc hương mỗi loại 1g bột đã tán nhỏ 
  • 3g bột sắn + ít đường trắng (số lượng gam đường tùy vào nhu cầu sử dụng) 

Khuấy đều dược liệu vừa chuẩn bị với bột sắn dây trên lửa vừa. Cuối cùng khi bột chín thêm đường và ăn hết trong ngày. 

Bài thuốc chữa tình trạng nôn, buồn nôn khi mang thai 

Ốm nghén là biểu hiện thường gặp ở các bà bầu, để hạn chế tình trạng này bạn có thể áp dụng theo các cách dưới đây: 

Cách 1: 

Chuẩn bị: 

  • 5g sa nhân 
  • 35g gạo tẻ 

Sa nhân sao vàng rồi tán thành bột mịn. Gạo tẻ nấu thành cháo rồi trộn đều với bột dược liệu, tiếp tục đun thêm 10 - 20 phút là có thể tắt bếp. Nên ăn cháo khi còn ấm và ăn vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ để phát huy công dụng tốt nhất. 

>>> Đọc thêm: Cây dành dành

Cách 2: 

Chuẩn bị: 

  • 5g sa nhân
  • 1 con cá diếc cỡ vừa + thêm hành, gừng tươi, mắm muối.

Làm sạch bụng cá, cho sa nhân nhồi vào bụng cá rồi ninh tới khi chín nhừ. Thêm gia vị để món ăn thêm dậy vị và dễ ăn hơn. Ăn khi món ăn còn ấm và thực hiện trong vài ngày sẽ thấy tinh thần dần cải thiện đồng thời ăn uống cũng ngon miệng hơn. 

Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng khó tiêu, khó đại tiện, ăn uống không tiêu

Chuẩn bị: 

  • 7g sa nhân 
  • Táo mèo, thần khúc mỗi loại 14g 
  • 15g hạt sen 
  • 400g gạo tẻ + 160g cháy cơm 

Sao vàng tất cả nguyên liệu trên rồi tán thành bột mịn, bảo quản trong hộp kín dùng dần. Mỗi ngày có thể uống 2 - 4 lần mỗi lần dùng tối thiểu 14g. Để dễ uống và tăng hương vị bạn có thể bỏ thêm đường tùy theo sở thích. 

Bài thuốc hỗ trợ chữa phong tê thấp 

Chuẩn bị: 

  • 12g thân rễ của sa nhân 
  • 200ml rượu nếp loại 40 độ cồn

Cách thực hiện: 

  • Ngâm dược liệu trên với rượu vừa chuẩn bị, để nơi thoáng mát sau 30 ngày là có thể sử dụng. 
  • Mỗi ngày lấy một ít rượu để xoa bóp lên vị trị bị đau sau vài ngày sẽ thấy kết quả. Bên cạnh đó 

Lưu ý khi sử dụng 

Để quá trình chữa bệnh với loại thảo dược này đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần chú ý một vài vấn đề sau: 

  • Chống chỉ định dùng sa nhân với người bị âm hư nội nhiệt 
  • Không dùng dược liệu này khi bị mẩn cảm hoặc dị ứng với thành phần có trong nó. 

Nhìn chung sa nhân là dược liệu quý mang đến nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Tuy là nguyên liệu từ tự nhiên nhưng nó vẫn có thể gây độc tố nếu dùng sai cách hoặc quá lạm dụng thuốc. Chính vì thế để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến từ lương y trước khi có ý định dùng để chữa bệnh. 

Trên đây là một số thông tin về cây sa nhân mà Dược Thái Minh muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng những thông tin này là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc, chúc các bạn sức khỏe

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/03/30

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.