Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Sốt phát ban có lây không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Thùy

Chuyên khoa: Công Nghiệp Dược

Sốt phát ban, một hội chứng lâm sàng với nhiều triệu chứng phức tạp như sốt cao, phát ban và đau nhức cơ thể. Đặc biệt thường xảy ra ở các nhóm đối tượng như trẻ sơ sinh, người già và người suy giảm miễn dịch. Vậy sốt phát ban có lây không và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Tìm hiểu sốt phát ban có lây khôngTìm hiểu sốt phát ban có lây không

Sốt phát ban là bệnh gì? 

Sốt phát ban thực chất không phải là một căn bệnh, mà là tên gọi của một nhóm các bệnh truyền nhiễm cấp tính, xuất hiện đột ngột với các triệu chứng đau đầu, ớn lạnh, sốt và đau nhức toàn thân. Bệnh do vi khuẩn rickettsia truyền sang người qua các loài ký sinh ngoài da như bọ chét, chấy, ve hoặc mạt. 

Các dạng sốt phát ban:

  • Sốt phát ban dịch tễ (Rickettsia prowazekii), lây truyền qua các vết cắn của chấy rận trên cơ thể người. Bệnh đã gây ra hàng triệu ca tử vong trong lịch sử.
  • Sốt phát ban do chuột (Rickettsia typhi), hay còn gọi là sốt phát ban địa phương, lây truyền qua bọ chét do chuột nhắt mang theo. Thông thường, sự lây lan của bệnh xảy ra khi phân bọ chét bị nhiễm bệnh cọ át vào vết cắt hoặc vết xước trên da. Bệnh phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • Sốt phát ban bụi tậm (Orientia tsutsugamushi), lây truyền qua vết cắn của ấu trùng ve sống trên động vật gặm nhấm. Bệnh xảy ra rộng rãi ở các vùng nông thôn Châu Á và là mối nguy hiểm ở một số vùng nhiệt đới phía bắc nước úc.

Triệu chứng của sốt phát ban là gì?

Ở hầu hết các dạng sốt phát ban trên, các triệu chứng thường xuất hiện từ 5 – 14 ngày sau khi nhiễm trùng. Các triệu chứng và dấu của mỗi dạng sốt phát ban có thể khác nhau, nhưng chung quy đều có biểu hiện sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể và phát ban. 

Sốt phát ban bụi rậm có triệu chứng điển hình là ớn lạnh, nhức đầu, phát ban và một vết ghẻ đen gọi là eschar do bị bọ chét cắn. Các dấu hiệu khác có thể kể đến như nổi hạch bạch huyết to, đau nhức cơ bắp, lú lẫn và hôn mê.

Triệu chứng của sốt phát ban địa phương bao gồm sốt cao, nhức đầu, khó chịu và buồn nôn. Phát ban xuất hiện ở ngực và bụng khoảng 4 – 7 ngày sau khi biểu hiện ban đầu phát triển và đôi khi lan sang vùng khác. Một số người còn có thể gặp đau khớp, đau bụng, đau lưng và ho. Tình trạng này có xu hướng kéo dài khoảng 2 tuần.

Nổi ban đỏ là triệu chứng chính của bệnhNổi ban đỏ là triệu chứng chính của bệnh

Sốt phát ban dịch tế có triệu chứng ban đầu tương tự sốt phát ban địa phương, nhưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Phát ban có thể nổi lên toàn cơ thể, trừ bàn tay và lòng bàn chân. Kèm theo biểu hiện khác như mê sảng, hôn mê, xuất huyết dưới da, huyết áp thấp.

Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc, Sốt phát ban có ngứa không? Thực tế, đa số các tình trạng sốt phát ban đều không gây ngứa ngáy, chỉ xuất hiện những vết ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ ghề lên bề mặt da. Sau khi khỏi sẽ không để lại sẹo. Tuy nhiên một số người có làn da nhạy cảm thì có thể gây ngứa. Vậy sốt phát ban ngứa bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào cơ thể người bệnh không xuất hiện ban đỏ nào nữa.

Sốt phát ban có lây không?

Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người, dù ở dưới dạng nào. Tuy nhiên, những người sống ở khu vực có dịch sốt phát ban đang hoạt động thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bởi có sự hiện diện của bọ chét, chấy hoặc ghẻ lây lan vi khuẩn. 

Bệnh nhân trong thời kỳ sốt và khoảng 2 – 3 ngày sau hết sốt là nguồn lây vi khuẩn cho chấy rận. Chấy rận bị nhiễm sẽ đào thảo Rickettsia qua phân sau 2 –6 ngày hút máu bệnh nhân. Nên nếu như chấy rậy bị dập nát trên da thì khả năng lây truyền sẽ sớm hơn. 

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh sốt phát ban bao gồm:

  • Sống hoặc tới các khu vực đang có dịch bệnh. Đây là những khu vực có nhiều loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh như khu quá đông đúc và vệ sinh kém.
  • Môi trường sống chật hẹp, không đảm bảo an toàn thực phẩm, thường xuyên tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.

Sốt phát ban không lây trực tiếp từ người sang ngườiSốt phát ban không lây trực tiếp từ người sang người

Điều trị sốt phát ban

Nhiễm trùng sốt phát ban thường được điều trị bằng kháng sinh thuộc nhóm tetracycline như doxycycline. Thuốc có hiệu quả ngay sau có dấu hiệu khởi phát. Nếu đang mang thai hoặc gặp phải tình trạng sức khỏe khác, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. 

Hầu như, những người được điều trị sớm đều hồi phục mà không có biến chứng. Nhưng một số người điều trị chậm trễ có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, ảnh hưởng chức năng thận, não và các vấn đề về hệ thần kinh trung ương, viêm gan, chảy máu đường tiêu hóa, huyết áp thấp. 

Phòng ngừa sốt phát ban

Cách tốt để phòng ngừa sốt phát ban là giảm thiểu tiếp xúc với các động vật trung gian truyền bệnh như chấy rận, bọ chét, ve và mạt, cùng các loại gặm nhấm có thể mang bỏ chét bị nhiễm bệnh. Cụ thể: 

  • Sử dụng thuốc xịt côn trùng được chứng nhận có tác dụng xua đuổi bọ chét và bọ ghẻ khi ra ngoài.
  • Khi ra ngoài, hãy che chắn càng nhiều càng tốt bằng quần dài, tất và áo sơ mi dài tay.
  • Mặc quần áo chống côn trùng (xử lý bằng permethrin) nếu đang ở những khu vực có khả năng có bọ chét và chấy. Không bôi permethrin trực tiếp lên da.
  • Trao đổi với bác sĩ thú y về cách phòng ngừa bọ chét cho vật nuôi của bạn.
  • Tránh xa các loài gặm nhấm như thú có túi và chuột khỏi khu vực sinh hoạt, làm việc và vui chơi. Dọn sạch các cành cây và để rác trong thùng có nắp đậy.
  • Đảm bảo nhà được bịt kín ở những nơi mà loài gặm nhấm có thể vào. Bảo quản thực phẩm trong hộp kín.
  • Tắm rửa toàn thân bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên.
  • Thay và giặt quần áo ít nhất một lần một tuần.
  • Không dùng chung đồ giường, quần áo, khăn tắm hoặc đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Nếu bạn có chấy trên quần áo, hãy giặt quần áo bằng nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao. 

Tắm rửa toàn thân bằng xà phòng thường xuyênTắm rửa toàn thân bằng xà phòng thường xuyên

Một số câu hỏi thường gặp

  • Sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

Bố mẹ nên tránh mặc quần áo bó sát, gây khó chịu cho trẻ. Đồng thời nên cắt ngắn móng tay để tránh bé gãi làm trầy xước da, gây nhiễm trùng. Nếu trẻ sốt cao, khó hạ, cần đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

  • Sốt phát ban có được ra gió không?

Câu trả lời là Có. Khi bị sốt phát ban cơ thể đang yếu dần, các vết phát ban trên da cần được thoáng khí để nhanh chóng lặn xuống.

  • Sốt phát ban có được nằm quạt không?

Sốt phát ban có thể nằm ở nơi thoáng mát nhưng không nên nằm ở phòng có máy lạnh với nhiệt độ thấp hoặc không cho quạt xoáy vào người. Bởi khi cơ thể đang cố gắng chống lại bệnh tật, việc tiếp xúc với luồng gió lạnh từ quạt có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Trẻ sốt phát ban tắm lá gì?

Nên nấu nước lá tía tô tắm cho bé. Bởi loại lá này có chứa tinh dầu perilla aldehyde và limonene giúp chống viêm, thanh nhiệt cũng như hạ sốt.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Sốt phát ban có lây không?” là Không. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người, mà lây lan khi một con bọ chét, chấy rận hoặc ghẻ mang vi khuẩn sốt phát ban cắn bạn và phân của chúng dính vào vết cắn. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. Bằng cách thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và duy trì lối sống lành mạnh mà Dược Thái Minh đã gợi ý, chúng ta có thể bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh.

|| Một số bài viết liên quan dành cho bạn:

Mẹo dân gian chữa sốt phát ban hiệu quả cho mọi độ tuổi

Miếng dán hạ sốt người lớn có thực sự tốt? 5+ lưu ý khi dùng

Top 7 miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

5 miếng dán hạ sốt của Nhật cho người lớn, trẻ em chính hãng

Cập nhật lúc: 2024/09/23

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.