Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)
Giỏ hàng
Cây tầm bóp là một loại thảo dược quen thuộc mọc hoang dã ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng biết được hết các công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một vài thông tin về cây tầm bóp, bao gồm đặc điểm sinh học, cách dùng và tác dụng của cây tầm bóp.
Tác dụng của cây tầm bóp là gì?
Cây tầm bóp được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây thù lù, cây lồng đèn, cây bôm bốp, câu bùm bụp… và có tên khoa học là Physalis Angulata, thuộc họ Cà.
Cây tầm bóp có mấy loại? Trên thực tế, cây tầm bóp chỉ có 1 loại duy nhất là tầm bóp leo (dây). Tuy nhiên có 1 loại thực vật khác tên là lu lu đực - có chứa độc tố solanin, với hình dáng giống tầm bóp khiến nhiều người nhầm lẫn.
Hình ảnh cây tầm bóp
Quả tầm bóp sau khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc cam
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã ghi nhận rằng, trong thân và quả của cây tầm bóp có chứa nhiều thành phần hoá học, cụ thể là:
Trong thân cây:
Trong quả:
Cây tầm bóp có tác dụng gì? Nhờ đặc tính mát, an toàn mà cây tầm bóp có tác dụng cải thiện một số bệnh như:
Cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C và sắt có thể dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm. Điều này dễ khiến cơ thể mắc các bệnh như cảm lạnh, ho và các bệnh nhiễm trùng khác. Cây tầm bóp là một nguồn cung cấp vitamin C và sắt dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
>> Xem thêm: Top 7 miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Uống cây tầm bóp có tác dụng gì? Vitamin C trong cây tầm bóp không chỉ giúp điều trị cảm sốt mà còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng đau nhức, tổn thương ở các mô cơ trên cơ thể.
Nhờ hàm lượng vitamin A có trong cây tầm bóp giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đôi mắt, bao gồm duy trì thị lực tốt, giúp giảm tình trạng khô mắt, mỏi mắt và cải thiện khả năng nhìn vào ban đêm.
Bên cạnh đó, cây tầm bóp còn chứa các dưỡng chất thiết yếu khác như lutein và zeaxanthin, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ võng mạc và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như: đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Cây tầm bóp có ăn được không? Nhờ tính mát vốn có, cây tầm bóp chính là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến thành nhiều món ăn ngon, mang đến hương vị độc đáo và giúp thanh nhiệt cho cơ thể một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Cây rẻ quạt - Vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, trị ho
Ngoài những công dụng đã được đề cập ở trên, một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng cây tầm bóp sở hữu nhiều tác dụng quý giá cho sức khỏe tim mạch, bao gồm: kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu… Đặc biệt, hàm lượng vitamin C dồi dào trong cây tầm bóp còn giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hư hại mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng kiểm soát cholesterol, giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
Các hoạt chất có trong cây tầm bóp sở hữu khả năng ức chế và tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành khối u trong cơ thể. Do đó, cây tầm bóp thường được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư ruột kết…
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: 20g tầm bóp khô
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: Tầm bóp tươi
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: Lá và đọt non cây tầm bóp tươi
Cách thực hiện:
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng cây tầm bóp chữa, bạn cần lưu ý một số thông tin quan trọng như sau:
Hy vọng, các thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các tác dụng của cây tầm bóp. Đây chính là một món quà quý giá từ thiên nhiên, vì vậy hãy sử dụng cây tầm bóp một cách thông minh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé.
Xem thêm: