Dược Thái Minh

Tư vấn ngay: 1800 1032 (Miễn cước)

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tác dụng phụ của cây xương khỉ và những lưu ý cần biết

Thẩm định bởi:

Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng

Chuyên khoa: Đa khoa, dược liệu, dược cổ truyền

Cây xương khỉ là dược liệu quý trong Y học cổ truyền, với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, tác dụng phụ của cây xương khỉ lại ít được đề cập. Do đó, để có được cái nhìn toàn diện về xương khỉ, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Tìm hiệu về tác dụng, tác hại của cây xương khỉTìm hiệu về tác dụng, tác hại của cây xương khỉ

Cây xương khỉ là cây gì?

Để hiểu được các tác dụng phụ của cây xương khỉ, trước hết chúng ta cần biết rõ cây xương khỉ là cây gì.

Cây xương khỉ còn gọi là cây mảnh cộng, bìm bịp, lá cầm, cây mộng cộng, hay ưu độn thảo, có tên khoa học là Clinacanthus Nutans, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Theo Y Học Cổ Truyền, nó được biết đến với tên “tiểu cốt”, tức là cây liền xương cốt. 

Trong tự nhiên, các nhà khoa học chỉ tìm thấy duy nhất 1 loại xương khỉ, tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn nó với một cây khác có tên là cây hoàn ngọc. Cả hai loài đều mọc thành các bụi nhỏ, tuy nhiên cây hoàn ngọc có kích thước lá to và hoa thường có sắc trắng pha tím nhiều hơn.

Đặc điểm thực vật

Cây xương khỉ là cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc theo bụi nhỏ. Cây có thân nhẵn, mảnh, mọc thẳng đứng hoặc bò lan, cao từ 1-1,5m. Lá xương khỉ hình bầu dục, mọc đối, có màu xanh lục đậm, mép lá nguyên.

Hoa mọc thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cây, màu đỏ hoặc hồng. Quả xương khỉ có hình chùy dài khoảng 1,5 cm nhưng phần cuống ngắn, bên trong chứa 4 hạt nhỏ.

Hình ảnh cây xương khỉ trong tự nhiênHình ảnh cây xương khỉ trong tự nhiên

Phân bố, cách trồng

Cây xương khỉ phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Cây phát triển và sinh trưởng mạnh nhất vào mùa mưa, thích nghi tốt ở nơi đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Mặt khác, cây xương khỉ ưa sáng, cần trồng ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp, tưới nước đều đặn và thường xuyên kiểm tra để loại bỏ cỏ dại. Nếu có thể, hãy bón phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho cây.

Thành phần hóa học

Cây xương khỉ chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

  • Flavonoid: Có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Alkaloid: Giúp hạ huyết áp, giãn cơ trơn, giảm đau.
  • Triterpenoid: Có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, virus.
  • Coumarin: Giúp cầm máu, lợi tiểu.
  • Vitamin và khoáng chất: Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bộ phận dùng làm thuốc

Tất cả các bộ phận của xương khỉ đều có thể bào chế để làm thuốc.

Sau khi thu hái về và rửa sạch, dược liệu có thể dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi hay sấy khô rồi bảo quản. Ngoài ra, lá và ngọn cây xương khỉ có thể dùng để nấu canh hoặc gói bánh.

Tác dụng cây xương khỉ

Để hiểu hơn về cây xương khỉ có tác dụng gì, ta cần dựa theo Đông Y và Y học cổ truyền.

Cụ thể, theo Y học hiện đại, thành phần trong cây xương khỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu, hỗ trợ cầm máu, giảm vết thương sẹo và các bệnh về da.

  • Hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu: Các hợp chất flavonoid và glycoside trong cây xương khỉ giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ cải thiện ung thư trong giai đoạn mới phát triển hoặc giai đoạn đầu.
  • Hỗ trợ cầm máu: Chiết xuất từ xương khỉ có tác dụng cầm máu, giúp giảm thiểu tình trạng chảy máu ở vết thương.
  • Giảm vết thương, sẹo và các bệnh về da: Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao mà cây xương khỉ có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm sẹo và điều trị các bệnh về da như viêm da, eczema.

Giải mã tác dụng của cây xương khỉ chữa bệnh gìGiải mã tác dụng của cây xương khỉ chữa bệnh gì

Theo Đông Y, đắp lá hoặc uống cây xương khỉ có tác dụng mát gan, lợi mật, chữa phong tê thấp, viêm họng, vàng da,... Cụ thể:

  • Tăng cường sức đề kháng: Cây xương khỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chữa viêm họng, viêm dạ dày, vàng mắt, vàng da: Dược liệu này có tính kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng viêm họng, viêm dạ dày và cải thiện tình trạng vàng da, vàng mắt.
  • Giảm cholesterol: Các hợp chất trong cây xương khỉ giúp điều chỉnh lượng đường và giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.
  • Mát gan, lợi mật, lưu thông huyết áp: Tác dụng cây xương khỉ là bảo vệ gan, giúp mát gan, lợi mật, lưu thông máu và cải thiện huyết áp.
  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp, phong tê thấp, còi xương: Đúng như tên gọi tiểu cốt hay cây liền xương cốt, cây xương khỉ được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp, gãy xương, phong tê thấp, còi xương và giúp liền xương nhanh chóng sau chấn thương.

Tác dụng phụ của cây xương khỉ

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cây xương khỉ vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng phụ của cây xương khỉ phổ biến:

  • Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu) do các hợp chất trong xương khỉ có thể kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nếu sử dụng quá liều hoặc cơ địa nhạy cảm.
  • Dị ứng như ngứa, phát ban, mẩn đỏ, khó thở.
  • Tương tác một số loại thuốc như thuốc điều trị tiểu đường, thuốc chống đông máu và các thuốc điều trị bệnh gan.
  • Hạ đường huyết quá mức với các biểu hiện như run rẩy, mệt mỏi, hoa mắt, đổ mồ hôi hoặc ngất xỉu. 
  • Hạ huyết áp quá mức là tác dụng phụ của cây xương khỉ, đặc biệt là ở những người đã có huyết áp thấp.

Các tác dụng phụ của cây xương khỉ phổ biếnCác tác dụng phụ của cây xương khỉ phổ biến

Lưu ý khi dùng cây xương khỉ chữa bệnh

Khi dùng cây xương khỉ chữa bệnh, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng cây xương khỉ.
  • Không sử dụng xương khỉ trong thời gian dài mà không có sự giám sát của chuyên gia y tế, vì điều này có thể gây ra các tác dụng phụ tích lũy.
  • Người có bệnh lý về gan, thận hoặc tim mạch cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không nên sử dụng cây xương khỉ với các loại thuốc khác mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo nguồn gốc dược liệu rõ ràng, tránh sử dụng phải cây xương khỉ bị nhiễm hóa chất hoặc chất bảo quản độc hại.
  • Quan sát các phản ứng phụ có thể xảy ra và ngừng sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường, sau đó tìm kiếm sự tư vấn y tế kịp thời.

Cách sử dụng cây xương khỉ an toàn

Cây xương khỉ thường được sử dụng dưới dạng sắc uống, hãm trà hoặc ngâm rượu để tận dụng tối đa công dụng và tránh tác dụng phụ của cây xương khỉ.

Sắc uống

Nhiều người thắc mắc “uống cây xương khỉ có tác dụng gì?”. Trên thực tế, uống cây xương khỉ có tác dụng điều trị viêm họng, viêm dạ dày, vàng da, vàng mắt, góp phần giảm lượng đường và giảm cholesterol trong máu

Cách sắc uống cây xương khỉ:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá và thân cây xương khỉ khô.
  • Bước 2: Đun sôi nước, cho nguyên liệu vào nước sôi và đun nhỏ lửa trong khoảng 15-20 phút rồi tắt bếp và để nguội.
  • Bước 3: Lọc bỏ các phần thực vật và uống nước sắc thu được, uống 2-3 lần/ngày.

Hãm trà

Trà xương khỉ có tác dụng mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, lợi mật và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Cách pha trà xương khỉ:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá và thân cây xương khỉ khô.
  • Bước 2: Cho nguyên liệu vào ấm trà, đổ nước sôi vào và để ngâm khoảng 10-15 phút.
  • Bước 3: Lọc bỏ các thực vật và uống 1-2 tách trà/ngày.

Uống trà xương khỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏeUống trà xương khỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ngâm rượu

Cây xương khỉ ngâm rượu giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, gãy xương, phong tê thấp, còi xương, liền xương do chấn thương.

Cách ngâm rượu xương khỉ:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá và thân cây xương khỉ khô hoặc tươi, rượu 45 độ.
  • Bước 2: Cho xương khỉ vào rượu, đậy kín và để ngâm trong khoảng 3 tuần.
  • Bước 3: Sau khi ngâm, lọc rượu và sử dụng 10-20ml/ngày.

Liều lượng sử dụng cây xương khỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và tình trạng bệnh lý. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có liều lượng phù hợp.

>> 10 + Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bạn cần nắm rõ!

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây xương khỉ

Bài thuốc hỗ trợ cải thiện ung thư giai đoạn đầu: Dùng 10 lá xương khỉ ngâm cùng nước muối loãng, rửa sạch, để ráo rồi nhai kỹ, ngậm trong miệng và nuốt dần. Dùng đều đặn 5 lần/ngày, duy trì trong 3 tháng nhằm cải thiện ung thư ở gan, phổi, đại tràng, vòm họng và xương.

Bài thuốc chữa xơ gan từ xương khỉ: Sắc 30g cây xương khỉ, 20g râu ngô, 15g sâm đại hành, 12g lá vọng cách, 12g cây quao, 10g trần bì với 1,5 lít nước, đun nhỏ trong 30 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm xoang: Sắc 100g xương khỉ khô với 2 lít nước đến khi còn ¼ lượng nước ban đầu, uống luôn trong ngày.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp: Sắc 30g lá xương khỉ, 20g cây dâu tằm, 20g cây gối hạc, 20g cây trâu cổ với 1,5 lít nước đến khi còn khoảng 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Cây xương khỉ là thảo dược quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng một cách an toàn và hiệu quả để tránh gặp phải các tác dụng phụ của cây xương khỉ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những chia sẻ của Dược phẩm Thái Minh về tác dụng phụ của cây xương khỉ, hy vọng bài viết này của chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn. Cảm ơn bạn đã đón đọc.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 2024/06/26

Thông tin trên website duocthaiminh.vn chỉ mang tính chất tra cứu, tham khảo. Quý khách vui lòng không tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Dược phẩm Thái Minh sẽ không chịu trách nhiệm cho những trường hợp tự ý sử dụng thông tin này.